Những khó khăn tồn tại trong tài trợ vốn cho các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam agribank chi nhánh đông triều – quảng ninh (Trang 55 - 62)

5. Kết cấu khóa luận

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông

2.3.2. Những khó khăn tồn tại trong tài trợ vốn cho các hộ sản xuất

Qua nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh Đông Triều đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của các hộ sản xuất hiện nay quy định mới – thông tư 39 được ban hành đang làm cho quá trình tiếp cận vốn ngân hàng của các hộ gặp nhiều rào cản.

Cơ chế chính sách cùng hệ thống luật pháp Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước vẫn đang trong q trình hồn thiện và đồng bộ, vẫn chưa theo kịp với sự biến đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường trong q trình hội nhập.

Về quy định mới: Thông tư 39/2016/TT-NHNN – Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoại đối với khách hàng, được điều chỉnh theo Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân.

Khoản 3, điều 2, Thông tư 39 quy định: “ Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín

dụng là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:

a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngồi.”

Đồng thời, Thơng tư 43/2016/TT-NHNN cũng quy định cho phép cá nhân vay vốn tiêu dùng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân và gia đình của cá nhân vay vốn.

Tức là, các đối tượng khơng phải pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân khơng đủ tư cách chủ thể vay vốn tại TCTD. Trường hợp vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, khách hàng vay là cá nhân có thể vay để đáp ứng nhu cầu vốn của chính cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.

Như vây, kể từ nay, hộ sản xuất khơng cịn đủ tư cách tham gia vay vốn tại các NHTM nữa. Nếu hộ sản xuất muốn vay, cá nhân là chủ hộ sẽ phải đứng tên và chịu trách nhiệm trả nợ với tư cách cá nhân. Hoặc hộ sản xuất sẽ phải chuyển đổi sang thành doanh nghiệp. Quy định mới này gây nhiều khó khăn cho cả ngân hàng và hộ sản xuất.

2.3.2.1.1. Phía hộ sản xuất

Thơng tư 39 có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vay vốn ngân hàng của các hộ sản xuất. Hộ sản xuất phải đứng giữa hai lựa chọn: một là thành lập doanh nghiệp, hai là đi vay với tư cách cá nhân.

Chủ yếu các hộ có mơ hình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, chủ hộ và các thành viên khơng đủ trình độ, kiến thức cũng như năng lực trong việc quản lý một doanh nghiệp. Hơn nữa tâm lý của các hộ là khơng thích nâng cấp lên thành doanh nghiệp khơng chỉ vướng bận thêm khâu sổ sách kế toán bài bản, các văn bản quy định pháp lý, thủ tục hành chính phức tạp như lập báo cáo tài chính thường niên, nộp các loại thuế, bảo hiểm lao động, tổ chức cơng đồn,… khi hoạt động doanh nghiệp mà cịn vì tập tục thói quen kinh doanh truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cùng lợi ích của việc tự khai thuế, khơng đóng thuế nếu chưa có lãi và tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó cũng có những hộ có quy mơ tương đối lớn như một doanh nghiệp nhưng còn né tránh vẫn đề liên quan đến các chính sách thuế và thủ tục hành chính nên vẫn chưa thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay thông tư 39 ban hành, các hộ không đủ tư cách vay vốn, thì việc chuyển sang mơ hình doanh nghiệp đáng được cân nhắc khi hạn mức vốn vay của đối tượng khách hàng là doanh nghiệp luôn lớn hơn so với đối tượng khách hàng là cá nhân.

Nếu hộ đi vay với tư cách cá nhân thì cũng nảy sinh hai vấn đề lớn. Vấn đề đầu tiên là chi phí đi vay sẽ cao hơn và hạn mức vốn vay nhỏ đi so với khi vay vốn với tư cách hộ sản xuất được nhiều ưu đãi từ ngân hàng và chính phủ. Nếu cá nhân khơng chứng minh được mục đích vay vốn để kinh doanh hay dự án kinh doanh khả thi thì cá nhân sẽ phải đi vay vốn với mục đích tiêu dùng. Khi đó, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng không vượt quá 100 triệu đồng ( theo thông tư 43/2016/TT-NHNN ). Vấn đề thứ hai là nếu nhóm hoặc hộ gia đình để một cá nhân đại diện vay vốn, khi có vướng mắc phát sinh, cá nhân đó phải đứng ra chịu trách nhiệm tồn bộ bằng tài sản cá nhân mình. Vì vậy rủi ro là rất lớn, khơng ai trong hộ muốn đứng lên đại diện vay vốn sản xuất kinh doanh cho cả hộ.

Thơng tư 39 cũng gây khơng ít khó khăn cho tồn bộ hệ thống ngân hàng Agribank nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Đơng Triều nói riêng. Nhiều rắc rối nảy sinh trong quá trình thực hiện. Như trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng theo hạn mức trước ngày 15-3 nhưng giải ngân sau thời điểm ấy thì hình thức vay nợ này được ký với tư cách cá nhân hay hộ sản xuất? Hay theo BLDS 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân và cá nhân nhưng vẫn có giấy đỏ của hộ gia đình (tức đất đó khơng phải tài sản riêng của một người mà được chia làm nhiều phần), trong trường hợp đó các ngân hàng phải ký kết hợp đồng tín dụng với tư cách gì?

Bộ luật Dân sự ban hành năm 2015 và có một năm để triển khai thực hiện quy định này. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật liên quan đến Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn luật này thì khơng có bất cứ sự điều chỉnh nào. Điều này cho thấy được sự không đồng bộ trong hệ thống pháp luật đã gây ra nhiều vướng mắc lớn trong q trình thực thi. Thêm vào đó, những điều liên quan đến quyền lợi của người đi vay với tư cách cá nhân sẽ khơng cịn được hưởng ưu đãi như khi đi vay với tư cách hộ nữa mà trước đó để khuyến khích hộ sản xuất kinh doanh, lãi suất cho vay dành cho đối tượng này thường thấp hơn 0,5% - 1%/năm so với cá nhân vay kinh doanh. Dẫn đến lượng khách hàng hộ thân thiết bây giờ giảm đi đáng kể, ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay cũng như hoạt động chung của ngân hàng.

2.3.2.2. Khó khăn khác trong hoạt động cho vay hộ sản xuất

Ngồi ra, cịn một số khó khăn khác khi cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh Đông Triều.

Thứ nhất, hầu hết các hộ sản xuất ở Đông Triều là những hộ sản xuất nhỏ lẻ, khó khăn, nguồn vốn vay được đảm bảo bằng tài sản, mà tài sản có giá trị nhất đề đảm bảo là ngôi nhà, nguy cơ làm ăn thua lỗ nếu khơng có kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính và sản xuất sẽ dẫn tới phá sản, mất đất…dẫn tới việc ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi vốn.

Thứ hai, rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Đông Triều được đánh giá tốt so với các ngân hàng khác trong địa bàn, với tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn

ở mức thấp nhưng vẫn chưa ổn định. Ln có những trường hợp các khoản vay khơng hiệu quả, sự cố xảy ra ngồi ý muốn dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.

Thứ ba, thực tế giai đoạn 2014 – 2016 cho thấy, quy mô cho vay hộ sản xuất còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 30% so với tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, cho vay còn phân tán, chưa tập trung đúng mức vào vùng quy hoạch, các lĩnh vực mũi nhọn, trọng điểm. Cơng tác marketing, tìm kiếm khách hàng cịn kém, nhiều sản phẩm có chất lượng chưa được khách hàng biết đến nhiều, dẫn tới mạng lưới khách hàng bị hạn chế.

2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn trên

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, môi trường kinh tế trong những năm gần đây biến động mạnh, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng ngày càng gay gắt, khiến cho hoạt động mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT chi nhánh Đông Triều vướng phải khơng ít khó khăn.

Thứ hai, mơi trường pháp lý có sự thay đổi lớn, hàng loạt quy chế mới ra đời: Luật dân sự 2015, Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Thơng tư 43/2016/TT-NHNN đã có những điều chỉnh quan trọng đến các TCTD. Cùng với đó là sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp lý khiến ngân hàng khó khăn trong việc hoạch định những chính sách kịp thời.

Thứ ba, những biến động do thiên nhiên, thời tiết như hạn hán kéo dài, mưa bão lớn, sâu bệnh,… làm mất mùa, nhiều ngành nghề bị tác động, gây ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của các hộ sản xuất, tác động tiêu cực đến việc thu hồi vốn của ngân hàng.

Thứ tư, trình độ năng lực quản lý tổ chức sản xuất của các hộ sản xuất vẫn cịn hạn chế, thiếu cái nhìn tổng thể, thực hiện sản xuất kinh doanh manh mún theo trào lưu, theo kinh nghiệm, khơng chủ động học hỏi tìm hiểu cách sản xuất kinh doanh mới theo khoa học. Nên trong cơ chế mới, bên cạnh những hộ sản xuất rất hiệu quả cũng khơng ít các hộ bị thua lỗ, thất bại trong kinh doanh do thiếu sự nhạy bén, thiếu am hiểu các lĩnh vực khoa học kinh tế xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt

động kinh doanh của ngân hàng. Ngồi ra, nhiều khách hàng có tư cách khơng tốt, sử dụng vốn sai mục đích, khơng chịu hợp tác với ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ góp phần gia tăng nợ xấu của ngân hàng.

Thứ năm, Chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức, mới chỉ giới thiệu cho hộ sản xuất vay vốn mà chưa quan tâm, xem xét, đôn đốc hộ sản xuất hồn trả nợ cho chi nhánh. Do đó chính quyền địa phương xét duyệt hồ sơ cho vay cịn qua loa, thiếu thực tế. Chính quyền địa phương cũng chưa chỉ đạo việc quy hoạch xây dựng các dự án đầu tư theo xã, theo vùng kinh tế. Mặt khác cũng chưa chủ động tìm kiếm, lo thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho hộ sản xuất. Nhiều sản phẩm làm ra bị ép giá dẫn đến hộ sản xuất bị thiệt hại ảnh hưởng đến việc đầu tư và thu lợi của chi nhánh.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, chính sách tín dụng của NHNo&PTNT vẫn cịn tập trung cho vay nhiều đối với doanh nghiệp, chưa thực sự chú trọng đến công tác cho vay hộ sản xuất. Thêm vào đó, ngân hàng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể nên chưa tạo ra hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ sản xuất. Nhiều bộ luật, thông tư mới ban hành khiến ngân hàng gặp lúng túng trong việc phổ biến và áp dụng kịp thời.

Thứ hai, quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn nói chung cịn phức tạp, nhiều thủ tục khơng cần thiết, nhiều lúc gây tâm lý khó chịu cho khách hàng khi tiến hành thẩm định.

Thứ ba, chính sách khách hàng và hoạt động marketing, tiếp thị chăm sóc khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Đơng Triều vẫn cịn chưa rõ ràng, thực hiện không thường xuyên, hiệu quả thấp.

Thứ tư, vấn đề con người luôn là vấn đề cốt lõi trong mọi hoạt động. Vì con người là chủ thể của hành động nên con người có quyết định lớn tới sự thành công hay thất bại của hành động, tới chất lượng sản phẩm tạo thành. Đội ngũ cán bộ NHNo&PTNT chi nhánh Đơng Triều có đến một nửa là được đào tạo và trưởng thành từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, những kiến thức mà họ được học đã lạc hậu, lỗi thời, hoặc khơng cịn đầy đủ và phù hợp với sự phát triển

của nền kinh tế, đặc biệt là ngành ngân hàng. Trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng khơng đồng đều. Sự khác biệt rõ nhất khi so sánh lớp người trẻ với những cán bộ lâu năm. Lớp cán bộ trẻ được đào tạo và cập nhật những kiến thức mới nhất về khoa học công nghệ, về kiến thức chuyên ngành trong khi cán bộ lâu năm đã quen với những công việc cụ thể của ngân hàng, khả năng tiếp cận những cái mới là hạn chế, họ sẽ kém chủ động hơn trong việc xử lý những vấn đề liên quan tới công nghệ hiện đại.

Thứ năm, xuất phát từ đặc thù của sản xuất nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, các món vay chủ yếu nhỏ lẻ, số lượng món vay lớn. Hàng năm có hàng nghìn món vay dẫn tới sự q tải trong cơng việc đối với cán bộ tín dụng tham gia vào hoạt động cho vay hộ sản xuất. Đồng thời mỗi cán bộ lại có trách nhiệm giám sát các khoản vay vốn của khách hàng của mình từ khi lập hồ sơ tín dụng cho tới khi kết thúc hợp đồng nên lượng công việc đối với mỗi cán bộ là rất lớn. Hơn nữa, số lượng khách hàng là hộ sản xuất nhiều, trải rộng và rải rác trên toàn địa bàn nên việc giám sát các khoản vay cũng là một thách thức cho chi nhánh với số lượng cán bộ tín dụng cịn hạn chế như hiện nay. Những năm gần đây, chiến lược kinh tế của chính phủ đẩy mạnh tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, do đó tăng thêm gánh nặng cho cán bộ tín dụng trong hoạt động giải ngân, đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG 3

TĂNG CƯỜNG TÀI TRỢ VỐN KINH DOANH CHO CÁC HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH ĐÔNG TRIỀU – QUẢNG NINH

3.1. Định hướng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Triều – Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam agribank chi nhánh đông triều – quảng ninh (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)