6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3. Nội dung và nguyên lý giải quyết ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt
1.3.1. Ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp
1.3.1.1. Ảnh hưởng đến tình hình tài sản, nguồn vốn
Trên thực tế, nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay từ hệ thống tín dụng ngân hàng, trong khi đó cơ cấu vốn của hệ thống ngân hàng còn nhiều rủi ro. Khi xảy ra suy thoái kinh tế tức là tổng sản lượng quốc dân giảm, tích lũy của nền kinh tế giảm dẫn đến vốn để tái đầu tư cũng giảm. Mặt khác do niềm tin của người dân sụt giảm nên họ hạn chế gửi tiền, vốn huy động từ tiền gửi của ngân hàng từ đó cũng giảm theo. Các ngân hàng buộc phải hạn chế cho vay nên doanh nghiệp rất khó khăn trong việc vay vốn kinh doanh. Tình trạng hoạt động khơng có hiệu quả triền miên có thể buộc một số doanh nghiệp phải bán bớt tài sản, thu hẹp quy mơ sản xuất kinh doanh để có thể kịp thời huy động vốn tiếp tục duy trì hoạt động.
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp làm ăn không mấy thuận lợi, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận rất khó có thể giữ vững, thậm chí thường suy giảm, trong khi các khoản chi phí thường bị dội lên cao, khiến các doanh nghiệp buộc phải tìm mọi cách để cắt giảm chi phí, do đó nhiều doanh nghiệp chọn cách cắt giảm nhân sự. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh không thuận lợi cũng như những kỳ vọng về nền kinh tế không mấy “sáng lạn” khiến các doanh nghiệp thận trọng hơn trong các hoạt động đầu tư, nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm quy mô sản xuất, kinh doanh do đó khơng có nhu cầu th thêm lao động khiển tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng.
1.3.1.3. Ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh
Nếu suy thối kinh tế xuất phát từ nguyên nhân tổng cung tăng sẽ dẫn đến sụt giảm sản lượng và đẩy giá thành lên cao, giá các nguyên, nhiên phụ liệu tăng cao khiến nhiều ngành sản xuất gặp khó khăn khi phải duy trì giá bán nhằm giữ vững sản lượng tiêu thụ. Giá điện, giá xăng dầu, máy móc nhập khẩu,… đều tăng khiến cho chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhanh hơn giá thành sản phẩm buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản xuất hoặc cắt giảm chi phí để có thể duy trì được lợi nhuận.
Nếu suy thối kinh tế xuất phát từ nguyên nhân tổng cầu giảm sẽ làm giảm giá thành, tuy không phải luôn ln dẫn tới tăng chi phí nhưng lúc này nếu giá các yếu tố đầu vào chỉ giảm ít thì doanh nghiệp phải đứng trước lựa chọn có nên giảm giá sản phẩm đầu ra hay không và phải giảm giá bao nhiêu để vẫn đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm.