6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3. Nội dung và nguyên lý giải quyết ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt
1.3.2. Ảnh hưởng đến đầu ra của doanh nghiệp
1.3.2.1. Ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận
Suy thối kinh tế có thể làm cho giá thành sản phẩm đầu ra tăng lên do doanh nghiệp phải bỏ ra một mức chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhiều khoản chi cho các hoạt động tiêu thụ, trong khi đó thu nhập thực tế của người dân thường có xu hướng giảm xuống, suy giảm trong niềm tin khiến người tiêu dùng thận trọng hơn trong các quyết định chi tiêu, do đó làm cho mức tiêu thụ các sản phẩm của các doanh nghiệp giảm kéo theo sự giảm sút trong doanh số bán. Từ đó làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.
Lợi nhuận được tính bằng khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi phí bỏ ra để có được phần doanh thu ấy. Vì vậy hai yếu tố doanh thu và chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận. Nền kinh tế lâm vào suy thối khiến chi phí sản xuất kinh doanh tăng trong khi doanh thu và sản lượng tiêu thụ giảm, kết quả là dẫn đến sự giảm sút trong lợi nhuận.
1.3.2.2. Ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường tiêu thụ
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sức mua của khu vực tư nhân giảm, Nhà nước cũng bắt đầu cắt giảm chi tiêu, khiến thị trường của doanh nghiệp ngày càng thu hẹp. Người dân giảm bớt nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng như nhu cầu đầu tư do mất niềm tin, và hậu quả là tổng cầu giảm sút; tồn kho của nền kinh tế tăng cao, các doanh nghiệp không thể tiêu thụ được đầu ra, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ. Các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các kênh phân phối khiến cho hệ thống các kênh phân phối của doanh nghiệp cũng có xu hướng thu hẹp lại cả về chiều dài và chiều rộng, khiến việc phát triển và duy trì thị phần tiêu thụ của doanh nghiệp trở nên càng khó khăn.