Triệu chứng cận lâm sàng chủ yếu: Thể tích máu tụ trung bình là 67,7 ± 46 cm3 (thể tích từ 30 60 cm3 là

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định thông khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não mức độ vừa và lớn trên lều tiểu não (Trang 34 - 37)

58,20%, trên 60 cm3 là 41,80%). Đè đẩy đường giữa độ I: 20,89 %, độ II: 38,06 %, độ III: 35,07%. Tràn máu vào não thất: 62,68 %, tràn máu khoang dưới nhện 35,07 %. Glucose máu khi vào viện ≥ 7 mmol/l chiếm 64,17% ( ≥ 11 mmol/l là 17,04%), giảm natri máu 31,30 %, giảm kali máu 49,56 %. Xét nghiệm khí máu trước khi thông khí cơ học ở bệnh nhân có điểm Glasgow ≤ 8 (PaO2 ≥ 60mmHg: 95,56%, PaCO2 ≤ 50mmHg: 96,67%, pH ≥ 7,35: 95,56%).

2. Một số yếu tố liên quan đến chỉ định thông khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não mức vừa và lớntrên lều trên lều

- Những yếu tố liên quan đến chỉ định thông khí cơ học bao gồm: dấu hiệu quay mắt quay đầu đối bên liệt(OR= 5,11; CI: 1,64 - 15,96), mất phản xạ đồng tử với ánh sáng một hoặc hai bên (OR = 3,61; CI: 1,13 – (OR= 5,11; CI: 1,64 - 15,96), mất phản xạ đồng tử với ánh sáng một hoặc hai bên (OR = 3,61; CI: 1,13 – 11,41), thể tích ổ máu tụ trên 60cm3 (OR = 3,14 ; CI: 1,28 – 7,68), đè đẩy đường giữa ≥ 1cm (OR= 4,80; CI: 1,32 – 17,35). Trên lâm sàng, có thể căn cứ vào những yếu tố này để chỉ định thông khí cơ học cho bệnh nhân chảy máu não mức vừa và lớn trên lều mặc dù bệnh nhân có điểm Glasgow trên 8 điểm.

KIẾN NGHỊ

1. Thông khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não là một biện pháp hữu hiệu điều trị phù não, tăng áp lực nội sọ. Cần có chỉ định đúng, kịp thời và có chiến lược thở máy phù hợp để tăng hiệu quả điều trị.

2. Các yếu tố liên quan đến chỉ định thông khí cơ học trong kết quả nghiên cứu là một trong các yếu tố cần được xem xét để chỉ định thông khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não.

3. Chỉ định thông khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não không nhất thiết phải có bằng chứng kết quả xét nghiệm khí máu động mạch.

1. Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Văn Thông (2011), “Nghiên cứu sàng lọc, đánh giá rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não”, Tạp

chí Y Dược lâm sàng 108, tập 6 - số đặc biệt, tr.54-61.

2. Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Văn Thông (2012), “Đánh giá một số yếu tố nguy cơ cần thông khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não mức vừa và lớn trên lều”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 7- số đặc biệt, tr.156-162.

3. Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Văn Thông (2012), “Đánh giá một số yếu tố tiên lượng tử vong sớm ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu não mức vừa và lớn trên lều có thông khí cơ học”, Tạp chí Y học

thực hành, số 844, tr.196-201.

4. Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Văn Thông (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chảy máu não ở người trẻ tuổi”,

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định thông khí cơ học ở bệnh nhân chảy máu não mức độ vừa và lớn trên lều tiểu não (Trang 34 - 37)