nước và thể giới đều khẳng định rằng, thể tích khối máu tụ rất có giá trị tiên lượng nặng ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu não. Như chúng ta đã biết, phù não xuất hiện sau 2-3 giờ, đạt tối đa sau 24 giờ, kéo dài 5-10 ngày, gây hậu quả tăng áp lực trong sọ, giảm áp lực tưới máu não và có thể gây nên biến chứng tụt kẹt não. Trên thực tế chúng ta thấy nhiều bệnh nhân chảy máu não lớn trên 60 cm3, đến viện từ những giờ đầu của bệnh, ý thức của bệnh nhân vẫn tỉnh, hô hấp vẫn đảm bảo nhưng sau 12 - 24 giờ, phù não tăng nhanh, tổn thương thần kinh cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngày nay, theo quan điểm của nhiều tác giả trong và ngoài nước, những trường hợp như vậy, nếu tiên lượng trước khả năng bệnh sẽ tiến triển xấu có thể dẫn đến hôn mê, suy hô hấp, mất phản xạ bảo vệ đường thở, có thể chủ động đặt nội khí quản, thông khí cơ học sớm.
Chảy máu não có di lệch đường giữa ≥ 1cm có ý nghĩa tiên lượng khả năng phải thông khí cơ học. Những bệnh nhân có thể tích khối máu tụ, phù não lớn mới có thể gây hiệu ứng choán chỗ, đè đẩy đường giữa ≥ 1 cm, ở những bệnh nhân này thoát vị não rất có thể xảy ra. Do vậy, cần được yên tĩnh, tránh kích thích giãy giụa, giảm đau, an thần tốt, đảm bảo oxy não đầy đủ.
Theo biểu đồ 3.5 và 3.6, diện tích dưới đường cong AUC của mức độ đè đẩy đường giữa (0,82) cao hơn diện tích dưới đường cong AUC của thể tích khối máu tụ (0,68). Như vậy, giữa hai yếu tố đè đẩy đường giữa và thể tích khối máu tụ thì đè đẩy đường giữa là yếu tố có giá trị tiên lượng khả năng thông khí cơ học
cao hơn. Vấn đề này cũng hợp lý, mức độ đè đẩy đường giữa không những phụ thuộc vào thể tích khối máu tụ mà còn phụ thuộc vào mức độ phù não, vị trí khối máu tụ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 230 bệnh nhân chảy máu não mức vừa và lớn trên lều trong đó có 134 bệnh nhân thông khí cơ học, 96 bệnh nhân không thông khí cơ học đến viện trong 72 giờ đầu, điều trị tại Trung tâm đột quỵ não Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 3 năm 2012 nhận thấy:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân chảy máu não có thông khí cơ học
- Tuổi trung bình 61,01±14,2, trong đó lứa tuổi từ 50 đến 59 chiếm tỷ lệ cao nhất (31,34%). Nam nhiều hơn nữ,tỷ lệ nam/nữ 2,52. tỷ lệ nam/nữ 2,52.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là: Chủ yếu rối loạn ý thức vừa và nặng (điểm Glasgow khi vào viện ≤ 8 điểm 55,22 %, 9 - 12 điểm: 42,53 %, 13 - 15 điểm: 2,23 %). Liệt hoàn toàn nửa người chiếm tỷ lệ đa số (sức cơ tay 0 điểm là 77,61 %, sức cơ chân 0 điểm là 76,11%). Bệnh nhân phải thông khí cơ học chiếm 58,26 % trong đó chủ yếu do hôn mê (67,16 %), tiếp theo là do mất khả năng bảo vệ đường thở gây ùn tắc đờm dãi (18,65%), thấp nhất là do suy hô hấp (14,18 %). Đặt nội khí quản trong vòng 24 giờ sau vào viện chiếm tỷ lệ chủ yếu (67,16 %). Tỷ lệ ngưng và cai máy thở thành công cao (90,14%); rút được ống nội khí quản chỉ có 42,25%; còn lại phải đặt lại hoặc mở khí quản (57,75%). Các biến chứng chủ yếu kiềm hô hấp (23,13 %), bội nhiễm phổi (6,71%), tụt huyết áp khi bắt đầu thở máy (8,20%), không có trường hợp nào xẹp phổi, tràn khí màng phổi