Quan điểm, định hướng của nhà nước về lãi suất

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanh của CTCP dây và cáp điện thượng đình (CADISUN (Trang 41 - 43)

2 .Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2. Quan điểm, định hướng của nhà nước về lãi suất

Với tình hình kinh tế Việt Nam đang diễn biến phức tạp, biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước tình hình đó chính phủ đã đưa ra một số định hướng để giúp doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất kinh doanh và nâng cao cuộc sống người lao động. Theo Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP, Chính phủ đề ra một số định hướng sau:

Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả, ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương điều hành lãi suất tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mơ, mục tiêu kiểm sốt lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; đảm bảo an toàn thanh khoản và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Thực hiện các biện pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.

- Mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đơi với kiểm sốt chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng, phù hợp với quy định của pháp luật. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp phù hợp để tăng khả năng tiếp cận vốn, vay vốn tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơng nghiệp, cơng nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án hiệu quả. Mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với các chủ dự án để cung cấp tín dụng dài hạn cho người có nhu cầu mua nhà để ở.

Thứ ba, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về vốn tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; sử dụng chủ động, linh hoạt các cơng cụ của chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh tốn hợp lý để thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

- Tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát; có biện pháp hỗ trợ, đơn giản hóa thủ tục cho vay và tăng tín dụng đối với khu vực nơng nghiệp, nơng thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Gia hạn thời hạn cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với doanh nghiệp xuất khẩu đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013.

- Đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm hiệu quả trong tái cấu trúc ngân hàng thương mại, kiên quyết xử lý các ngân hàng yếu kém, hoạt động kém hiệu quả bằng các biện pháp phù hợp nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật, ổn định hệ thống và quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân gửi tiền và sử dụng dịch vụ ngân hàng.

- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và th, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong quý I năm 2013 phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành, hướng dẫn Quy chế

cho vay các đối tượng trên để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các khoản tín dụng này.

- Dành từ 20 - 40 nghìn tỷ đồng thơng qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy theo đối tượng sử dụng vốn vay để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước để phục vụ cho vay đối với các đối tượng nêu trên.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà sốt, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao, đồng thời chủ động xử lý, trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cấp tín dụng vượt giới hạn cho phép đối với các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanh của CTCP dây và cáp điện thượng đình (CADISUN (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)