Thương Mại Dịch Vụ Tân Minh
Kiến nghị về phía nhà nước
Nhân lực là nguồn lực của không chỉ một cơng ty tổ chức nào mà nó cịn là nguồn lực của xã hội. Nhân lực của công ty, tổ chức mạnh, có chất lượng cao sẽ làm thay đổi bộ mặt của một đất nước, nâng cao vị thế và uy tín trong khu vực và trên thế giới. Do đó, nhà nước cần có những quy định, chính sách phù hợp nâng cao chất lượng nguồn lực xã hội, các chính sách, quy định khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh tế, vì doanh nghiệp có phát triển thì người lao động mới có cơng ăn việc làm ổn định, doanh nghiệp mới có cơ hội để đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cơng việc cho người lao động. Cụ thể:
- Nhà nước cần ban hành các quy định, chính sách liên quan đến thuế, huy động vốn, vay vốn đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng phát triển kinh doanh. Giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà khơng cần thiết.
- Quy định chặt chẽ hơn trong bộ luật lao động về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
- Thực hiện cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn lực doanh nghiệp.
Kiến nghị về phía cơng ty
Đào tao nguồn nhân lực là cơng việc cự kì quan trọng để tạo ra đội ngũ chất lượng xây dưng cơng ty phát triển vững mạnh và có thể cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành. Mặc dù trong thời gian vừa qua cơng ty cũng đã có sự chú trọng vào
chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên thơng qua khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty được học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, cơng ty cũng cần phải đầu tư hơn nữa và chú trọng đến chất lượng đào tạo. Để việc này được thực hiên một cách thực sự có hiệu quả, đào tạo phải trải qua một quá trình từ việc xác đinh nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo cho đến việc lựa chọn các phương pháp, hình thức đào tạo cho đến đánh giá kết quả hoạt động đào tạo.
Để đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của công ty cho những năm tiếp theo, chính sách đào tạo nhân lực của công ty cần chú trọng những vấn đề sau:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp vững vàng về phẩm chất chính trị, có năng lực, phẩm chất, đáp ứng sự phát triển của công ty. Thực tiễn hoạt động của công ty trong những năm vừa qua cho thấy vai trò quan trọng của cán bộ quản lý trong việc tổ chức triển khai các hoạt động cơng việc. Nơi nào có cán bộ lãnh đạo giỏi, năng động, nắm bắt được nhu cầu thực tiễn thì cơng tác nghiên cứu triển khai, tổ chức sẽ đem lại hiệu quả. Vì vậy việc xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong công ty là hết sức quan trọng.
- Đào tạo cán bộ chủ chốt: Cán bộ chủ chốt là những người có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của công ty. Đối với đối tượng này cơng ty cần có chính sách đào tạo cụ thể, riêng biệt so với đào tạo nhân viên để họ có đủ tố chất, năng lực cần có của một người lãnh đạo chủ chốt.
- Đào tạo và đào tạo lại: Công ty phải thực hiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên. Nhu cầu đào tao lại nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cho họ để thực hiện cơng việc có hiệu quả.
- Đào tạo tại chỗ: Công ty cần phải tận dụng tối đa các cán bộ nhân viên có trình độ kiến thức và kinh nghiệm trong công ty, phối hợp với bộ phận đào tạo của công ty để phục vụ cho cơng tác đào tạo có hiệu quả nhất. Cán bộ đào tạo phải xây dựng đượac các chương trình đào tạo sát với thực tế cơng việc để truyền tải cho nhân lực một cách dễ hiểu nhất.
- Đào tạo bên ngồi: Cơng ty cần phải xytăng cường các khóa đào tạo bên ngồi và mở rơng thêm cho nhiều đối tượng khác trong công ty được tham gia đào tạo.Điều này sẽ tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tập trung học và nắm bắt được lý luận môt cách hệ thống, nâng cao khả năng tiếp thu và sáng tạo của nhân lực cơn g ty.
Ngồi ra công ty nên tăng cường nhiều hơn nữa ngân sách đào tạo của công ty cho cả hoạt động bên trong và bên ngồi cơng ty, để giúp học viên có động lực học tập và chất lượng giảng viên, chất lượng cơ sở đào tạo được nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai (2004), Phương
pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, NXB lao động xã hội
(2) Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2008) Giáo trình quản trị nhân lực, NXB thống kê
(3) THs. Nguyễn Vân Điềm, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình
quản trị nhân lực, NXB đại học kinh tế quốc dân
(4) Vũ Thị Việt Hằng (1994) Quản trị nhân sự, NXB Thống kê
(5) TS. Hà Văn Hội (2007) giáo trình quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Bưu Điện.
(6) TS. Mai Thanh Lan, PGS.TS. Nguyễn Thi Minh Nhàn (2015), Giáo trình
trình quản trị nhân lực căn bản, NXB Thống kê
(7) Phạm Vũ Luận (1997), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê
(8) Nguyễn Hữu Thân (2003), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê
(9) Các tài liệu, văn bản của công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Tân Minh (10) Một số trang web www.luanvannhansu.net, www.luanvan.com
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Chính sách đào tạo của cơng ty Phụ lục 2: Câu hỏi phỏng vấn
Phụ lục 3: Phiếu điều tra trắc nghiệm
Phụ lục 4: Tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn Phụ lục 4: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra
Phụ lục 1
UBND TỈNH LẠNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY CP TM-DV TÂN
MINH -- --
Số: 21/2011 QĐ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lạng sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2011
QUY CHẾ
ĐÀO TẠO - BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN
CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN, KỸ SƯ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI- DỊCH VỤ TÂN MINH
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để nâng cao trình độ chun mơn - nghiệp vụ là một nội dung quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển, tạo nguồn lực chuyên môn, chất lượng cao cho công ty trong tương lai.
- Xây dựng đội ngũ công nhân viên thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với cơng việc, có trình độ quản lý tốt, đáp ứng được u cầu cơng việc, kiện tồn và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Thu hút lao động, kỹ sư giỏi, tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp
- Căn cứ thực trạng đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện tại của doanh nghiệp; - Để có đội ngũ nhân viên vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ quản lý, nay Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Thương mại-dịch vụ Tân Minh ban hành quy chế đào tạo - bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên Công ty cụ thể như sau:
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN - ĐỐI TƯỢNG - TIÊU CHUẨN - NỘI DUNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
Điều 1: Điều kiện được xét đào tạo
a/. Tùy thuộc vào tình hình thực tế do nhịp độ phát triển của Công ty ngày càng lớn và yêu cầu công việc của các Phòng, Ban đề xét.
b/. Bộ máy quản lý của cơng ty địi hỏi phải có những nhân viên có trình độ chun mơn, lý luận cao để xét đề nghị bổ nhiệm.
c/. Một số bộ phận cần phải chun mơn hóa cao để đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ của mình.
d/. Nằm trong quy hoạch nguồn phát triển đã được Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám Đốc Công ty thống nhất.
đ/. Số lượng xét được đào tạo bồi dưỡng hàng năm tùy thuộc vào yêu cầu, chức năng nhiệm vụ và điều kiện của doanh nghiệp.
Điều 2: Đối tượng đào tạo bồi dưỡng
a/. Là cán bộ công nhân viên của Công ty làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn được Tổng Giám Đốc, Giám Đốc các Công ty thành viên ra quyết định cử đi học, cán bộ cơng nhân viên có hợp đồng lao động 1-3 năm cần chuẩn hóa chun mơn theo u cầu của cơng ty.
b/. Đào tạo công nhân viên đang giữ các chức danh từ trưởng, phó phịng, Ban, đơn vị, Giám đốc- Phó Giám đốc Cơng ty và các chức danh tương đương trở lên.
c/. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao, hồn thiện trình độ chun mơn cho cán bộ cơng nhân viên trong các vị trí quan trọng như quản trị, tài chính, quản lý kỹ thuật cơng trình, chun viên kỹ thuật…
d/. Đào tạo bồi dưỡng cho kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơng nghệ hồn thiện chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng phức tạp của công ty Tân Minh.
Điều 3: Nội dung đào tạo bồi dưỡng
Nội dung đào tạo gồm: Kiến thức chuyên môn, đào tạo lái xe, đào tạo tiếng anh xây dựng, đào tạo quản lý dự án, đạo tạo kỹ năng bán hàng, kinh doanh....
Điều 4: Các loại hình đào tạo:
- Đào tạo dài hạn : Đại học, văn bằng, quản lý dự án, …
- Đào tạo ngắn hạn : Cấp chứng chỉ, tập huấn, đào tạo lại, đào tạo nâng cao …
Điều 5: Khuyến khích đào tạo
Cơng Ty khuyến khích cán bộ nhân viên Cơng ty tự học lấy bằng đại học, trung học và học nâng cao...quá trình phấn đấu làm việc nếu được doanh nghiệp xét đưa vào quy hoạch nguồn đào tạo thì được hưởng xét các chế độ theo quy định hiện hành của Công ty.
CHƯƠNG II: QUYỀN LỢI - TRÁCH NHIỆM - NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
Điều 6: Chế độ đào tạo bồi dưỡng (quyền lợi được hưởng)
1/. Đối tượng được xét đào tạo cử nhân chính trị, đào tạo chuyên môn sau đại học và trung cấp:
- Mức tiền lương, phụ cấp (nếu có) và các khoản chi phí khác trong thời gian đi học sẽ được Quy định cụ thể trong Hợp đồng đào tạo;
- Được tạo điều kiện về thời gian học tập, được giảm khối lượng giờ công tác theo thời gian thực tế đi học;
2/. Đối tượng xét đào tạo các lớp ngắn hạn:
* Đối với trường hợp nhân viên, nhà quản trị được Công ty cử đi đào tạo:
- Được hưởng 100% tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp (nếu có) trong thời gian đi học;
- Được hỗ trợ 100 % tiền tài liệu, học phí theo thơng báo của cơ sở đào tạo; - Được tạo điều kiện về thời gian, giảm khối lượng giờ cơng tác trong thời gian học tập.
- Được thanh tốn tiền vé tàu xe đi lại, tiền th chỗ ở và tiền cơng tác phí theo mức bình thường, hợp lý, tiết kiệm thực hiện theo quy định về chế độ cơng tác phí đối với CB.CNV được cử đi cơng tác của Công ty (Trường hợp cao hơn do HĐQT hoặc
Tổng Giám Đốc Công ty quyết định).
* Đối với những trường hợp CB.CNV tự nguyện xin đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ chun mơn để đáp ứng tốt cơng việc, phục vụ yêu cầu phát triển kinh doanh của Công ty thì tiền lương, tiền học phí, tiền tài liệu và các khoản hỗ trợ khác khi đi học tùy vào từng trường hợp cụ thể để có thỏa thuận riêng (ví dụ: được giảm khối lượng giờ cơng tác hoặc bố trí thời gian làm việc phù hợp với lịch học…)
Điều 7: Trách nhiệm của đơn vị có nhân lực được cử đi đào tạo và người được cử đi đào tạo
a/. Với công việc chuyên môn và nhiệm vụ được giao khơng được để đình đốn, ách tắc, CB.CNV, kỹ sư được cử đi học phải có người thay thế giải quyết cơng việc hàng ngày;
b/. Công tác chuyên môn của những người đi học phải báo cáo với thủ trưởng đơn vị, cấp trên và thực hiện thường xuyên đúng định kỳ.
Điều 8: Nghĩa vụ của người được đào tạo bồi dưỡng (thời gian yêu cầu phục vụ)
Trường hợp CB.CNV, kỹ sư được cử đi đào tạo thì tùy vào từng khóa đào tạo cụ thể để thỏa thuận về thời gian yêu cầu phục vụ sau khi đào tạo;
Điều 9: Hồ sơ nhân viên được công ty xét cho đi đào tạo gồm:
- Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
- Đề xuất của các Phịng, Ban, đơn vị có nhân viên được cử đi đào tạo.
- Biên bản của Hội đồng xét đào tạo Công ty (đối với các lớp đào tạo dài hạn
như: đào tạo cử nhân chính trị, đào tạo chun mơn sau đại học và trung cấp …)
- Hợp đồng đào tạo ký giữa Tổng Giám Đốc và người được đào tạo (quy định về thời gian yêu cầu phục vụ sau khi đào tạo; các chế độ, quyền lợi của người được cử đi đào tạo được hưởng …)
- Quyết định của Tổng giám đốc công ty về việc cử nhân viên đi đào tạo.
CHƯƠNG III: XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO - BỒI DƯỠNG Điều 10: Bồi thường chi phí đào tạo
1/. Những trường hợp sau là vi phạm hợp đồng đào tạo và phải bồi thường 100% kinh phí đào tạo:
a/.Trong thời gian học tập vi phạm kỷ luật của nhà trường từ khiển trách trở lên hoặc bị nhà trường đình chỉ học do vi phạm nội quy;
b/. Tự ý bỏ học giữa chừng khơng có lý do chính đáng;
c/. Kết thúc khóa học khơng có chứng chỉ, khơng được cơng nhận tốt nghiệp; d/. Nhân viên đang trong thời gian được cử đi đào tạo bồi dưỡng mà đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trở về cơ quan, đơn vị mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay.
Nếu vi phạm một trong bốn điểm trên, đều phải bồi thường cho Cơng ty 100% các khoản chi phí đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) tính theo từng người được đào tạo.
Căn cứ vào thời gian yêu cầu phục vụ và thời gian nhân viên làm việc liên tục tại, đơn vị sau khi hồn thành khóa đào tạo và tổng chi phí của khóa đào tạo để tính mức bồi thường như sau:
Chi phí đào tạo phải bồi
thường
=
Thời gian yêu cầu phục vụ -
Thời gian làm việc sau khi đào tạo x
Tổng chi phí của khóa đào
tạo Thời gian u cầu phục vụ
3/. Thành lập Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo và quy trình xét bồi thường
* Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo do Tổng Giám Đốc quyết định thành lập, gồm:
a) Người đứng đầu công ty là Chủ tịch Hội đồng; b) Đại diện lãnh đạo tổ chức cơng đồn là ủy viên;
c) Người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của bộ phận hành chính- nhân sự của công ty là ủy viên;
d) Người phụ trách bộ phận tài chính kế tốn của cơ quan, đơn vị là ủy viên; đ) Người phụ trách trực tiếp bộ phận, nhân sự của người phải bồi thường là ủy viên;
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Hội đồng chỉ tiến hành họp xem xét khi có đủ các thành viên Hội đồng.
* Quy trình xét bồi thường chi phí đào tạo được thực hiện theo trình tự sau:
- Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia, cử thư ký;
- Người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng của bộ phận Tổ chức cán bộ báo cáo nội dung liên quan đến việc bồi thường và các quy định về chế độ bồi thường;
- Người phụ trách bộ phận tài chính kế tốn báo cáo mức bồi thường theo quy định tại khoản 2 điều này;
- Người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường báo cáo q trình cơng tác của người phải bồi thường;
- Hội đồng thảo luận về mức bồi thường sau khi căn cứ vào thâm niên công tác,