6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3. Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1.3.1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến giá và lượng hàng xuất khẩu của DN
Sự tăng lên của tỷ giá hối đoái tức giá trị đồng tiền của Việt Nam giảm so với các giá trị đồng tiền của các nước khác trên thế giới sẽ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm tức đồng nội tệ tăng khiến giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ trở nên đắt hơn
Tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế. Một khi cùng một sản phẩm chất lượng như nhau mà giá cả sản phẩm đó của nước nào rẻ hơn trên thị trường quốc tế thì khả năng cạnh tranh tăng lên, lượng hàng xuất khẩu có xu hướng tăng lên và ngược lại.
Với cùng một lượng hàng xuất khẩu thu được cùng một lượng ngoại tệ nhưng công ty xuất khẩu sẽ thu được nhiều nội tệ hơn nếu đồng nội tệ giảm giá hơn so với USD. Để đẩy mạnh mục tiêu tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược giảm giá bán bằng ngoại tệ để kích cầu đối với hàng hóa xuất khẩu mà khơng làm giảm doanh thu tính bằng nội tệ.
1.3.2. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến doanh thu và lợi nhuận của DN
Doanh thu của doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc vào giá và khối lượng hàng hóa xuất khẩu được bán, mà giá bán và khối lượng lại phụ thuộc vào tỷ giá. Khi tỷ giá tăng làm cho giá bán bằng nội tệ tăng và lượng xuất khẩu tăng dẫn đến doanh thu bằng nội tệ tăng. Ngược lại, khi tỷ giá giảm làm cho giá bán bằng nội tệ giảm và lượng xuất khẩu giảm dẫn đến doanh thu bằng nội tệ giảm xuống.
Lợi nhuận của doanh nghiệp chính là sự chênh lệch tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ ra. Khi tỷ giá tăng lên, làm cho doanh thu bằng nội tệ tăng lên nhưng cũng làm cho chi phí bằng nội tệ tăng lên. Do đó, để biết lợi nhuận tăng hay giảm phải phụ thuộc
vào tốc độ tăng của doanh thu và chi phí. Nếu tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì lợi nhuận tăng. Nếu tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí thì lợi nhuận giảm.
1.3.3. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến thị trường tiêu thụ chủ yếu của DN
Sự tăng lên của tỷ giá hối tức giá trị đồng tiền của Việt Nam giảm so với các giá trị đồng tiền của các nước khác trên thế giới sẽ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm làm cho hàng xuất khẩu của nước ta sẽ trở nên cạnh tranh hơn, ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm tức đồng nội tệ tăng khiến giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ trở nên đắt hơn, tính cạnh tranh về giá giảm. Trong cùng một thị trường tiêu thụ nếu chất lượng hàng hóa như nhau thì xu hướng chung người tiêu dùng sẽ sử dụng hàng hóa giá rẻ hơn. Và giả sử chi phí sản xuất của các quốc gia quy về cùng một đồng tiền là ngang nhau thì nước nào có mức giảm giá đồng tiền nước mình so với giá đồng ngoại tệ của thị trường tiêu thụ rộng lớn thì tính cạnh tranh của nước đó cao hơn, nước đó có cơ hội phát triển xuất khẩu lớn hơn. Như vậy, thị trường tiêu thụ của một nước sẽ bị thu hẹp hoặc phát triển tùy thuộc vào sự biến động của tỷ giá, nếu tỷ giá giảm sẽ khiến cho thị trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp và ngược lại sẽ phát triển nếu tỷ giá tăng.
1.3.4. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến thực hiện hợp đồng và lập kế hoạch kinh doanh của DN
Trong các hợp đồng thương mại, tỷ giá được xác định lúc kí hợp đồng thương mại nhưng việc thanh tốn lại diễn ra khi việc giao hàng được thực hiện trong khi đó biến động tỷ giá diễn ra nhanh là vấn đề nhạy cảm mà buộc các nhà doanh nghiệp phải tính đến rủi ro hối đoái khi bắt đầu đàm phán. Việc chú trọng và đưa biến động tỷ giá và hợp đồng thương mại thường không được chú trọng ở các nước đang phát triển khi sự hiểu biết về luật thương mại quốc tế cịn hạn chế và khơng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Thậm chí do yếu tố bất lợi về vị thế trên đàm phán mà công ty xuất khẩu ở các nước đang phát triển không đưa ra các điều kiện có lợi về biến động tỷ giá trong hợp đồng vì thế nên khi xảy ra rủi ro việc thực hiện xuất khẩu là khó khăn.
Nếu tỷ giá ổn định hay có thể dự báo được thì lợi cho công tác lập kế hoạch kinh doanh dài hạn cũng như ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên khi tỷ giá biến động liên tục với biên độ lớn khó dự kiến được, khó xây dựng được kế hoạch. Việc lập kế hoạch kinh doanh thường đưa ra đầu năm tài chính trong khi với biến động tỷ giá lớn thì từ hoạt động có lợi nhuận cơng ty có thể lâm vào thua lỗ. Điều này địi hỏi cơng ty phải có những biện pháp phịng ngừa rủi ro hay có những dự đốn chính xác về tình hình thay đổi biến động tỷ giá để phòng ngừa phù hợp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CP ĐÁP CẦU-YÊN
PHONG GIAI ĐOẠN 2014-2016
2.1. Tổng quan tình và ảnh hưởng của nhân tố mơi trường đến hoạt động xuất khẩu của công ty CP Đáp Cầu – Yên Phong.
2.2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của cơng ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Đáp cầu – Yên Phong Tên tiếng anh: Đapcau – Yenphong Joint Stock Company Tên viết tắt: DYC
Ngành nghề kinh doanh: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) Nhãn mác sản phẩm: DAGARCO
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần
Địa chỉ: Xã Đơng Tiến, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh Điện thoại: 02413 885 466
Fax: 02413 885 468
Vốn điều lệ: 13,45575 tỷ VNĐ
Mã số thuế và CNĐKKD: 2300318189, đăng ký ngày 8 tháng 11 năm 2007 Công ty CP Đáp Cầu – Yên Phong được thành lập năm 2009 trong lĩnh cực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc do 3 cổ đông sáng lập: Công ty CP may Đáp Cầu, Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may (Tập đồn Dệt May Việt Nam), Cơng ty sản xuất và thương mại Đồng Tiến.
Trong suốt những năm qua, công ty thường xuyên coi trọng nhiệm vụ kinh doanh gắn liền với hiệu quả kinh kinh tế, vì lợi ích của doanh nghiệp gắn liền với lợi ích của người lao động. Với phương châm đó, cùng với nỗ lực phấn đấu khơng mệt mỏi của toàn thể các cán bộ và nhân viên công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Đáp Cầu - Yên Phong giai đoạn 2014 – 2016
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Chi tiết 2014 2015 2016
Tổng doanh thu 97,000 112,170 130,378
Tổng chi phí 92,560 106,866 123,482
Lợi nhuận trước thuế 4,440 5,304 6,896
Lợi nhuận sau thuế 3,019 3,606 4,690
( Nguồn: Phịng Tài chính - Kế tốn cơng ty CP Đáp Cầu – n Phong)
trong 3 năm trên giai đoạn 2014 – 2016. Cụ thể:
Tổng doanh thu của công ty trong 3 năm liên tục tăng. Năm 2014 doanh thu của công ty là 97,000 tỷ VNĐ thì sang năm 2015 là đã tăng lên 112,170 tỷ VNĐ tăng 15,170 tỷ VNĐ so với năm 2014 (tương ứng tăng 15,6 %) và đến năm 2016 thì doanh thu thuần của công ty đạt 130,378 tỷ VNĐ tăng 18,208 tỷ VNĐ so với 2015 (tương ứng tăng 16,2%).
Tổng chi phí của cơng ty trong 3 năm liên tục tăng. Năm 2014 chi phí của cơng ty là 92,560 tỷ VNĐ thì sang năm 2015 đã tăng lên là 106,866 tỷ VNĐ tăng 14,326 tỷ VNĐ so với năm 2014 ( tương ứng tăng 15,4 %) và đến năm 2016 thì chi phí của cơng ty là123,482 tỷ VNĐ tăng 16,596 tỷ VNĐ so với 2015 (tương ứng tăng 15,5 %)
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng liên tục trong 3 năm. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được biểu hiện ở lợi nhuận của công ty. Mặc dù tổng chi phí 2015 tăng so với năm 2014, nhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu 2015 so với 2014 lớn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí 2015 so với 2014 nên lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2015 tăng và tăng 19,4 % so với năm 2014. Mặc dù tổng chi phí 2016 tăng so với năm 2015, nhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu 2016 so với 2015 lớn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí 2016 so với 2015 nên lợi nhuận năm 2016 tăng và tăng 30,0 % so với năm 2015)
Đối với Công ty CP Đáp Cầu – Yên Phong là một công ty sản xuất và kinh doanh hàng may mặc phần lớn cho hoạt động xuất khẩu nên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn từ 80% đến 84% trong tổng doanh thu mà công ty đạt được. Công ty CP Đáp Cầu – Yên Phong kinh doanh sản xuất ba mặt hàng chủ yếu là sơ mi, áo dệt kim và quần áo thể thao. Ngoài ra, các sản phẩm khác như áo váy, quần âu, đồng phục... được công ty sản xuất nhưng không thường xuyên và chiếm tỷ trọng nhỏ.
2.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động xuất khẩu củacông ty công ty
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng may xuất khẩu, công ty CP Đáp Cầu- Yên Phong không thể nào tránh khỏi những ảnh hưởng từ những nhân tố môi trường bao gồm nhân tố vi mô và nhân tố vĩ mô.
2.1.2.1. Nhân tố vi mô
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Công ty CP Đáp cầu – Yên Phong được thành lập ngày 02/02/2009 với vốn điều lệ là 13,45575 tỷ VNĐ. Trong qua trình sản xuất, công ty đã thực hiện vay vốn nhà nước để nhập trang thiết bị, cơ sở vật chất và nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của cơng ty, đủ để duy trì và phát huy hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt nghĩa vụ của nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ công
nhân viên. Đến nay tổng số cán bộ cơng nhân viên của cơng ty là 630 người (tính đến 31/12/2016) trong đó có 567 người là lao động trực tiếp chiếm 90% còn lao động gián tiếp là 63 người chiếm 10%. Cũng do đặc thù của ngành sản xuất nên lao động của doanh nghiệp chủ yếu là nữ. Đội ngũ cán bộ trong cơng ty nhiệt tình hăng hái, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong lao động sản xuất. Công ty CP Đáp Cầu - Yên Phong có tổng diện tích 50.590m2: nhà xưởng, kho diện tích là 8.400m2 (xưởng chế tạo và nồi hơi với diện tích 1.000m2). Mỗi phịng ban được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị văn phịng.
Đối thủ cạnh tranh
Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với công ty CP Đáp Cầu – Yên Phong nói riêng và thị trường dệt may Việt Nam nói chung. Một số các quốc gia khác cũng có khả năng cạnh tranh cao trong lĩnh vực này phải kể đến: Ấn Độ, Braxin, angladet và một số nước khác.
Trong nước, công ty CP Đáp Cầu – Yên phong với ngành nghề kinh doanh: May trang phục (trừ trang phục từ da lơng thú) khơng tránh khỏi có nhiều đối thủ cạnh tranh sản xuất những mặt hàng tương tự như khu vực phía Bắc đại diện có May 10, may Thăng Long, may Đức Giang… và các công ty nằm tại các tỉnh như May Hưng Yên, may Nam Định…
Khách hàng
Khách hàng chính của cơng ty chủ yếu là các nhà nhập khẩu, phân phối lớn, các siêu thị của các nước Hoa Kì, Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc... Các nhà nhập khẩu này thường đặt mua với số lượng lớn, có kênh phân phối rộng, có khả năng chi phối thị trường. Tuy nghiên thị hiếu giữa các nước này có sự khác nhau vì vậy cơng ty có những sự thay đổi về mẫu mã, giá cả, chất lượng sản phẩm để phù hợp với từng quốc gia.
Nhà cung ứng
Trong ngành sản xuất hàng may mặc nguyên liệu đóng vai trị hết sức quan trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Để tiện lợi cho q trình sản xuất cơng ty phần lớn công ty đã nhập nguyên liệu trong nước từ các nhà cung cấp uy tín trong nước đó là Cơng Ty TNHH Dệt Sài Gịn RITA, cơng ty TNHH TaKubo Việt Nam từ đó giúp ngắn thời gian vận chuyển, rút ngắn chi phí vận chuyển, khi cơng ty cần nhập nguyên liệu gấp 2 cơng ty có thể sẵn sàng cung cấp tại thời điểm đó và số lượng nhỏ nhập khẩu.
2.1.2.2. Nhân tố vĩ mơ
Đây là nhóm nhân tố doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt nhưng chúng lại có tác động to lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Một sự biến động của chúng có thể làm cho hoạt động xuất khẩu của cơng ty bị ngừng trệ, thậm chí bị hủy bỏ, cơng ty khơng thể kiểm sốt hay tác động đến chúng.
Mơi trường Kinh tế - Chính trị - Văn hóa xã hội.
- Về mơi trường kinh tế: Hoạt động xuất khẩu là một trong các lĩnh vực của hoạt động kinh tế. Do vậy nó cũng biến động theo tình hình kinh tế của từng quốc gia. Để đánh giá sự biến động đó, thường xem xét nhiều chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát và khả năng kiểm soát lạm phát, tiềm năng của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế đặc biệt là sự biến động tỷ giá. Lạm phát tăng làm giá hàng nội địa tăng cao so với giá hàng ngoại nhập. Dẫn tới nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại tăng lên kích thích tăng nhập khẩu hàng ngoại giảm xuất khẩu hàng nội và ngược lại. Tỷ giá hối đoái là sức mua của một đồng tiền so với một đồng tiền khác. Sức mua của đồng tiền là khả năng thanh toán của một đơn vị tiền tệ với một khối lượng hàng xuất khẩu nhất định gắn với thanh tốn quốc tế. Đối với cơng ty CP Đáp cầu – Yên Phong là công ty xuất khẩu hàng may mặc, sử dụng đồng tiền USD chịu ảnh hưởng lớn bởi tỷ giá VNĐ/USD và sẽ được làm rõ ở mục 2.2.3.
- Về mơi trường chính trị: Sự ổn định về chính trị giữa các quốc gia tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu. Nước ta có thể chế chính trị ổn định tạo điều kiện cho xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng phát triển
- Về mơi trường văn hóa xã hội: Tìm hiểu về sự đa dang của văn hóa phương tây, phương đơng… sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu về sản phẩm ưa chuộng của họ từ đó doanh nghiệp cải thiện chất lượng, mẫu sản phẩm phù hợp và đưa ra chiến lược xuất khẩu hợp lý.
Hệ thống chính sách quốc gia - Chính sách tiền tệ:
+ Chính sách lãi suất: Những tháng đầu năm 2014, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VNĐ đã giảm 1,0 – 1,5%/năm so với cuối năm 2013. Đến những tháng cuối năm 2014, NHNN đã có quyết định về việc giảm lãi trần lãi suất huy động, cho vay bằng VNĐ cũng như lãi suất tiền gửi bằng USD được điều chỉnh giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2015, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 0,3%/năm; trong đó 6 tháng cuối năm, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 0,5%/năm. Mặt bằng lãi suất trong năm 2016 diễn biến theo chiều hướng tương đối ổn định (một số thời điểm có điều chỉnh giảm nhẹ)...Như vậy với việc NHNN giảm lãi suất huy động trong năm 2014 và nới lỏng lãi suất trần năm 2015 và năm 2016 đã đem lại nhiều thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty CP Đáp Cầu – Yên Phong.
- Chính sách thương mại:
+ Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Trong những năm vừa qua do cam kết của thị trường, hàng rào