Tình hình biến động tỷ giá giai đoạn 2014 2016

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu tại công ty CP đáp cầu – yên phong (Trang 31 - 34)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu tại công ty CP

2.2.1. Tình hình biến động tỷ giá giai đoạn 2014 2016

Trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ giá VNĐ/USD đã có những biến động theo những biến động của kinh tế Việt Nam và Thế giới. Để thấy rõ được sự biến động này chúng ta sẽ xem xét tỷ giá VNĐ/USD bình quân liên ngân hàng qua các năm.

Biểu đồ 2.1: Tỷ giá VNĐ/USD bình quân theo tháng giai đoạn 2014- 2016

(Nguồn: Theo website của Bộ Tài Chính- http://www.mof.gov.vn)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ giá 6 tháng đầu năm 2014 tỷ giá VND/USD được giữ ổn định – nguyên nhân phần lớn là do sự can thiệp của nhà nước. NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ áp dụng cho ngày 19/6/2014 từ mức 21.036 VND/USD lên 21.246 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ tỷ giá +/- 1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.458 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.034 VND/USD. Trong những tháng đầu năm 2014, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định, cung cầu ngoại tệ vẫn đảm bảo (5 tháng đầu năm cả nước xuất siêu 1,6 tỷ USD, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD), huy động vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn ở mức cao. Nhưng sang tháng 7/2014, tháng 8/2014 tỷ giá đã tăng từ 21.036 VND/USD ( tháng 6/2014) lên 21.120 VND/USD (tháng 7/2014) và 21.240 VND/USD (tháng 8/2014). Tuy tỷ giá tăng trong tháng 7/2014 và tháng 8/2014 nhưng từ tháng 8/2014 trở đi đến tháng 1/2015 tỷ giá lại giữ ổn định ở mức 21.246 VND/USD. Năm 2014 là năm được đánh giá là năm thành công trong vấn đề ổn định tỷ giá của NHNN, khi mà mức biến động tỷ giá chỉ ở mức 1%. Với cam kết cứng rắn rằng sẽ ghim giữ tỷ giá ổn định, NHNN đã thực hiện rất tốt lời hứa của mình đồng thời tạo ra được mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bằng chứng là chỉ số lạm phát trong năm 2014 rất thấp (khoảng 3,95%) mức thấp nhất trong 15 năm trở lại đây.

Năm 2015, tỷ giá bình quân liên ngân hàng năm 2015 có xu hướng tăng dần trong 9 tháng đầu năm từ tháng 1 là 21.246 VND/USD và đến tháng 9 là 21890

VND/USD. Trong năm 2015, giá trị đồng tiền Việt Nam đã giảm 5,34%. ngày 7/1/2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND 1%, từ mức 21.246 VNĐ/1USD lên 21.458 VNĐ/1USD, biên độ không thay đổi so với năm 2014 ở mức +/-1%. Trong bối cảnh tỷ giá tăng nóng liên tục và nhập siêu có dấu hiệu tăng trở lại, 4 tháng sau đó, ngày 7/5/2015, NHNN quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1%, từ mức 21.458 VNĐ/USD lên 21.673 VNĐ/USD. Như vậy, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm, NHNN đã điều chỉnh tăng hết biên độ 2% cho cả năm. Dưới sức ép phá giá đồng Nhân dân tệ kéo theo một loạt đồng tiền châu Á chủ chốt khác cũng như chỉ số giá trên thị trường hàng hóa quốc tế sụt giảm tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam, ngày 12/8/2015, NHNN đã điều chỉnh nâng biên độ tỷ giá USD/VND từ +/- 1% lên +/-2%, theo đó giá mua bán USD của các ngân hàng có thể biến động trong phạm vi từ 21.240 VND/USD (sàn) đến 22.106 VND/USD (trần). Tuy nhiên, trước bối cảnh đồng Nhân dân tệ tiếp tục phá giá mạnh, ngày 19/8, NHNN đã quyết định điều chỉnh kép tăng tỷ giá thêm 1% lên mức 21.890 VND/USD và nới biên độ từ +/-2% lên +/-3%, theo đó giá mua bán USD của các ngân hàng có thể biến động trong phạm vi từ 21.233 VND/USD (sàn) đến 22.547 VND/USD (sàn). Do sự điều chỉnh tỷ giá của nhà nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã ổn định kể từ tháng 9/2115 đến 1/2016 là 21.890 VND/USD .

Trong năm 2016, tỷ giá bình qn có sự biến động nhẹ. Tỷ giá bình quân 2/2016 là 21.903 VND/USD tăng 13 VND/USD so với tháng 1/2016 và sau đó giảm 19 VND/USD vào tháng 3. Từ tháng 3/2016 đến tháng tháng 5/2016 thì tỷ giá trung bình giảm liên tục từ 21.884 VND/USD vào tháng 3 xuống 21.853 VND/USD vào tháng 5 giảm 31 VND/USD. Từ tháng 9/2016 tỷ giá mới bắt đầu ổn định và tăng trở lại đến hết năm 2016 nguyên nhân sau hai sự kiện lớn tại Mỹ là diễn biến của cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ cùng với quyết định tăng lãi suất của FED (cục dự trữ liên bang Mỹ). Điều này đã khiến đồng USD mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền lớn khác. Ngày 30/11, IMF (quỹ tiền tệ quốc tế) công bố rằng đồng tiền Trung Quốc Nhân dân tệ (RMB) đã thỏa mãn được 2 tiêu chí để được đưa vào giỏ tiền tệ dự trữ SDR – Quyền rút vốn đặc biệt. Việc IMF đưa RMB vào giỏ SDR chắc chắn sẽ có tác động ở một mức độ nào đó lên thị trường tài chính và tiền tệ của Việt Nam, khơng chỉ vì Trung Quốc là một quốc gia ngay sát nách Việt Nam và là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên luồng vốn ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam, lên lãi suất nội tệ và ngoại tệ cũng như tỷ giá ở Việt Nam.Việt Nam sẽ có khả năng phải trả một lãi suất cao hơn cho các loại trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp quốc tế phát hành trong nay mai.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu tại công ty CP đáp cầu – yên phong (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)