Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu tại công ty CP đáp cầu – yên phong (Trang 48 - 50)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2. Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của

(Đơn vị: Tỷ VNĐ)

Năm Năm 2017 So sánh với năm 2016 (%)

Kim ngạch xuất khẩu 132,616 121,8

( Nguồn: Phịng Tài chính - Kế tốn cơng ty CP Đáp Cầu – Yên Phong)

Theo kế hoạch công ty năm 2017, công ty chú trọng đến hoạt động xuất khẩu hơn nữa. Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 132,616 tỷ VNĐ tăng 23,762 tỷ VNĐ so với năm 2016 (tương ứng tăng 21,8%)

3.2. Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của công ty của công ty

Thứ nhất, công ty cần phải đẩy mạnh công tác dự báo xu hướng biến động của tỷ giá.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã quan tâm đến công tác dự báo sự biến động của tỷ giá nhưng vẫn cịn ít và chưa thật sự đem lại hiệu quả, vẫn cịn mang tính thụ động rất nhiều. Trong những năm gần đây mơi trường kinh tế ổn định, để có thể dự đốn sự biến động của tỷ giá các cơng ty nên dự trên số liệu của cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt dẫn đến nhu cầu ngoại tệ gia tăng, cầu > cung, tỷ giá có xu hướng tăng lên. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế thặng dư dẫn đến cung ngoại tệ gia tăng, cung > cầu, tỷ giá có xu hướng giảm xuống. Mặt khác các doanh ngiệp có thể tham khảo thơng tin trên các trang web cung cấp thông tin kinh tế của các nước, các sự kiện kinh tế sắp diễn ra, hiển thị các giao dịch của các cặp tiền tệ. Từ đó, doanh nghiệp có thể thấy được xu hướng biến động của đồng tiền mà doanh nghiệp đang quan tâm và lựa chọn được thời điểm thanh tốn thích hợp cũng như lựa chọn được đồng tiền thanh tốn có lợi nhất cho doanh nghiệp

Thứ hai, cơng ty nên sử dụng chính sách đa ngoại tệ trong thánh tốn quốc tế.

Cơng ty có thị trường xuất khẩu rất đa dạng gồm 28 quốc gia trên thế giới như Hoa Kì, Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Australia... Điều này tạo cho cơng ty có thể thực hiện chính sách đa ngoại tệ trong thanh tốn quốc tế, từ đó cơng ty có thể chọn những ngoại tệ mạnh và tương đối ít biến động về tỷ giá. Đây là một chiến lược kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro, công ty không nên tập trung vào một đồng ngoại tệ (USD) như hiện nay. Sử dụng đa ngoại tệ trong thanh tốn sẽ giúp cơng ty chủ động hơn trong các đơn hàng xuất khẩu, việc nghien cứu tỷ giá cũng sát sao hơn với mỗi thị trường từ đó lập kế hoạch cho mỗi thị trường của cơng ty sẽ chính sác hơn.

Thứ ba, cơng ty cần lựa chọn cơng cụ phịng ngừa rủi ro phù hợp và lập quỹ dự phòng rủi ro.

Khi sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro sẽ giúp công ty giảm thiểu được những tác động xấu mà tỷ giá đem lại, như khi ký kết hợp đồng tỷ giá hiện tại đang ở mức 21.000VND/USD, nhưng 3 tháng sau khách hàng mới thanh toán tiền theo USD. Nếu 3 tháng sau, tỷ giá VND/USD chỉ cịn là 20.500 thì cơng ty sẽ bị thiệt. Do đó, việc lựa chọn các cơng cụ phịng ngừa rủi ro là rất cần thiết.

Lập quỹ dự phịng rủi ro: Cơng ty có thể trích một phần lợi nhuận của cơng ty để lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Nếu sự biến động của tỷ giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty, giúp công ty thu được lợi nhuận cao hơn cơng ty sẽ trích vào quỹ dự phòng để khi nào tỷ giá biến động bất lợi cho cơng ty, khiến cơng ty tổn thất thì có thể sử dụng để bù đắp, từ đó có thể hạn chế tác động tiêu cực của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của công ty.

3.3. Các kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước nhằm hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của công ty

Một là, NHNN cần tăng cường công tác dự báo biến động của tỷ giá trong tương lai

NHNN cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách có hệ thống để có những cơ sở đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt, địi hỏi khơng chỉ theo dõi biến động của thị trường mà quan trọng hơn là phải phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế của nước đó ở hiện tại và trong tương lai.

Thứ hai, NHNN cần đa dạng hóa dự trữ quốc gia

NHNN cần đa dạng hóa dự trữ quốc gia, thay thế chế độ tỷ giá gắn với USD bằng chế độ tỷ giá gắn với một giỏ tiền tệ gồm nhiều loại tiền khác nhau. Dự trữ quốc gia là công cụ đắc lực cho phép NHNN điều tiết thị trường ngoại hối tránh những dao động đột ngột của tỷ giá nhưng không cản trở xu hướng phát triển chung của thị trường. NHNN cần phải xem xét lại cơ cấu dự trữ ngoại hối hiện tại để có những điều chỉnh tương ứng với mục tiêu đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ hay mức dự trữ ngoại hối.

Thứ ba, Chính sách tỷ giá cần công khai minh bạch và rõ ràng, giúp cho các

doanh nghiệp xuất nhập khẩu dễ nhận biết được hướng thay đổi của tỷ giá để điều chỉnh cho phù hợp. Chính sách tỷ giá hối đối Việt Nam nên điều chỉnh giảm nhẹ giá đồng VNĐ góp phần cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng Việt Nam và giữ ổn định kinh tế vĩ mô

Thứ tư, NHNN cần phối hợp chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá.

Phối hợp giữa chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá là một trong những biện pháp cần thiết. NHNN cần có chính sách lãi suất phù hợp, điều chỉnh lãi suất phải gắn

với điều chỉnh giá cả, phải gắn với việc xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá. Cần thu hẹp khoảng cách giưa lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ đồng thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Tránh tình trạng doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động tìm cách vay vốn các ngân hàng nước ngồi với lãi suất thấp.

Thư năm, nhà nước nên có nhiều hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu,

như vay vốn ưu đãi, tư vấn cho các doanh nghiệp khi họ có nhu cầu tìm hiểu thị trường ngoại hối và lựa chọn cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá. Đồng thời, nhà nước nên giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình duy trì các thị trường xuất khẩu, quan tâm đến đăng ký bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu tại công ty CP đáp cầu – yên phong (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)