Phân tích SWOT về các nhân tố mơi trường kinh doanh tác động tới cho

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) chất lƣợng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thủ đô (Trang 51 - 59)

1.1.3 .Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng

2.2. Phân tích dữ liệu sơ cấp

2.2.3. Phân tích SWOT về các nhân tố mơi trường kinh doanh tác động tới cho

2.2.3.1. Nhân tố bên ngồi

a. Mơi trường vĩ mơ

Trong năm 2014 NHNN đã yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD với một số ngành kinh tế ưu tiên từ 8%/ năm xuống 7%/ năm. Tại buổi họp báo, 4 NHTM Nhà nước (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) cùng đồng thuận với lời kêu gọi của Thống đốc và cam kết hạ lãi suất cho vay trung, dài hạn với 5 lĩnh vực ưu tiên xuống 10%/ năm bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay ngắn hạn xuống 7%/năm như quyết định của NHNN.

Mơi trường chính trị và pháp luật

Chính trị: Nền chính trị Việt Nam được đánh giá vào dạng ổn định trên thế

giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung:

Mơi trường chính trị ổn định thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế phát triển kéo theo sự phát triền của ngành Ngân hàng.

Các tập đồn tài chính của nước ngồi đầu tư vốn vào ngành ngân hàng tăng lên làm tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực này tạo điều kiện thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển.

Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình cơng bãi cơng... Từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định ít rủi ro hơn. Thơng qua đó thu hút đầu tư vào các ngành nghề trong đó có ngành ngân hàng.

Một mơi trường chính trị-xã hội ổn định sẽ là cơ sở rất tốt cho hoạt dộng Ứng dụng của ngân hàng, vì chỉ khi có nhu cầu đầu tư trong nền kinh tế mới xuất hiện nhu cầu vay vốn ngân hàng. Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị - xã hội sẽ làm ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động của doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp này đang vay vốn ngân hàng thì rõ ràng việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.

Pháp luật: Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của

pháp luật, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, một ngành có tác động tới tồn bộ nền kinh tế.

Việt Nam đang dần dần hoàn thiện bộ luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các chính sách kinh tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh được yên tâm phát triển.

Mơi trường văn hóa-xã hội

dùng, gần 58% người tham gia chọn phương án vay ngân hàng. Cũng theo kết quả này, chỉ có 25,85% người được hỏi chọn phương án vay bạn bè, người thân; 12,24% đợi khi đủ tiền mới thực hiện và 4,08%chọn phương án vay lãi nóng trong bên ngồi. Do đó, trong thời gian tới cho vay đối với đối tượng KHCN sẽ tiếp tục phát triển mạnh và trở thành một trong những hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.

b. Môi trường ngành

Các đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt. Ngày 1 tháng 1 năm 2011 Việt Nam chính thức mở cửa cho các Ngân hàng nước ngồi hoạt động khơng giới hạn được phép kinh doanh tất cả các dịch vụ ngân hàng như ngân hàng trong nước.

Ngoài các đối thủ truyền thống là các ngân hàng lớn trong nước như Vietcombank, sacombank, BIDV, Eximbank... NHNo&PTNT còn phải canh tranh với các ngân hàng nước ngồi có sẵn tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lý chun nghiệp, cơng nghệ tốt hơn và các khách hàng ruột là các công ty từ nước họ đang hoạt đông tại Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là khả năng kết nối mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại. Để cạnh tranh với những ngân hàng này, các ngân hàng trong nước phải trang bị hệ thông hạ tầng công nghệ, trang thiết bị và nhân sự có trình độ cao... Tuy nhiên ngân hàng trong nước cũng có lợi thế là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn và ngân hàng trong nước có sự hiểu biết về tâm lý và thói quen của khách hàng hơn.

Khách hàng vay

Trên thị trường tài chính hiện nay, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của mình. NHNo&PTNT - chi nhánh Thủ Đơ đã có thời gian hoạt động khá dài, tạo được uy tín tốt và là nơi khách hàng tin tưởng. Vì thế chi nhánh cần

có những chương trình, chính sách giúp duy trì lượng khách hàng quen thuộc và thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

2.2.3.2 Nhân tố bên trong

a. Các yếu tố tài chính, kế tốn

NHNo&PTNT từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay ln khẳng định vai trị là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

NHNo&PTNT là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến 31/12/2015, NHNo&PTNT có tổng tài sản trên 833.000 tỷ đồng; vốn điều lệ 29.605 tý đồng; tổng nguồn vốn trên 804.000 tỷ đồng; tổng dư nợ trên 614.561 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn... NHNo&PTNT cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Ầu (EIB)... NHNo&PTNT đảm nhận vai trị Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Nơng thơn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

b. Mục tiêu và văn hóa kinh doanh của NHNo&PTNT

lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nơng thơn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nơng”. Tập trung tồn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngồi nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nơng”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngồi tín dụng, NHNo&PTNT khơng ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa.

c. Quy mơ tiền lực tài chính của NHNo&PTNT - chi nhánh Thủ Đơ.

Tổng tài sản của chi nhánh tính tới 31/12/2015 là 3070,23 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế năm 2015 đạt 24,12 tỷ đồng.

d. Quy mô nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT - chi nhánh Thủ Đô.

Hiện nay tổ chức của Chi nhánh có 5 phịng ban và 4 chi nhánh trực thuộc với biên chế hơn 90 cán bộ viên chức

Trong đó:

- Trình độ đại học và trên đại học có khoảng 72 cán bộ chiếm khoảng 80%/ tổng số CBNV.

- Trung cấp, sơ cấp có khoảng 18 cán bộ chiếm 20% tổng số CBNV ngân hàng.

e. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ.

Công tác tin học và hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng ln được Chi nhánh quan tâm và chú trọng. Các bộ phận nghiệp vụ đều được trang bị các máy móc thiết bị đảm bảo ứng dụng các chương trình quản lý, giao dịch trực tiếp và chương trình chuyển tiền điện tử, chương trình thơng tin báo cáo được thơng suốt, khơng gây chậm trễ, ách tắc trong giao dịch và thanh toán chuyển tiền. Các cán bộ, viên chức ngân hàng giao dịch thành thạo trên máy tính. Các phịng ban giám đốc đều có máy kết nối mạng

với máy chủ để tiện cho cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và tự lấy số liệu khi cần thiết. Do đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. 

f. Lợi thế kinh doanh của ngân hàng.

Ngân hàng được thành lâp từ năm 2008 với địa thế trung tâm của một trong những quận sầm uất thành phổ Hà Nội cùng với đội ngũ cán bộ có chất lượng và giàu kinh nghiệm, ứng dựng công nghệ thông tin hiện đại, thái độ phục vụ tận tình chu đáo của nhân viên đã tạo dựng nên được uy tín cùng như mối quan hệ tín dụng lâu dài với doanh nghiệp, dân cư trên địa bàn. Đây là lợi thế rất đáng kể của chi nhánh so với những ngân hàng khác trên địa bàn.

Bảng 2.16: Thiết lập ma trận SWOT môi trường kinh doanh của NHNN&PTNT - Chi nhánh Thủ Đơ

Phân tích ma trận SWOT của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đô

Cơ hội ( Opportunities)

1.Hội nhập tạo điệu kiện: Tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ nhân viên. Từng bưởc mở rộng hoạt động quốc tế, năng lực cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế. Phát triển năng lực quản lỷ và đội ngủ nhân viên có khả năng hội nhập cao. 2.Tốc độ phát triển kinh tế nhanh và nền kinh tế có độ mở ngày càng cao,ngày càng hồn thiện cơ chế thị trường

3.Trình độ dân trí và thu nhập của người dân tăng kéo theo

Nguy cơ (Threat)

1. Việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực tài chính, cơng nghệ, năng lực quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần

2. Áp lực cải tiến công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài 3. Hệ thống pháp luật và thể chế cơ chế thị trường chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, nhất qn và cịn nhiều mâu thuẫn trong chính sách điều hành của cơ quan có thẩm quyền

4. Sự quan tâm giúp đỡ của NHNN

khó tránh trong thời hội nhập 5. Nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động

Điểm mạnh (Strenghths) 1. Thương hiệu mạnh 2. Ngân hàng có vốn điều lệ và tổng tai sản lớn 3. Có hệ thống chi nhánh rộng khắp 4. Đội ngủ quản lý mạnh, nguồn nhân lực chất lượng cao 5. Đội ngũ nhân viên tận tình, ham học hỏi và được tiếp cận kiến thức kỹ thuật hiện đại 6. Ngân hàng chiếm thị phần lớn về huy động vốn, hoạt động tín dụng và các dịch vụ thẻ... 7. Ngân hàng có uy tín và mối quan hệ khách hàng trung thành lớn Kết hợp O1, 2, 3, 4 và S1,2,3,4,5,6 chiến lược:

1. Tăng cường sức mạnh tài chính.

2. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới

3. Tăng cường đào tạo nhân viên, xây dựng hệ thộng quản lý tối ưu

4. Xây dưng thương hiệu quốc tế

Kết hợp S1,2,3,4,5,6 và T1,2,3,4,5 chiến lược:

1. Xây dựng chính sách đào tạo và đãi ngộ nhân viên hợp lý tránh chảy máu chất xám. 2. Huy động thêm vổn điều lệ, mở rộng mạng lưới và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại

3. Khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý nắm bắt thị trường hiệu quả

Điểm yếu-W (weaknesses)

1. Việc liên kết của ngân [làng với các ngân hàng thương mại khác chưa thật sự chặt chẽ 2. Mức độ phát triển các sản phẩm mới còn chưa thật xứng tầm với ngân hàng.

3. Năng lực quản lý còn khiêm tốn so với trình độ quản lý của một ngân hàng thương mại có đẳng cấp quốc tế.

4. Quy mơ cịn khiêm tốn so với một ngân hàng có đẳng cấp quốc tế

Kết hợp O1,2,3,4 với W1,2,3,4. Chiến lược:

1. Tăng cường liên kết với các ngân hàng thương mại.

2. Tiếp tục phát huy các sản phẩm thế mạnh và đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng nhu cầu khách hàng. 3. Nâng cao chất lượng nhân viên có các khóa học, đào tạo hiệu quả

Kết hợp W1,2,3,4 với T1,2,3,4,5. Chiến lược:

1. Phát triển quy mô của ngân hàng.

2. Tiếp cận học hỏi trình độ quản lý của các ngân hàng quốc tế.

3. Liên kết chặt chẽ với các ngân hàng thương mại khác đối phó với sự xâm nhập của các đối thủ là các ngân hàng quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) chất lƣợng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh thủ đô (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)