Thực trạng tổ chức thực hiện đào tạo nhân lực tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần thiết bị áp lực đông anh (Trang 40 - 45)

1.3 .Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những cơng trình năm trước

3.3. Phân tích thực trạng đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần thiết bị áp lực Đông

3.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện đào tạo nhân lực tại công ty

Dưới đây là bảng tổng kết chương trình đào tạo nhân lực của công ty năm 2018:

Bảng 3.4: Bảng tổng kết sơ bộ chương trình đào tạo nhân lực của cơng ty năm 2018 Hình thức đào tạo Số khố

đào tạo

Tổng số nhân lực được đào tạo

Tổng chi phí (triệu đồng)

Chi phí đào tạo bình quân (triệu

đồng/ người)

Đào tạo bên trong công ty 8 43 57 1,32

Đào tạo bên ngồi cơng ty 3 16 47 2,93

Tổng 11 59 104

(Nguồn: Phòng HC-NS)

Qua bảng số liệu, nhận thấy trong năm 2018 công ty đã tiến hành tổng cộng 11 khóa đào tạo nhân lực với tổng số học viên tham gia là 109 người chia thành 8 khóa đào tạo bên trong cơng ty và 3 khóa đào tạo bên ngồi. Mức chi phí bỏ ra cho 2 hình thức đào tạo này cũng khác nhau khi đào tạo bên ngồi có mức chi phí bình qn trên đầu người cao hơn, ở mức 2,93 triệu đồng/ người trong khi đó mức chi phí cho đào tạo bên trong là 1,32 triệu đồng/ người. Như vậy, cơng ty đã có sự cân đối chi phí cho 2 hình thức đào tạo để việc đào tạo được tiến hành thuận lợi và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, cơng ty áp dụng hình thức đào tạo bên trong là chủ yếu đã làm hạn chế nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực trong công ty.

Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ % nhân viên tham gia đào tạo trong giai đoạn 2016-2018 tại công ty Cổ phần thiết bị áp lực Đông Anh

61% 39%

Đã từng tham gia đào tạo Chưa từng tham gia đào tạo

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua quá trình khảo sát cho thấy, tất cả người lao động cho biết một năm tại bộ phận họ chỉ có 1-2 chương trình đào tạo và khơng phải ai cũng được tham gia: có 61% người được hỏi cho biết họ từng tham gia chương trình đào tạo tại cơng ty, cịn lại 39% nhân viên chưa tham gia bất cứ chương trình đào tạo nào ngồi chương trình đào tạo hội nhập. Đa số rơi vào lao động phổ thơng khơng làm việc ở văn phịng. Có nghĩa là q trình đào tạo chưa bao trùm tồn bộ nhân viên.

Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của chị Nguyễn Thị Tâm – phó phịng HC-NS, ý kiến của chị cũng nhận được sự đồng thuận của nhiều cấp quản lý khi được hỏi. Chị cho rằng: “Tỉ lệ 39% người chưa từng được tham gia

đào tạo là một tỉ lệ khá tiêu cực, nhưng nguyên do đến từ nhiều phía và cần có thời gian mới có thể cải thiện. Nguyên do thứ nhất đến từ khả năng tài chính, tổ chức đào tạo của công ty trong giai đoạn hiện nay cịn yếu nên thường chỉ đào tạo khi có nhu cầu cấp thiết chứ hoàn toàn chưa thực sự xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực một cách lâu dài và kĩ lưỡng. Nguyên do thứ hai đến từ sự thiếu sót trong hoạt động xác định nhu cầu đào tạo đối với bản thân người lao động của cơng ty; vì khơng nắm rõ được mong muốn của họ, nên cơng ty cũng chưa chủ động đáp ứng và kết quả là việc đào tạo ai, đào tạo cái gì chủ yếu do ban lãnh đạo quyết định. Việc này gây ra hệ quả là có những phịng ban chủ chốt thường có tần suất đào tạo dày đặc còn những người lao động phổ thơng thì thường khơng được tham gia khóa đào tạo nào, do vậy họ mất đi nhiều cơ hội thăng tiến bản thân. Nguyên do thứ ba cũng đến từ bản thân người lao động, ngược lại với nhóm người lao động có nhu cầu nhưng khơng được đào tạo thì cũng có những nhóm nhân viên có cơ hội được đào tạo nhưng bản thân họ không muốn tham gia nên ln lấy nhiều lí do để từ chối, hệ quả xảy ra cũng là họ khơng tham gia bất cứ khóa đào tạo nào nhưng là do bản thân họ tự nguyện”

a, Đối với hình thức đào tạo bên ngồi

Giai đoạn 2016-2018, cơng ty thực hiện đào tạo ngồi cho tổng cộng 31 cán bộ trong công ty nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và phát triển nền tảng kiến thức chuyên mơn.

Có hai nhóm nhân lực mà cơng ty ưu tiên đầu tư đào tạo bên ngồi: thứ nhất là nhóm nhân lực lãnh đạo, nội dung đào tạo thường về các kỹ năng quản lý và xây dựng tổ chức, đội nhóm,… Đối tác được cơng ty Cổ phần thiết bị áp lực Đơng Anh lựa chọn để gửi nhóm nhân lực này đi đào tạo là trường Doanh nhân PACE (PACE Institute of Management), một tổ chức đào tạo có nhiều năm kinh nghiệm với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, phương pháp đào tạo tiên tiến và cập nhật. Nhóm nhân lực thứ hai là các kỹ sư chịu trách nhiệm thiết kế các sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung đào tạo đối với nhóm nhân lực này chủ yếu là để nâng cao năng lực chuyên môn, lĩnh hội những công nghệ tiên tiến và cập nhật xu hướng của thị trường để áp dụng vào phát triển sản phẩm. Đối tác được lựa chọn là những kỹ sư chuyên ngành từ các trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam.

Sau khi lựa chọn và ký kết hợp đồng với các đối tác, công ty Cổ phần thiết bị áp lực Đông Anh nói chung và phịng HC-NS nói riêng có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ đào tạo để có những đánh giá, điều hỉnh kịp thời nếu cần.

b, Đối với hình thức đào tạo bên trong

Cơng ty Cổ phần thiết bị áp lực Đơng Anh thường tổ chức các khố đào tạo ngay tại trụ sở chính của mình tại số 23 dốc Vân, Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội để triển khai đào tạo nhân lực bên trong công ty.

Đối với nhân viên mới thì cơng ty đã thực hiện việc đào tạo trong công việc, giao cho nhân viên cũ có nhiều kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn nhân viên mới trong cơng việc để họ có thể hịa nhập với môi trường làm việc của công ty và thực hiện đúng theo văn hóa cơng ty. (Nội dung chi tiết của chương trình hội nhập nhân sự mới được trình bày ở phụ lục 7)

Giảng viên giảng dạy

Công ty Cổ phần thiết bị áp lực Đông Anh chủ yếu sử dụng nguồn giảng viên trong cơng ty. Dựa trên những tiêu chí đánh giá về mức độ hồn thành cơng việc, thâm niên làm việc, kỹ năng giảng dạy để lựa chọn người phù hợp nhất. Bên cạnh đó, với những chương trình đào tạo đặc biệt, cơng ty cịn th thêm giảng viên bên ngồi, có thể là giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề,… nhằm đảm bảo học viên được giảng dạy với đội ngũ giảng viên giỏi nhất, phù hợp nhất.

Bảng 3.5: Giảng viên các chương trình đào tạo trong năm 2018 của Cơng ty CP TBAL Đơng Anh

Tên chương trình đào tạo Hình thức đào tạo

Giảng viên/người hướng dẫn/ đơn vị giảng dạy (kèm chức

vụ cá nhân nếu có)

Đào tạo hội nhập Đào tạo bên trong Trưởng/phó phịng hoặc nhân viên được bổ nhiệm

Khóa học “Hệ thống khí nén cơ bản và an tồn thiết bị chịu áp”

Đào tạo bên trong Quản đốc/Trưởng nhóm trực tiếp giảng dạy

Kĩ năng sales chuyên nghiệp

trong thời kì 4.0 Đào tạo bên ngoài

Giảng viên cao cấp bán hàng của BMSGROUP Global – Hoàng Văn Bảo

Quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Đào tạo bên ngồi

Ơng Đỗ Hải, chuyên gia tư vấn đào tạo, đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015

Nghiệp vụ tuyển dụng sáng

tạo Đào tạo bên ngoài

Anh Nguyễn Đức Hải (Founder của X-hunter), anh Thắng Nguyễn (Điều hành miền bắc công ty Headhunt First Alliances) và anh Bảo Thịnh (COO của Base.vn) Hội nhập và tự động hóa quy

trình sản xuất thiết bị áp lực và nồi hơi

Đào tạo bên trong

Ông Jos de Kort, chuyên viên cơ khí nhiệt điện đến từ Hà Lan

Thơng báo danh sách học viên và tập trung

Danh sách các nhân lực tham gia khóa đào tạo được phịng Hành chính – Nhân sự tổng hợp và chuyển tới từng phịng ban, các trưởng phịng ban có nhiệm vụ truyền đạt các kế hoạch của khóa học tới các nhân lực tham giá khóa học về thời gian, nội dung, mục đích của khóa học để nhân lực chuẩn có cơng tác chuẩn bị tốt khi tham gia khóa học. Thời gian thơng báo cho học viên thường là khoảng 2 tuần trước khi khoa học diễn ra để nhân lực có thời gian thu xếp cơng việc, đảm bảo tiến trình của khóa học.

Chuẩn bị các tài liệu theo đúng nội dung, phương pháp cho khóa học

Các tài liệu này được nhân lực phịng Hành chính – Nhân sự liên hệ với giảng viên chuẩn bị trước các tài liệu thích hợp để phục vụ cho nhân lực tham gia khóa học sau đó trình lên trưởng phịng phê duyệt. Theo quy định của cơng ty thì các tài liệu như giáo trình, văn bản liên quan tới khóa học phải được gửi cho học viên ít nhất 2 ngày trước khi khóa đào tạo diễn ra nhưng trên thực tế, theo như những gì mà các học viên tham gia các khóa đào tạo phản ánh, các tài liệu chỉ được phát cho học viên vào buổi đầu tiên của khóa đào tạo. Điều này khiến cho chất lượng khóa đào tạo bị ảnh hưởng không nhỏ.

Chuẩn bị các điều kiện vật chất về phòng học, dụng cụ học tập, các dịch vụ phục vụ cho học viên tham gia đào tạo

Cơng tác này được nhân lực phịng Hành chính – Nhân sự chuẩn bị kết hợp cùng các nhân viên tạp vụ của công ty nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho kế hoạch đào tạo. Nhìn chung, các khóa đào tạo chủ yếu sử dụng phịng họp và phòng hội nghị khách hàng làm phịng học nên việc chuẩn bị khơng mất nhiều thời gian và tương đối đạt tiêu chuẩn, các phòng học được trang bị đầy đủ máy chiếu, đèn chiếu sáng và cung cấp đầy đủ nước uống. Học viên được đào tạo tại công ty chủ yếu vào Thứ Bảy và Chủ nhật hoặc buổi tối sau khi tan sở, mỗi khóa đào tạo kéo dài khoảng 1-2 tuần tùy vào nội dung của khóa đào tạo.

Triển khai các chính sách hỗ trợ khóa học đào tạo

Phịng Hành chính - Nhân sự sẽ đưa ra danh sách giảng viên, học viên, thời gian và địa điểm đào tạo dựa vào các quy định và chính sách của cơng ty để đưa ra những đãi ngộ hợp lý cho các giảng viên và học viên tham gia khóa đào tạo nhằm tạo động lực cho các học viên và giảng viên.

Theo kết quả phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn về chính sách hỗ trợ nhân lực tham gia đào tạo tại công ty đã thu được kết quả khi 100% học viên xác nhận cơng ty có hỗ trợ về chi phí đi lại, ăn uống và tiền lương cho nhân lực tham gia. Khi phỏng vấn trực tiếp một số nhà quản trị và một số nhân lực tham gia khóa đào tạo có nhắc đến việc cơng ty có sự hứa hẹn về cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân lực sau khóa đào tạo.

đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn kinh phí hạn hẹp, khơng đủ để đầu tư tổ chức các khóa học. Bên cạnh đó, do q trình lập kế hoạch khơng tham khảo ý kiến của các bộ phận ngồi nhân sự trong cơng ty về thời gian, nội dung, phương pháp,…nên khi triển khai gặp khó khăn, số lượng nhân viên tham gia chưa đầy đủ khiến cho công tác triển khai không thể tuân theo kế hoạch đã đề ra.

Kết quả phiếu điều tra cho thấy, mức độ hài lòng về giảng viên, tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật dành cho đào tạo như sau:

Biểu đồ 3.6: Đánh giá chất lượng các yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất, giảng viên trong công tác đào tạo

Trang thiết bị Cơ sở vật chất Giảng viên 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 15% 10% 15% 19% 25% 35% 45% 40% 35% 18% 20% 13% 3% 5% 2% Rất tốt Tốt Khá TB Yếu

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Đánh giá về trang thiết bị phục vụ đào tạo: Tỉ lệ nhân viên đánh giá rất tốt về trang thiết bị chiếm 15%, tốt chiếm 19%, khá chiếm 45%, trung bình chiếm 18%, yếu chiếm 3%. Nhìn chung trang thiết bị dành cho đào tạo hầu như đã thoả mãn được nhu cầu. Cơng ty cần tích cực nâng cao hơn nữa chất lượng trang thiết bị để tránh lạc hậu, lỗi thời khơng phù hợp với q trình học tập, giảng dạy.

Đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Tỉ lệ nhân viên đánh giá rất tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật chiếm 10%, tốt chiếm 25%, khá chiếm 40%, trung bình chiếm 20%, yếu chiếm 5%. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa thực sự đủ tốt để đáp ứng nhu cầu đào tạo. Tỉ lệ đánh giá trung bình, yếu cịn nhiều, do đó cơng ty nên tiến hành điều chỉnh để phục vụ cho công tác đào tạo hoàn thành mục tiêu đã đề ra

Đánh giá về giảng viên đào tạo: Tỉ lệ nhân viên đánh giá rất tốt về giảng viên chiếm 15%, tốt chiếm 35%, khá chiếm 35%, trung bình chiếm 13%, yếu chiếm 2%. Giảng viên đào tạo nhìn chung cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của học viên. Tỉ lệ đánh giá trung bình, yếu cịn cao. Để thu được kết quả sau đào tạo cao, công ty cần lựa chọn giảng viên phù hợp, đủ trình độ, kỹ năng, phương pháp để truyền tải được nội dung đào tạo.

Qua đó ta có thể thấy, triển khai cơng tác đào tạo vẫn tồn tại những hạn chế về trang thiết bị, cơ sở vật chất, giảng viên. Cơng ty cần tìm hiểu rõ ngun nhân để có các phương án, kế hoạch điều chỉnh phù hợp, giúp cho công tác đào tạo ngày càng hồn thiện và thành cơng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần thiết bị áp lực đông anh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)