Một số định hƣớng sử dụng phƣơng pháp đàm thoại phát hiện vào thiết

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện vào dạy học quan hệ vuông góc trong không gian ở lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 33 - 38)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Một số định hƣớng sử dụng phƣơng pháp đàm thoại phát hiện vào thiết

thiết kế một giáo án dạy học theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học

2.1.1. Thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học

Theo hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo [39, tr 118], giáo án dạy học theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Xác định mục tiêu bài học theo hƣớng chỉ rõ mức độ học sinh phải đạt đƣợc sau bài học về: kiến thức, kĩ năng, tƣ duy, thái độ đủ để làm căn cứ đánh giá kết quả bài học; chú ý tới việc hƣớng dẫn học sinh phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu.

+ Giáo án dạy học đƣợc thiết kế theo các hoạt động của thầy và của trò, trọng tâm là các hoạt động của trò để học sinh đƣợc suy nghĩ, làm việc nhiều hơn và đƣợc trình bày ý kiến của chính mình; Nâng cao chất lƣợng các câu hỏi; giảm thiểu các câu hỏi tái hiện kiến thức và tăng các câu hỏi yêu cầu học sinh tƣ duy; Có câu hỏi khó nhằm kích thích học sinh suy nghĩ tìm tòi và chú trọng nhận xét câu trả lời của học sinh và sửa lỗi cho học sinh.

+ Trong mỗi giáo án dạy học GV có thể sử dụng một phƣơng pháp dạy học hay tích hợp nhiều phƣơng pháp dạy học.

2.1.2. Xác định đúng mục tiêu bài dạy và phát hiện đƣợc các hoạt động tƣơng thích với nội dung dạy học

Mỗi giáo viên cần phải xác định rõ chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học đó chính là căn cứ để thiết kế giáo án dạy học, tiến hành dạy học, ôn tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chƣơng trình giáo dục phổ thông môn toán cần theo quan điểm cơ bản: sát thực, trực quan, đúng chuẩn và đổi mới.[40, tr 88]

Theo GS Nguyễn Bá Kim, nội dung dạy học toán ở trƣờng phổ thông thƣờng gắn với các dạng hoạt động nên mỗi giáo viên phải tìm hiểu tƣơng thích với nội dung dạy học đồng thời kết hợp với năng lực của mình để vận dụng phƣơng pháp dạy học sao cho phù hợp và phát huy đƣợc hiệu quả dạy học, những hoạt động thƣờng gặp trong dạy học môn toán là:

+ Hoạt động nhận dạng, thể hiện

Nhận dạng một khái niệm là phát hiện xem một đối tƣợng cho trƣớc có các đặc trƣng của khái niệm nào đó hay không; Thể hiện một khái niệm là tạo ra một đối tƣợng có đặc trƣng của khái niệm đó.

Nhận dạng một định lí là phát hiện xem một tình huống cho trƣớc có ăn khớp với một định lí nào hay không; Thể hiện một định lí là xây dựng một tình huống ăn khớp với định lí cho trƣớc.

Nhận dạng một phƣơng pháp là phát hiện xem trong một dãy các tình huống có phƣơng pháp nào phù hợp với nó không; Thể hiện một phƣơng pháp là tạo ra một tình huống phù hợp với các bƣớc của một phƣơng pháp đã biết.

+ Những hoạt động toán phức hợp: Là những hoạt động thƣờng lặp

đi lặp lại nhiều lần trong dạy học toán học gồm có: Chứng minh, định nghĩa, giải bài toán bằng cách lập phƣơng trình, giải bài toán dựng hình, bài toán tìm tập hợp điểm, …

+ Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong dạy học toán: lật ngƣợc vấn

đề; xét tính giải đƣợc, có nghiệm, có nghiệm duy nhất, có nhiều nghiệm; phân chia trƣờng hợp; tƣ duy hàm; tƣ duy thuật toán;…

+ Những hoạt động trí tuệ chung: phân tích, tổng hợp, so sánh, tƣơng tự, khái quát, trừu tƣợng,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Những hoạt động ngôn ngữ: Phát biểu, giải thích, biến đổi một mệnh đề, một định nghĩa,...

2.1.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ của học sinh

+ Câu hỏi tốt là động cơ giúp học sinh khám phá tri thức.

Theo G.Pôlya, để giúp học sinh phát triển khả năng tƣ duy tìm tòi khám phá tri thức trong hoạt động học ngƣời giáo viên “… bắt đầu bằng câu hỏi tổng quát hay một lời khuyên lấy trong bảng, sau đó nếu cần thiết, đi dần từng bƣớc tới những câu hỏi chính xác và cụ thể hơn cho đến khi tìm thấy câu hỏi gợi ra đƣợc cách giải cho học sinh…”.[35, tr 35]

Tùy theo mức độ yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng ngƣời giáo viên cần xây dựng hệ thống các câu hỏi để „„khởi động‟‟ bộ máy tƣ duy của học sinh; tổ chức cho học sinh hoạt động, và tìm tòi phát hiện tri thức cần giải đáp.

+ Bài tập tốt, phù hợp với nội dung bài giảng là cơ sở để tổ chức cho học sinh hoạt động.

Trong dạy học toán, mỗi bài tập toán học đƣợc sử dụng với dụng ý khác nhau: dùng tạo tiền đề xuất phát, để gợi động cơ, để làm việc với nội dung mới, củng cố hoặc kiểm tra,… Tùy từng thời điểm cụ thể mỗi bài tập toán có chức năng khác nhau, có thể dạng tƣờng mình hay ẩn tàng song các chức năng này đều hƣớng tới thực hiện mục tiêu dạy học. Mỗi giáo viên cần quan tâm đến chức năng của mỗi bài tập và khai thác các chức năng của bài tập đó.

Một bài tập đƣợc xem là tốt nếu nhƣ bài tập đó khai thác đƣợc nhiều chức năng dạy học khác nhau hoặc bài tập đó đặt học sinh vào tình huống phải lựa chọn, sửa chữa sai lầm, có nhiều cách giải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.4. Xác định rõ những những tri thức phƣơng pháp cần đạt trong bài học và phƣơng pháp truyền thụ những tri thức đó

Tri thức phƣơng pháp đóng vai trò quan trọng và là cơ sở định hƣớng trực tiếp và là kết quả của hoạt động dạy học. Đứng trƣớc một nội dung dạy học, mỗi ngƣời giáo viên cần nắm đƣợc tất cả các tri thức phƣơng pháp có thể có trong nội dung đó. Nắm đƣợc nhƣ vậy không phải là để truyền thụ tất cả cho học sinh một cách tƣờng minh mà còn phải căn cứ vào mục đích và tình hình cụ thể để lựa chọn cách thức, mức độ truyền thụ thích hợp. [13, tr 89]

Có bốn mức độ truyền thụ về tri thức phƣơng pháp: Tri thức phƣơng pháp ở dạng tƣờng minh theo quy định trong chƣơng trình chuẩn kiến thức kĩ năng; Thông báo các tri thức phƣơng pháp tiềm ẩn trong quá trình tiến hành hoạt động dạy học; Luyện tập những hoạt động giải toán ăn khớp với tri thức phƣơng pháp; Hƣớng dẫn học sinh tìm ra một số phƣơng pháp chủ đạo để giải từng loại toán cơ bản.

Việc xây dựng tri thức phƣơng pháp có thể xuất phát từ những tri thức trong giờ học lí thuyết (nhận dạng tri thức mới ); Cũng có thể thông qua các hoạt động giải toán (Có thể thông qua bài tập cụ thể).

2.1.5. Xác định những phƣơng tiện dạy học trong giờ học

Phƣơng tiện dạy học là công cụ mà giáo viên và học sinh sử dụng trực tiếp trong quá trình dạy học nhƣ: Sách giáo khoa, phần mềm dạy học, thiết bị thí nghiệm, phƣơng tiện kĩ thuật máy chiếu projertor computer,…

Đối với quá trình nhận thức, các phƣơng tiện dạy học là công cụ cung cấp cho học sinh kiến thức chính xác và gây đƣợc hứng thú cho các em. Tuy nhiên, nếu phƣơng tiện dạy học sử dụng không hợp lí không những không mang lại hiệu quả mà nó có tác dụng tiêu cực. Yêu cầu quan trọng hơn cả khi sử dụng phƣơng tiện dạy học phải tuân thủ yêu cầu của lí luận dạy học và chú ý một số vấn đề sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tận dụng phƣơng tiện dạy học là sách giáo khoa (sách bài tập, sách tham khảo)

Những phƣơng tiện này giúp các em nhận thức thế giới tri thức bằng ngôn ngữ, kí hiệu. Nếu ngƣời học biết sử dụng đúng và khoa học tức là đã bồi dƣỡng cho ngƣời học phƣơng pháp học hữu hiệu để họ có thể tự lực tìm tòi ra tri thức. Vì vậy trƣớc khi lên lớp, học sinh phải đọc sách ở nhà theo hƣớng dẫn của giáo viên. Trong giờ học, học sinh có thể kết hợp nghe giảng với đọc sách nói riêng và sử dụng sách nói chung. Đôi khi trong giờ học, ngƣời giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh tự làm việc với SGK trong thời gian thích hợp của tiết học và phù hợp với yêu cầu lí luận dạy học:

- Cần lựa chọn đúng đắn nội dung tài liệu để học sinh tự lực nghiên cứu - Cần mở đầu bằng cuộc đàm thoại để học sinh có khái niệm về nội dung sẽ nghiên cứu

- Trong khi học sinh nghiên cứu SGK trên lớp, giáo viên cần quan sát và giúp đỡ các em khi cần và có thời gian nhất định để học sinh nghiên cứu không nên để các em nghiên cứu SGK trong cả tiết học.

- Kết thúc tự nghiên cứu SGK giáo viên phải yêu cầu học sinh cố gắng tự lực nêu ra vấn đề cơ bản sau khi đọc.

+ Sử dụng bảng phụ, phiếu học tập.

Bảng phụ là bảng có nội dung toán học đƣợc viết sẵn để giáo viên hƣớng dẫn học sinh. Bảng phụ có thể viết ra giấy; dùng máy chiếu projertor chiếu lên phông hoặc có thể kết hợp với phần mềm toán học nhằm mục đích minh họa trực quan một vấn đề nào đó cần truyền đạt,…Song khi dùng bảng phụ giáo viên cần lƣu ý sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bảng phụ chỉ có tác dụng nếu trên đó là sơ đồ, bảng tổng kết phƣơng pháp giải toán, có thể là phần mềm toán học mô phỏng hình vẽ trực quan hoặc kiểm nghiệm tính đúng đắn của một vấn đề nào đó.

- Bảng phụ phải rõ ràng tránh nhiều màu sắc, nhiều hiệu ứng.

Những định hƣớng trên sẽ đƣợc chúng tôi thể hiện trong những giáo án cụ thể ở mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp đàm thoại phát hiện vào dạy học quan hệ vuông góc trong không gian ở lớp 11 trường trung học phổ thông (Trang 33 - 38)