2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH
3.2.1. Định hướng phát triển xuất khẩu gỗ Việt Nam đến năm 2020
Phát triển một ngành chế biến gỗ trên cơ sở sử dụng chủ yếu nguồn nguyên liệu gỗ trong nước 80%. Trong đó, gỗ chủ yếu khai thác từ rừng trồng. Từng bước thay đổi thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm từ rừng tự nhiên sang rừng
trồng, từ các sản phẩm sử dụng 100% là gỗ sang các sản phẩm kết hợp gỗ với các vật liệu khác. Đảm bảo sự cân bằng giữa thương mại, phát triển Công nghiệp và môi trường rừng bền vững.
Công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong thập kỷ tới được vận hành với công nghiệp cao bằng các thiết bị tiên tiến hiện đại theo con đường Cơ+Hố+Kĩ
thuật số. Cơng nghệ là điều kiện quyết định nhất để nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao năng lực tận dụng nguyên liệu công nghệ tạo ra những giải pháp mới, quản lý mới để từ đó tạo ra nhiều sản phẩm mới có kiểu dáng đẹp đáp ứng ngày càng cao tiêu dùng của xã hội về lượng và chất.
Nâng cao định mức tận dụng nguyên liệu hiện nay từ 40% lên 90% vào năm 2020. Tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ hiện tại từ 0,12 m3 gỗ lên 0,2 m3 gỗ trên đầu người vào năm 2020.
Phấn đấu giá trị đạt kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 là 7 tỷ USD.
(Nguồn: chiến lược phát triển tổng thể ngành gỗ Việt Nam đến năm 2010 và đến năm 2020)
Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất có rừng gồm 8,4 triệu ha rừng sản xuất, 5,68 triệu ha rừng phòng hộ, 2,16 triệu ha rừng đặc dụng với sản lượng gỗ khai thác trong nước đạt 20-24 triệu m3/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản. (Theo
Chiến lược Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020)
Nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người của ngành công nghiệp chế biến gỗ từ 4% lên 10% vào năm 2020.