3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH
3.3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.3.1.1. Giải pháp đối với các đơn vị khai thác nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu là nỗi lo lớn nhất bức xúc nhất hiện nay đối với ngành chế biến gỗ Việt Nam. Một trong những lý do hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường là do chúng ta chưa chủ động được nguồn
nguyên liệu. Do vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nên thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất - Giải pháp về khoa học công nghệ
Yếu tố khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đóng vai trị vơ cùng quan trọng, tạo ra năng suất cao, khuyến khích khai thác và sử dụng nguyên liệu gỗ trong nước, hạn chế nhập khẩu, và đặc biệt là để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường Nhật Bản. Do đó cần thực hiện:
- Nghiên cứu và xây dựng quy trình trồng rừng thâm canh trên cơ sở đánh giá đất, giống, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong việc trồng rừng, phòng trừ sâu bệnh, phịng cháy chữa cháy, cũng như cơng tác khai thác vận chuyển sản phẩm rừng trồng, đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cho mỗi loài cây trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.
- Nghiên cứu các giải pháp làm giàu rừng, trồng rừng bổ sung để trong thời gian ngắn có thể đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng rừng.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến như biến tính gỗ (nâng cao tỷ trọng, ngâm tẩm chống mối mọt, cong vênh...) kĩ thuật trang trí bề mặt nhằm nâng cao chất lượng gỗ nguyên liệu đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu và nâng cao giá trị hàng hoá xuất khẩu.
Thứ hai - Giải pháp về cơ chế chính sách:
Cơ chế chính sách thơng thống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khai thác nguồn nguyên liệu thực hiện được cơng việc khai thác. Do đó cần:
- Cổ phần hoá các lâm trường hoặc bán đấu giá quyền sử dụng đất và diện tích rừng hiện có do các cơ quan Nhà nước quản lý không hiệu quả.
- Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp chế biến để kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư cho rừng.
hoạch trồng rừng nguyên liệu tập trung.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là các cán bộ đầu ngành về giống cây lâm nghiệp xuất khẩu theo chương trình hàng năm và dài hạn.
- Đào tạo các kiến thức về giống, kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng cho cán bộ lâm nghiệp xã, thôn, các chủ trang trại, hộ nông dân trên địa bàn trung du, miền núi và các vùng trọng điểm trồng rừng nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến và xuất khẩu.
- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức nước ngoài và quốc tế để thực hiện các chương trình trồng rừng nguyên liệu.
Thứ ba: Giải pháp đầu tư ra nước ngoài để trồng rừng:
Đây là giải pháp chỉ có các doanh nghiệp lớn có khả năng về tài chính mới có thể thực hiện được, mua rừng trồng và lập nhà máy chế biến tại nước ngồi, cơng đoạn cuối cùng mới đưa về Việt Nam để xuất khẩu. Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành cho rằng: " đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đầu tư các doanh nghiệp chế biến gỗ như các doanh nghiệp của Trung Quốc, Singapore...sang Việt Nam đầu tư. Hiện nay chúng tôi đang xúc tiến xây dựng một nhà máy chế biến gỗ ở Lào, nơi có nguyên liệu gỗ khá dồi dào với công lao động khá rẻ, với tổng vốn đầu tư khoảng 2 triệu USD". Tuy nhiên đây cũng chưa phải là giải pháp lâu dài. Ở Đơng Nam Á chỉ có Malaysia là có rừng đạt tiêu chuẩn FSC và thực hiện tốt công tác này. Doanh nghiệp nên hướng đến những nơi có chứng chỉ rừng bền vững FSC như Canada, Australia, Mỹ, Nam Phi, New Zealand...
Thứ tư: Giải pháp về nhập khẩu nguyên liệu gỗ nước ngoài:
Ngoài nguyên liệu rừng trồng trong nước chúng ta vẫn phải nhập khẩu một số lượng lớn gỗ nguyên liệu từ nước ngồi. Vấn đề này cần có sự quan tâm của Nhà nước, của Hiệp hội, của các tổ chức và các doanh nghiệp chế biến cũng như
xuất khẩu. Hình thành những chợ cung cấp gỗ nguyên liệu, những công ty cổ phần nhập khẩu nguyên liệu gỗ ...là những giải pháp cấp bách đặt ra hiện nay. Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình qn hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm, đây là cơ hội để các DN có thể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
3.3.1.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
Thứ nhất - Đầu tư hiện đại hố máy móc thiết bị chế biến gỗ
Do nguồn vốn hẹp nên các doanh nghiệp đầu tư nhỏ giọt cơng nghệ theo từng khâu, chưa có sự đầu tư theo chiều sâu cho máy móc thiết bị. Sự hiện đại hồn thiện của máy móc thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp nên để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần phải không ngừng ứng dụng công nghệ mới, các thiết bị khoa học, hiện đại hố trang thiết bị, tăng khả năng tự động hóa q trình sản xuất kết hợp với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.
- Chú ý khi đầu tư công nghệ, không nên cố gắng chọn những cơng nghệ tiên tiến nhất vì khả năng tài chính và trình độ của ta có hạn, mọi điều kiện khác chưa đồng bộ. Công nghệ tốt nhất là những công nghệ vừa đủ để phát huy sáng tạo. Các doanh nghiệp cố gắng tận dụng và phát triển thêm một bước tri thức tiềm ẩn, phối hợp một cách thích hợp các hoạt động chuyển giao công nghệ và nghiên cứu triển khai. Các doanh nghiệp cũng nên kết hợp hài hồ giữa cơng nghệ hiện đại và thiết bị công nghệ đã qua sử dụng vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sản phẩm, vừa cân đối được vốn đầu tư cho trang thiết bị và đảm bảo tính cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở hiệu quả kinh tế.
- Đầu tư nghiên cứu công nghệ cơ bản, tập trung đi sâu khám phá những phương pháp gia cơng mới có năng suất cao, an tồn và tiết kiệm - nâng cao tỉ lệ
tận dụng ngun liệu. Ví dụ: gia cơng cắt gọt bằng cơng nghệ laze, bằng tia nước...hay các phương pháp hoá chế biến, các nghiên cứu đột phá nhằm cải tạo cấu trúc sợi xenlulo, mạch gỗ nhằm giải quyết các hạn chế về khả năng kháng mối mọt, nấm mốc, cải tạo mầu sắc, tăng cường cơ lý tính từ việc chọn lọc và đột biến gen cây trồng, nghiên cứu vật liệu mới thơng qua polime hố gỗ tự nhiên làm tăng phẩm chất và giá trị sử dụng của sản phẩm gỗ.
- Doanh nghiệp cần khai thác lợi thế của việc Việt Nam tham gia chương trình hợp tác cơng nghệ ASEAN (AICO) nhằm thu hút công nghệ cao của các nước ASEAN và khai thác lợi thế về thuế suất, thuế quan ưu đãi bằng mức thuế suất CEPT của thời điểm 2006 theo quy định của AICO cũng như các ưu đãi phi thuế quan khác. Đồng thời, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình qn hiện hành 17,4% xuống cịn 13,4% trong vòng 5-7 năm, đây là cơ hội để các DN có thể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Để có nguồn vốn thực hiện các giải pháp về máy móc, thiết bị, cơng nghệ này, các doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức khai thác và huy động vốn một cách linh hoạt qua các kênh sau:
+ Đa dạng hố hình thức đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ + Huy động mọi nguồn lực tự có trong doanh nghiệp
+ Huy động mọi nguồn vốn triệt để nhàn rỗi trong dân hay vốn của Việt kiều + Vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển và các ngân hàng thương mại.
+ Vay tín dụng trả chậm từ các nhà cung cấp hay các tổ chức ngân hàng, thuê tài chính, vay thương mại, vay dài hạn nước ngồi với lãi suất thấp và có sự bảo lãnh của Chính phủ hay sự hỗ trợ vốn của Tổng cơng ty.
+ Nghiên cứu quy chế tín dụng xuất khẩu vào Nhật Bản, chế độ ưu đãi phổ cập để khai thác nguồn vốn này một cách có hiệu quả.
Thứ hai - Nâng cao khả năng quản lý
Thực tế hiện nay cơng tác quản lý của chúng ta cịn rất yếu, cả quản lý kĩ thuật cũng như quản lý nhân lực, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, giá thành sản phẩm, cũng như uy tín doanh nghiệp. Ngồi đầu tư chiều sâu cho công nghệ hiện đại, muốn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ trên thị trường nóng bỏng hiện nay, các doanh nghiệp cần chú trọng đến chính sách về quản lý và con người. Cụ thể, để nâng cao năng lực quản lý trong doanh nghiệp là những biện pháp sau:
- Cơ chế quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước cần được nghiên cứu và triển khai áp dụng đổi mới theo mơ hình quản lý tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả điều hành.
- Tập trung đào tạo và xây dựng một đội ngũ đồng bộ từ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ đến công nhân lành nghề dưới nhiều hình thức khác nhau…
- Tiến hành cải tiến hệ thống quản lý, tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý và khoa học với hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp.
- Tổ chức các khoá huấn luyện chuyên đề đào tạo về bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ nâng cao năng lực của cán bộ.
Thứ ba - Đào tạo và đãi ngộ người lao động
Trong trao đổi với Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải, ông đã nhận định những khó khăn của ngành gỗ về vấn đề nhân lực hiện nay. Ông nhận xét, muốn phát triển nghề gỗ, rất cần có những nghệ nhân thực tài và yêu nghề. Ông gợi ý: "các chủ doanh nghiệp nên mạnh dạn cử chính con em mình tham gia các khố học tại Đại học Mỹ thuật công nghiệp để sau này nối nghiệp cha
ơng với một tầm nhìn mới rộng hơn". (Nguồn: http://vnexpress.net)
Như phân tích ở trên, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật tay nghề cao một cách trầm trọng. Yếu tố này ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả, sự ổn định trong sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam. Đứng trước thực tiễn như vậy, các doanh nghiệp cần năng động tự mình tìm giải pháp cho chính mình. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo và chuẩn bị về nguồn nhân lực, cần có chính sách đãi ngộ đối với người lao động. Cụ thể:
- Tổ chức tự đào tạo tại chỗ cho nhu cầu lao động tại doanh nghiệp
- Cần có một bộ phận chuyên trách của phòng tổ chức chịu trách nhiệm về vấn đề này, hướng dẫn trực tiếp công nhân về lý thuyết cũng như vận dụng thực hành.
- Tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nâng cao khả năng vận hành và xử lý công việc của người lao động.
- Tự đào tạo gắn liền với các chính sách đào tạo của Nhà nước, tận dụng triệt để những hội thảo chuyên đề, những khoá tập huấn kỹ năng nghiệp vụ của Nhà nước, Hiêp hội...
- Có những chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nghệ nhân nghề gỗ, chú trọng công tác truyền nghề.
Về chính sách đãi ngộ người lao động, đây thực sự là đòn bẩy kinh tế hợp lý: - Chế độ lương, thưởng, phụ cấp...sẽ tạo thành động lực thu hút lao động vào ngành, "giữ chân" họ với công việc, khuyến khích họ yên tâm làm việc và cống hiến sức sáng tạo vào sản xuất. Thực tế mức lương ngành gỗ khơng cao, vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần điều chỉnh mức lương hợp lý cho tương xứng những nỗ lực của ngành trong những năm qua.
- Doanh nghiệp có thể trích vốn, lợi nhuận hoặc xin trợ cấp ưu đãi của Chính 71
phủ để xây dựng nhà ở cho cơng nhân nơi tỉnh xa để họ yên tâm làm việc.
- Thêm vào đó là việc cải thiện điều kiện lao động, giảm nhẹ cường độ lao động bằng việc tăng cường đầu tư hiện đại hố máy móc, nâng cấp nhà xưởng, bảo đảm vệ sinh cơng nghiệp, phịng ngừa bệnh nghề nghiệp cho công nhân...
- Cơng đồn cơng ty chăm lo sức khoẻ và quan tâm đến bảo hiểm cho người lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi, tổ chức tham quan nghỉ mát...
Tất cả những giải pháp trên được quan tâm xây dựng và triển khai sớm thì chắc chắn vấn đề nhân lực khơng cịn là nỗi lo cho ngành cơng nghiệp chế biến gỗ nữa mà thậm chí nó sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thương trường.
Thứ tư - Tăng cường công tác thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm
Thực tế cho thấy mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm của chúng ta còn khá nghèo nàn. Sản phẩm gỗ nội thất đang dần trở thành mặt hàng thời trang, người tiêu dùng Nhật Bản lại rất hay thay đổi sở thích, vì vậy cơng tác thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm đang là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm để có thể cạnh tranh được với các đối thủ mạnh trong lĩnh vực này như Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản.
- Việc thiết kế mẫu mã nên tạo phong cách sáng tác mẫu đặc trưng cho riêng mình. Làm sao để khi nhìn vào sản phẩm, ít nhất người trong ngành cũng có thể nhận diện được là hàng "made in Vietnam".
- Ưu tiên đào tạo trong nước và nước ngoài các chuyên gia về thiết kế kiểu dáng mẫu, khắc phục tình trạng mẫu hàng của các doanh nghiệp Việt Nam na ná nhau và có thiết kế giống với của Thái Lan, Trung Quốc…
- Ưu tiên đầu tư áp dụng và sử dụng công nghệ trong khâu thiết kế mẫu mã mới.
nhân trong công tác bảo tồn kỹ xảo nghề mộc tinh hoa của dân tộc.
Thứ năm - Đẩy mạnh công tác Marketing
Công tác thị trường là một vấn đề khá nan giải, đòi hỏi phải tiến hành lâu dài liên tục với sự kiên trì cao, địi hỏi nỗ lực gắn kết của nhiều người, nhiều tổ chức. Cụ thể các biện pháp thúc đẩy công tác Marketing như sau:
- Cử nhân viên trực tiếp sang nghiên cứu thị trường Nhật Bản. - Lập cơ quan văn phòng chi nhánh đại diện tại Nhật Bản.
- Mời chuyên gia tư vấn Nhật Bản hỗ trợ các thông tin về thị trường, trong đó ưu tiên khuyến khích những đóng góp của Việt kiều có tâm huyết đối với đất nước.
- Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở Nhật Bản trong việc nghiên cứu và thu thập tổng hợp các thông tin cần thiết về thị trường gỗ Nhật Bản.
- Khai thác thơng tin có được trên mạng Internet. Đây là hình thức các nước đã phát triển từ lâu và đem lại hiệu quả kinh doanh khá cao trong khi Việt