3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH
3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước
Về phía Nhà nước, xin kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản như sau:
Thứ nhất - Chú trọng phát triển sản xuất nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
do một phần trong nước chưa chủ động được nguồn nguyên liệu hoặc nguồn nguyên liệu nhập khẩu có giá thành cao (chiếm khoảng 60-70% giá bán). Nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm hơn và đang là nỗi lo của mọi doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, phát triển thượng nguồn là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo tính chủ động và hiệu quả của việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ xuất khẩu trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng. Để thực hiện điều này địi hỏi phải có thời gian và phải đảm bảo những điều kiện hết sức cơ bản như:
- Nhà nước cần ban hành chính sách Bán rừng sản xuất kể cả rừng trồng và rừng tự nhiên cho các doanh nghiệp chế biến gỗ (đặc biệt đối với rừng nghèo). Khi thực thi chính sách này sẽ có nhiều lợi ích: doanh nghiệp sẽ chủ động tạo nguồn nguyên liệu; ngăn chặn được nạn phá rừng, khai thác lậu, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.
- Đẩy mạnh giao đất giao rừng theo chế độ khoán cho dân, giảm giá thuê đất hàng năm 0,2% giá đất Nhà nước quy định, đồng thời tăng thời hạn sử dụng đất kéo dài tới 70 năm hoặc không thời hạn, kết hợp chặt chẽ hiệu lực giữa quản lý rừng bền vững với kinh doanh rừng hiệu quả và làm thủ tục nhanh xin cấp Chứng chỉ rừng FSC.
- Dành mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi đặc biệt về miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu gỗ làm hàng xuất khẩu (tối đa 0-5%), hồn nhanh thuế GTGT.
- Thành lập cơng ty cổ phần nhập khẩu nguyên liệu và ưu đãi về thuê đất, thuê mặt bằng, kho cảng, bến bãi...
- Cần có một quy hoạch tổng thể cho phát triển nguyên liệu gỗ phục vụ ngành chế biến xuất khẩu như: quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu mức độ tương đối tập trung, cự ly hợp lý gần thị trường gần nhà máy chế biến; xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ khuyến lâm ở các vùng sâu vùng xa nhưng giàu tài nguyên rừng, nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư của các
doanh nghiệp tư nhân và vốn nước ngồi (ODA, FDI) vào việc phát triển cơng nghiệp chế biến tại các vùng này...
- Thành lập một trung tâm nghiên cứu khoa học về công nghệ lâm sinh, công nghệ gen, giống, kĩ thuật thâm canh và chu kì khai thác cũng như công nghiệp chế biến gỗ trực thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam để nghiên cứu Khoa học trong lĩnh vực chế biến gỗ và tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ.
Thứ hai - Đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu
Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu được coi là vấn đề cơ bản và cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay. Nhà nước rất cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong khâu đào tạo nguồn lực này.
- Cần có hướng cải cách giáo dục và đào tạo công nhân lành nghề ngành gỗ. Nhà nước giao nhiệm vụ cho các trường đại học Lâm nghiệp, các khoa Lâm nghiệp của các trường Nông Lâm và các trường Trung học Lâm nghiệp biên tập, sửa đổi giáo trình Lâm nghiệp theo nội dung của văn bản chiến lược đã được ban hành để đào tạo một đội ngũ kỹ sư vững vàng về công nghệ và vận hành giỏi các thiết bị chế biến gỗ hiện đại.
- Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong đào tạo dạy nghề. Triển khai một hệ thống khuyến khích nhằm tăng cường đào tạo tại các nhà máy, đào tạo và đào tạo lại công nhân kỹ thuật.
- Xây dựng một chương trình quốc gia về tiêu chuẩn kỹ năng, kiểm tra và cấp chứng chỉ. Trong vòng 5-10 năm xây dựng được một đội ngũ thương gia gỗ vững vàng về công nghệ, giỏi về kinh doanh, am hiểu về luật pháp, hiểu biết tinh thông về ngân hàng, tài chính, giao dịch hợp đồng...
các phần trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động như hiện nay. Chính phủ nên có những chế độ trợ cấp ngừng việc cho người lao động. Ngành gỗ là một trong những ngành sản xuất mang tính mùa vụ, trong năm có ít nhất 1 tháng đến 2 tháng ngưng hoạt động.
- Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhân lực có chất lượng cao từ thị trường lao động quốc tê, đặc biệt là thông tin về các chuyên gia, cán bộ quản lý của Nhật Bản trong ngành sản xuất chế biến gỗ.
Thứ ba - Tăng cường xúc tiến thương mại vĩ mô
Nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề sống cịn của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập. Doanh nghiệp là chủ thể chính trong q trình này. Tuy nhiên vai trị của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ cũng hết sức quan trọng. Vì vậy, nên chăng về mặt quản lý vĩ mơ, cần có một văn phịng quốc gia về phát triển ngành gỗ nhằm nghiên cứu thị trường và đề xuất với chính phủ những cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển trong từng giai đoạn. Công tác xúc tiến thương mại cần được tổ chức một cách khoa học và kiên trì để phục vụ cho việc mở rộng thị trường, tăng thị phần và định hướng đầu tư cho năng lực chế biến.
- Xây dựng chương trình quốc gia về thương hiệu gỗ Việt Nam
- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường. Ngồi phịng thương mại cơng nghiệp Việt Nam, cần có một trung tâm xuất khẩu sản phẩm gỗ đảm nhiệm chức năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu, môi giới giới thiệu sản phẩm sản phẩm gỗ với khách hàng quốc tế, thu thập xử lý các thông tin về thị trường, về khách hàng một cách kịp thời, khảo sát thực tế thị trường. Đặc biệt, nên sớm tổ chức sàn giao dịch của riêng sản phẩm gỗ nhờ công nghệ thương mại điện tử. Kinh nghiệm cho thấy đây là phương pháp kinh doanh hữu hiệu rút ngắn khoảng cách địa lý cũng như khả năng kinh doanh tương quan đối với các bạn hàng nước ngoài.
- Thành lập trung tâm thông tin ngành chế biến xuất khẩu gỗ với các chức năng: thu thập, phân tích và thơng tin cho các doanh nghiệp về xu thế mới, kiểu dáng, chất lượng gỗ, tư liệu kĩ thuật mới, dự báo tình hình thế giới, tổ chức hội thảo định kỳ hay xuất bản các ấn phẩm tạp chí chun mơn và các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khác...
- Phát huy vai trị tích cực của các cơ quan thương vụ, tham tán thương mại tại các đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành chế biến gỗ nước ta trong thời gian tới. Tham gia các diễn đàn về gỗ khu vực và quốc tế, gia nhập Hiệp hội các quốc gia xuất khẩu gỗ Đông Nam Á...
- Đẩy mạnh xúc tiến thị trường như: Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp mở rộng văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hố… Đồng thời, khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động đi ra nước ngồi tham quan, khảo sát tìm kiếm thị trường, xác lập hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Nhật Bản.
Thứ tư - Các vấn đề khác
Cải thiện môi trường pháp lý
Cải thiện môi trường pháp lý sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu thông qua:
- Đổi mới và hồn thiện khơng ngừng các mơ hình, cơ chế, chính sách quản lý và khuyến khích xuất khẩu mặt hàng gỗ nhằm tạo ra nhiều nhân tố thuận lợi lớn hỗ trợ và tăng cường xúc tiến xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cần cải thiện mơi trường pháp lý về đầu tư nước ngoài, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thuế để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Cải tiến hoạt động hậu kiểm của cơ quan Thuế và Hải quan; bãi bỏ mọi thủ tục kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hố nếu nhà nhập khẩu khơng yêu cầu để thông quan sớm trong một vài ngày.
- Khẩn trương quy chuẩn thống nhất các thông số kỹ thuật chất lượng kiểm tra hàng gỗ xuất khẩu theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 1400, SA 8000... hỗ trợ nhanh việc đăng ký, bảo hộ thương hiệu hàng gỗ Việt Nam tại thị trường trong nước và nước ngoài, tiến tới chuyển nhượng thương hiệu.
- Vận chuyển mặt hàng gỗ kồng kềnh thường có rủi ro lớn, Nhà nước nên lập Quỹ bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cơ chế - Chính sách ưu đãi hỗ trợ
- Chú trọng khuyến khích rộng rãi các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ, mới thành lập thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào xuất khẩu mặt hàng gỗ.
- Cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển chế biến gỗ xuất khẩu cần tiếp tục được hoàn thiện ở cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về thủ tục đầu tư, vốn tín dụng, đặc biệt là lãi vay vốn tín dụng, chính sách thuế và tái đầu tư. Bởi chế biến gỗ là ngành kinh tế liên quan mật thiết với vùng sâu, vùng xa, nếu các doanh nghiệp chế biến gỗ đứng vững và phát triển, tác động đến khâu tạo nguyên liệu và trực tiếp là người dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc là rất có ý nghĩa.
- Cho phép các đơn vị sản xuất có hiệu quả dùng tài sản thế chấp là máy móc, thiết bị hay nhà xưởng hình thành từ vốn vay ngân hàng để tiếp tục vay vốn, ưu đãi lãi suất ngân hàng 0,2-0,5% so với mức lãi suất thông thường/tháng tuỳ vào hiệu quả của phương án kinh doanh xuất khẩu.
- Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập cơng nghệ hiện đại, sau đó cho phép các doanh nghiệp thuê với giá ưu đãi . Với cách này, Nhà nước có
thể huy động, khuyến khích các cá nhân, tập thể ngoài ngành sản xuất gỗ tham gia, tận dụng nguồn vốn dư thừa trong xã hội.
- Nhà nước và Chính phủ cần hồn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát minh, sáng chế, cải tiến cơng nghệ, khen thưởng tổ chức cá nhân tự cải tiến công nghệ, bảo hộ phát minh sáng chế…
Ngồi ra Nhà nước cần có chính sách phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ cho ngành gỗ: Hiện nay, Việt Nam chưa có sự phát triển cần
thiết của các ngành công nghiệp phụ trợ nói chung và các ngành cơng nghiệp phụ trợ cho ngành gỗ nói riêng để hỗ trợ cho ngành này phát triển hơn nữa. Do vậy, cần có những nhà máy cơ khí chế tạo vật tư, phần mềm chất lượng, mẫu mã phong phú, cần có những sự phát triển đồng bộ của các nhà máy hoá chất phục vụ ngành gỗ đủ sức cung cấp các sản phẩm gỗ đạt tiêu chuẩn chất lượng, giá thành hợp lý và các nghề khác như vải, bao bì cũng nên phát triển đồng bộ cùng ngành gỗ phát triển vững chắc.
Cải thiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đóng vai trị quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu sản phẩm gỗ nói riêng. Vì vậy trong thời gian tới, chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại và đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ và hệ thống cảng biển, phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ một cách hiệu quả.
Tóm lại để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, góp phần thực hiện các mục tiêu cho ngành chế biến gỗ từ nay cho đến năm 2020 thì cả Nhà nước lẫn các doanh nghiệp chế biến gỗ và các đơn vị khai thác nguồn nguyên liệu đều cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam với nhiều lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, truyền thống lâu đời, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất, được sự quan tâm của Nhà nước đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với thủy sản, dệt may, dầu thô, giày dép sản phẩm gỗ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, thực hiện đường lối CNH- HĐH đất nước.
Tuy nhiên trong thực tế kinh doanh xuất khẩu với thị trường Nhật Bản ngành chế biến gỗ của ta cịn bộc lộ rất nhiều khó khăn, yếu kém về sức cạnh tranh trên thị trường như chất lượng chưa cao, thị phần nhỏ, công nghiệp sản xuất chế biến gỗ chưa đồng đều, nguồn nguyên liệu hạn chế. Đây là những mảng tối trên bức tranh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam cần phải loại bỏ.
Do vậy, đề tài: “Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam
trên thị trường Nhật Bản” được nghiên cứu với mong muốn làm rõ nguyên
nhân và tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam nói riêng và hàng Việt Nam nói chung trên thị trường Nhật Bản.
Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận về sức cạnh tranh của hàng hoá và thực tiễn cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, chuyên đề nghiên cứu đã thực hiện được một số nhiệm vụ. Đó là chun đề đã phân tích thực trạng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, qua đó thấy được vị trí của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường này. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cũng đã tìm ra những ưu điểm, tồn tại cũng như những nguyên nhân của những tồn tại này trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản trong thời gian qua. Từ thực trạng và quá trình đánh giá trên, bài làm cũng đề xuất một số giải pháp cấp bách cũng như lâu
dài từ bốn phía: Nhà nước; Hiệp hội; doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; doanh nghiệp sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho ngành gỗ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Tuy vậy, đây là một đề tài rộng, mới mẻ, trong khi việc nghiên cứu bị hạn chế rất nhiều về thời gian, nguồn số liệu, chi phí… nên bài làm này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự phê bình, đóng góp của các thầy cơ, bạn bè và những cá nhân quan tâm đến đề tài.
MỤC LỤC MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN...................................................5
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH.........................................5
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh...........................................................................5
1.1.2. Phân loại cạnh tranh.............................................................................6
1.1.3. Các công cụ cơ bản của cạnh tranh......................................................8
1.1.4. Các mơ hình cạnh tranh........................................................................9
1.2. SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ.........................................................12
1.2.1. Khái niệm............................................................................................12
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá.............................13
1.2.3. Các nhân tố tác động đến sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.....15