Phương hướng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ việt nam trên thị trường nhật bản (Trang 63 - 65)

trên thị trường Nhật Bản

Mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển Kinh tế xã hội của Việt Nam đã được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: "Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế". Để đáp

ứng mục tiêu trên, Bộ thương mại đã soạn thảo và triển khai Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010. Một trong những định hướng quan trọng nhất của Chiến lược là chủ động tạo nguồn hàng xuất khẩu với giá trị gia tăng cao. Một trong những mặt hàng đó chính là sản phẩm gỗ. Với những thành tựu đã đạt được, mặt hàng gỗ đã, đang và sẽ phát huy vai trị "động lực", vị trí "mũi nhọn" trong thực hiện thành công chiến lược Phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2010-2020. Những yêu cầu cấp bách về xuất khẩu mặt hàng gỗ trong điều kiện mới của Việt Nam là:

- Kịp thời đón đầu các cơ hội về nhu cầu của thị trường mặt hàng gỗ thế giới đang gia tăng cao.

- Cần nỗ lực vượt qua các thách thức từ các đối thủ cạnh tranh quốc tế - Thực tế việc xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, xong cần tiếp tục phát huy để tương xứng với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của mặt hàng này.

- Cần đảm bảo phát triển bền vững trong điều kiện tăng trưởng nhanh của mặt hàng gỗ xuất khẩu Việt Nam.

Ba thị trường xuất khẩu trọng điểm mà chúng ta hướng tới vẫn là Mỹ, EU và Nhật Bản. Trong thời gian tới, mục tiêu của Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản sẽ là cạnh tranh trên các mặt chính như sau:

- Vẫn duy trì một mức độ nhất định xuất khẩu bằng hình thức gia cơng để giải quyết việc làm; từng bước khắc phục điều kiện sản xuất lạc hậu; tăng cường học hỏi kinh nghiệm Marketing quốc tế; tổ chức quản lý sản xuất; tiếp thu công nghệ mới... để từng bước đổi mới cơng nghệ, tích luỹ nguồn lực tài chính, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện xuất khẩu trực tiếp một cách có hiệu quả. Như vậy, về lâu dài xuất khẩu trực tiếp phải trở thành phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam

- Xây dựng và triển khai các chiến lược sản phẩm, chiến lược công nghệ, chiến lược cạnh tranh trên thị trường gỗ Nhật Bản.

- Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng theo hướng chun mơn hố, tập trung phát triển các mặt hàng cao cấp và trung bình để khai thác triệt để các phân đoạn thị trường đa dạng ở Nhật Bản.

- Tăng cường sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam để tăng sức mạnh, hình thành các tập đồn xuất khẩu gỗ nhằm nâng cao vị thế cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.

- Cạnh tranh thông qua việc đáp ứng tốt các yêu cầu đa dạng và cao cấp của người tiêu dùng Nhật Bản.

- Tìm hiểu và nắm bắt kỹ lưỡng thị trường Nhật Bản: Thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần có chiến lược lâu dài, chọn lựa đúng đối tác, coi trọng chất lượng và hoạt động kinh doanh, nét độc đáo và sự khác biệt, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, hiểu rõ những nhu cầu của thị trường Nhật Bản, giao quyền cho công ty con, tận dụng mọi sự ưu đãi.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ việt nam trên thị trường nhật bản (Trang 63 - 65)