Vai trò xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 39)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

2.2.2.Vai trò xúc tiến thương mại

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦAHIỆP HỘI

2.2.2.Vai trò xúc tiến thương mại

Hiệp hội được Bộ Công thương giao cho làm đầu mối triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia của ngành điện tử-CNTT từ 2003 đến nay. Được sự trợ giúp của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia Hiệp hội đã triển khai thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia có hiệu quả và đã có tác động tích cực vào việc phát triển của ngành hàng. Bảng 2.4 cho

biết số lượng và các chương trình xúc tiến thương mại Hiệp hội đã tổ chức từ 2007 – 2012.

Tổ chức thành công Triển lãm quốc tế chuyên ngành Điện tử-CNTT-Viễn thông (eCIT Việt Nam) trong 3 năm liền (2005, 2006, 2007) tại TP. Hồ Chí Minh, 2 năm liền tại Hà Nội (2008, 2009). Mỗi triển lãm có 150-200 gian hàng, thu hút hàng chục ngàn lượt xem. Tổ chức 12 đồn gồm 100 nghìn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường và tham dự các hội chợ triển lãm chuyên ngành danh tiếng ở các nước có nên cơng nghiệp điện tử và CNTT tiên tiến như Nhật bản, Mỹ, Đức và các thị trường tiềm năng như Phillipines, Cuba, Myanmar… Sự thành cơng của các hoạt động XTTM trong và ngồi nước của Hiệp hội đã có tác dụng giới thiệu, quảng bá cho các doanh nghiệp, sản phẩm của ngành điện tử-CNTT Việt Nam cho người tiêu dung trong nước và các đối tác nước ngồi, góp phần đẩy mạnh kích cầu trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 2.6: Hoạt động xúc tiến thương mại của Hiệp hội từ 2005 - nay

Hoạt động xúc tiến thương mại Số hoạt

động Nội dung hoạt động

2005 4 Khảo sát tìm kiếm thị trường:

- Tham quan triển lãm điện tử kết hợp khảo sát thị trường Trung Quốc

- Khảo sát thị trường Nhật - Khảo sát thị trường Pháp

Tổ chức triển lãm trong nước eCIT 2005

2006 4 Khảo sát tìm kiếm thị trường:

- Chương trình khảo sát thị trường Nam Phi - Khảo sát thị trường Nhật

- Khảo sát thị trường Phillipines Tổ chức triển lãm trong nước eCIT 2006

2007 2 Tổ chức đoàn DN tham gia triển lãm IFA 2007 kết hợp

khảo sát thị trường Đức

Tổ chức triển lãm trong nước eCIT 2007

2008 2 Tham quan triển lãm Taitronics 2008 kết hợp khảo sát thị trường Đài Bắc, Đài Loan.

Tổ chức triển lãm trong nước eCIT 2008

2009 1 Tổ chức triển lãm trong nước eCIT 2009

2011 0

2012 2 Chương trình xúc tiến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

Nguồn: Danh mục chương trình xúc tiến thương mại từ 2006 – 2012 - VEIA

Tuy nhiên, trong năm 2010, 2011, hoạt động xúc tiến thương mại có chững lại do chính sách cắt giảm ngân sách cho xúc tiến thương mại theo Thông tư 88/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính. Vì thế khơng có hoạt động xúc tiến thương mại nào đáng kể trong 2 năm này, mà chủ yếu là những hội thảo chuyên ngành cấp quốc gia, và hội chợ quốc tế có sự tham gia của một số doanh nghiệp điện tử trong Hiệp hội.

Trong tháng 2 và 3/2012, lần đầu tiên Hiệp hội tổ chức thành công 2 sự kiện xúc tiến thương mại với Hàn Quốc theo hình thức “Business Matching”. Hình thức này khá phố biến tại Hàn Quốc, và nằm trong đường lối xúc tiến thương mại của nước này, tuy nhiên đây là lần đầu Việt Nam tổ chức. Hai sự kiện đều rất thành công, với hơn 60 cuộc tiếp xúc của 10 doanh nghiệp Hàn Quốc và trên 25 doanh nghiệp/ đối tác Việt Nam (khu vực Hà Nội, Hải Phòng), kết quả của buổi làm việc đạt được kết quả cao, Hàn Quốc có được ấn tượng tốt về cách thức tổ chức, hiệu quả được ghi nhận, làm cơ sở cho các cuộc gặp gỡ tìm kiếm đối tác của các năm sau. Về cơ bản hình thái xúc tiến thương mại này vừa có tác dụng tăng cường hợp tác thương mại Việt – Hàn, vừa hồn thành được nhiệm vụ tìm kiếm cơ hội đầu tư và tìm kiếm đối tác cho doanh nghiệp 2 bên.

2.2.3. Vai trò hợp tác quốc tế

Giai đoạn 2000-2010 là giai đoạn hội nhập mạnh mẽ của nước ta vài nền kinh tế thế giới nên các hoạt động hợp tác quốc tế của Hiệp hội cũng được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, nâng cao uy tín và vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế. Hiệp hội có quan hệ chặt chẽ và đã ký kết được thỏa thuận hợp tác với nhiều hiệp hội ngành hàng lớn trong khu vực như Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị điện – điện tử Đài Loan (TEEMA), Hiệp hội Thông tin và Truyền thông Nhật Bản (CIAJ), Hiệp hội Công nghiệp Điện tử và CNTT Nhật Bản (JEITA), Thương hội điện tử Trung Quốc (CECC) và hiệp hội cùng hàng của một số nước ASEAN.

Tham gia diễn đàn Điện tử châu Á (Asian Electronics Forum – AEF). Diễn đàn Điện tử châu Á được hình thành theo sáng kiến của các hiệp hội điện tử một số nước châu Á – Thái Bình Dương có ngành điện tử phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kong, Phillipines, Úc… Mục tiêu của AEF là tập hợp các hiệp hội ngành hàng điện tử của các nước châu Á - Thái Bình Dương là khu vực sản xuất một nửa tổng sản lượng sản phẩm điện tử của thế giới trong một khối thống nhất, bàn bạc thảo luận những vấn đề liên quan tới

lợi ích của ngành hàng trên thị trường khu vực và thế giới như tình hình và xu hướng thị trường, xúc tiền đầu tư, bảo vệ mơi trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống bn lậu và chống bán phá giá. Diễn đàn AEF 2004 có sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng hàng đầu trong khu vực như Hiệp hội công nghiệp điện tử và CNTT Nhật Bản (JEITA), Hiệp hội Thông tin và Truyền thông Nhật Bản (CIAJ), Thương hội Điện tử Trung Quốc (CECC), Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị điên – điện tử Đài Loàn (TEEMA), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Hồng Kong (HKEIA), Hiệp hội Công nghiệp Điện tử và CNTT Hàn Quốc (EIAK), Hiệp hội Công nghiệp điện tử và bán dẫn Phillipines (SEIPI), Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị điện, điện tử Australia (AEEMA). Đây là một cơ hội rất tốt cho Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam được gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các Hiệp hội điện tử hàng đầu trong khu vực. Tham gia trong hội thảo này, lần đầu tiên Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam chính thức tham gia một hội nghị quốc tế ở tầm châu lục và được thừa nhận là một thành viên sáng lập AEF. Sau hội nghị, các mối quan hệ với các hiệp hội cùng ngành hàng trong khu vực đều được nối lại và thiết lập những mối quan hệ mới, mở đường cho Hiệp hội tham gia vào các hoạt động ngành hàng trong khu vực.

Tiếp nối thành công từ buổi hội thảo đầu tiên với AEF, năm 2005, Hiệp hội tiếp tục tham gia kỳ họp lần 2 của AEF tại Thanh Đảo, Trung Quốc. Các năm tiếp theo, Hiệp hội đều cử đại biểu đi tham dự hội thảo của AEF tại Tokyo, Nhật Bản và Sebu, Phillipines. Tại các kỳ họp của diễn đàn, đại biểu đồn Việt Nam đều có bài thuyết trình và đóng góp nhiều ý kiến có giá trị cho các văn kiện và được Ban thư ký và các thành viên Diễn đàn đánh giá cao. Năm 2008, Hiệp hội đã đăng cai tổ chức kỳ họp AEF lần thứ 5 tại TP. Hồ Chí Minh vào 15- 16/7/2008. Kỳ họp này đã được tổ chức thành công với số lượng đại biểu tham gia nhiều hơn các kỳ họp trước, được các nước thành viên đánh giá cao và để lại ấn tượng tốt đẹp về con người, đất nước và ngành điện tử Việt Nam.

Doanh nghiệp cũng đã tham gia kỳ họp lần thứ 7 của Diễn đàn Điện tử các nước ASEAN vào 12/2006 tại Manila, Phillipines. Tại hội nghị, Hiệp hội đã trình bày một bản báo cáo về những thành tựu của ngành điện tử Việt Nam và giới thiệu các cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Gian hàng của Hiệp hội tuy nhỏ nhưng đã nhận được sự quan tâm của nhiều đối tác ASEAN và khu vực. Kỳ họp thứ 8 của AEM tại Myanmar vào 7/2007 cũng có sự tham gia của Hiệp hội. Đến kỳ họp thứ 9, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã tham gia tổ chức sự kiện này tại Hà Nội vào 4/2008. Ngoài việc thắt chặt quan hệ với các hiệp hội cùng ngành của các nước ASEAN, tham gia AEM còn giúp Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam nắm bắt được tình hình, phương hướng phát triển của ngành điện tử các nước ASEAN và các chính sách của ban thư ký ASEAN đối với ngành hàng.

Tham gia Diễn đàn Điện tử thế giới (World Electronics Forum – WEF). Diễn đàn Điện tử thế giới là Diễn đàn của các nhà lãnh đạo các hiệp hội ngành hàng điện tử trên khắp thế giới được thành lập năm 1995. WEF họp mỗi năm một lần để bàn bạc thảo luận những vấn đề chung mà ngành điện tử trên thế giới cùng quan tâm như công nghệ, môi trường, trao đổi thông tin, tăng cường hợp tác liên kết giữa các hiệp hội ngành hàng trên toàn thế giới. Tại kỳ họp thứ 15 của WEF năm 2009, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã cử đại biểu đi tham dự. Tại hội thảo này Hiệp hội chính thức được cơng nhận là thành viên thứ 53 của WEF. Đồn cịn có dịp gặp gỡ giao lưu với lãnh đạo các hiệp hội ngành hàng của Mỹ, Nga, Australia, Brasil, Đức, Pháp… mở đầu cho việc hợp tác với các hiệp hội ngành hàng châu Âu và châu Mỹ, 2 thị trường lớn mà doanh nghiệp Việt Nam luôn muốn hướng tới. Tháng 1/2011 Hiệp hội tham dự Hội nghị lần thứ 16 tại Las Vegas, Mỹ và vừa rồi, trong tháng 4/2012, Hiệp hội đã tiếp tục tham gia kỳ họp từ 17 của WEF tại Cebu, Phillipines. Và đến năm 2013, Hiệp hội sẽ đăng cai tổ chức WEF thứ 18 tại Việt Nam. Sự kiện này có ý nghĩa thiết thực đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong việc giới thiệu năng lực, mở rộng quan hệ nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tiếp tục phát triển và vươn xa hơn ra thị trường khu vực và thế giới.

2.2.4. Vai trị đào tạo truyền thơng

Hiệp hội đã thành lập Trung tâm đào tạo nhân lực (2005). Trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế (2008) để đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong ngành và xuất khẩu. Hiệp hội còn phối hợp với các trường Cao Đẳng, đai học trong nước trong việc đào tạo kỹ sư thiết kế, cơng nghệ. Ngồi ra Hiệp hội cũng đã chọn cử, giới thiệu một số cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp hội viên đi dự các lớp đào tạo bồi dưỡng trong và ngồi nước.

Tạp chí Điện tử-Tin học của hiệp hội được xuất ban hàng tháng từ năm 2007 và được phát hành cả nước.Từ 2009, Hiệp hội cũng đã thành lập trang web để các cơ quản quản lý, doanh nghiệp trong và ngoài nước cập nhật. Trang web đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong các vấn đề cung cấp thông tin, cơ hội về hội nghị, hội thảo, sự kiện xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng là một kênh thông tin thường thức về ngành công nghiệp điện tử.

Doanh nghiệp cần thiết tham gia hiệp hội ngành hàng Quảng cáo của doanh nghiệp hiệu quả hơn khi đặt tại website Hiệp hội

0% 20% 40% 60% 80% 100%

97% 66%

3% 23% 11%

Tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý Tỷ lệ doanh nghiệp không đồng ý Tỷ lệ doanh nghiệp không cho ý kiến

Nguồn: Tính tốn từ số liệu điều tra về hiệu quả sử dụng quảng cáo của Doanh nghiệp– VEIA

Hình 2.10: Điều tra về tình hình sử dụng quảng cáo của doanh nghiệp

2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬVIỆT NAM VIỆT NAM

Về cơ bản, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử đã hoạt động khá tốt trong việc thực hiện những vai trị chủ yếu của mình. Các doanh nghiệp đều nhận thấy sự cần thiết và lợi ích trong việc tham gia Hiệp hội. Hình 2.7 cho thấy 97% doanh nghiệp cho rằng tham gia Hiệp hội ngành hàng là cần thiết. Điều đó phần nào cho thấy Hiệp hội nhìn chung đã đáp ứng được lợi ích cho doanh nghiệp.

2.3.1. Những kết quả tích cực đạt được và nguyên nhân

Hiệp hội đã làm rất tốt trong công tác tổ chức xúc tiến thương mại và tổ chức hội thảo cho doanh nghiệp. Các cơ hội về hội thảo chuyên ngành luôn được đăng tải trên website của Hiệp hôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt và tham dự. Một số hội thảo lớn như Hội Thảo “Hồng Kông – Cửa Ngõ Để ASEAN Bước Vào Thế Giới” tại Hồng Kong tháng 5/2012; Hội thảo Công nghệ Thông tin Xanh Châu Á (Green IT) ngày 13/02/2012 tại Hà Nội.

Trong các sự kiện xúc tiến thương mại, tất cả các doanh nghiệp hội viên và doanh nghiệp ngành hàng đều được gửi thư mời, thậm chí cả những doanh nghiệp khơng thuộc ngành nhưng có mối quan tâm cũng được mời đến tham dự và đã phần nào đóng góp vào sự thành cơng của sự kiện.

Hình thức hội chợ trong kinh doanh XNK và xúc tiến thương mại rất phát triển và phổ biến. Hàng năm Hiệp hội đều cử đại biểu và có tổ chức đồn của doanh nghiệp hội viên cùng một số doanh nghiệp trong ngành đi tham gia các hội chợ quốc gia và quốc tế trong đó có một số các hội chợ lớn của khu vực như Chương trình Hội chợ Hàng Việt Nam ở Myanmar 2010; Hội chợ giao dịch hàng xuất khẩu Chiết Giang tại Hà Nội 2012; triển lãm quốc tế về điện tử và

thiết bị viễn thơng Hồng Kơng 2012… Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành điện tử và quá trình xúc tiến thương mại ngành điện tử Việt Nam.

Hiệp hội rất lưu tâm và thực hiện tốt là các hoạt động đào tạo. Bắt đầu từ năm 2010, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam khởi chạy Dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại Việt Nam thực hiện cùng với 8 đối tác Việt Nam, trong đó có đại diện của 3 ngành hàng xuất khẩu lớn là dệt may, da giầy và điện tử. Trong chuỗi các hội thảo, khóa học của dự án, các doanh nghiệp được tiếp cận các vấn đề về mặt môi trường xã hội, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tại hội thảo “Quản lý hóa chất và cách thức tuân thủ các quy định quốc tế (REACH/ RoHs)” 12/2011, chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quản lý hóa chất và cơng nghệ môi trường của Liên minh châu Âu (EU), TS. Peter Hofbauer đến từ Công ty BiPro (CHLB Đức) đã trình bày các vấn đề về: Quản lý hóa chất tại các doanh nghiêp, quốc gia và quốc tế; Tiến hành các phân tích đánh giá; Phát triển kế hoạch hành động kiểm sốt hóa chất; Tầm quan trọng của quản lý hóa chất với an tồn và sức khỏe.

Đầu năm 2012, trong hội thảo với chủ đề “Xây dựng chính sách Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là chìa khóa cho sự phát triển bền vững và thành cơng của doanh nghiệp” tại TP. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp cũng đã được trình bày các vấn đề về xây dựng các cam kết và thiết lập các nhóm trách nhiệm xã hội; Kết hợp thế mạnh của doanh nghiệp với các vần đề trong tương lai; Xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp bền vững. Đồng thời các doanh nghiệp cũng đã được hướng xác định các đối tác liên quan, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp và xây dựng chính sách phát triển bền vững cho doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong q trình hội nhập.

Về truyền thơng, trong tất cả các buổi xúc tiến thương mại và hội thảo lớn, mang ý nghĩa quan trọng, Hiệp hội đều mời phóng viên và tổ chức khảo sát thu thập ý kiến, đóng góp từ phía doanh nghiệp. Điều này cho thấy Hiệp hội rất chú trọng cơng tác truyền thơng, mở rộng hình ảnh Hiệp hội. Website của Hiệp

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 39)