DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

3.1.DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Theo dự báo của BMI, giá trị sản lượng của ngành cơng nghiệp điện tử trong GDP sẽ có cải thiện, nếu trước 2009, chỉ tăng được từ 3% trong cơ cấu GDP lên 4% suốt 3 năm thì từ 2009 sẽ tăng từ 4% đến dao động quanh 6.3% năm 2014 (có thể thấy trong Bảng 2.5). Tuy nhiên điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện cải cách thuế và sử dụng những sự điều tiết hỗ trợ phát triển ngành. Trong một hội thảo quốc gia tháng 7 năm 2009, Chính phủ đã quyết tâm biến Việt Nam thành một trong những nhà sản xuất cơng nghệ thơng tin hàng đầu trong vịng 7 năm tới. Mặc dù đó có thể là một mục tiêu đầy tham vọng và khó có thể đạt được nhưng đã đặt một mục tiêu lớn cho ngành công nghệ thông tin phải đạt lợi nhuận hàng năm từ 17-20% GDP cả nước trong 2014, 20-30% trong 2020.

Bảng 3.1: Dự báo tổng sản lượng sản xuất toàn ngành điện tử 2012 - 2016

2012 2013 2014 2015 2016

Tổng sản lượng

(triệu USD) 7181 8818 10722 11842 12942

Tỷ lệ sản lượng

(%GDP) 5,4 6 6,3 - -

Nguồn: Vietnam Consumer Electronics Report Q4/2011 - BMI

Mặc dù vấp phải nhiều sự cạnh tranh từ doanh nghiệp nước ngoài, nhưng dựa trên diễn biến của sự phát triển ngành, nhiều chuyên gia đã đánh giá ngành cơng nghiệp điện tử vẫn có khả năng cạnh tranh cao và có nhiều khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến trong thời gian tới, nếu có những định hướng phát triển phù hợp thì đây sẽ là một trong những ngành hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam trong vịng vài năm tới vì những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư nước ngồi vào lĩnh

vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đã tăng khá mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chíp điện tử, linh kiện máy tính của Tập đoàn Intel và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đồn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam.

Thứ hai, đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính, đối thủ cạnh

tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang

Việt Nam. Riêng đối với Trung Quốc, bên cạnh lợi thế của Việt Nam về giá nhân cơng thì sự phát triển kinh tế được coi là quá nóng của nước này cũng đang tạo ra sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn của thế giới sang Việt Nam.

Thứ ba, hiện nay về nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện

tử và linh kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng. Theo đánh giá của chuyên gia từ Trung tâm thương mại quốc tế thì thị trường nhập khẩu các sản phẩm điện tử trên thế giới là rất rộng lớn và có mức tăng trưởng vững chắc. Theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp Nhật Bản (JEITA), năm 2008 tổng sản lượng công nghiệp điện tử thế giới đạt 2.370 nghìn tỷ Yên, năm 2009 đạt 2.410 nghìn tỷ Yên, tăng 2%. Đến giai đoạn 2010 – 2012 là 10%. Cịn theo dự báo của tập đồn Dữ liệu quốc tế (IDC), tốc độ tăng trưởng của máy tính cá nhân trong giai đoạn 2012 – 2014 là 15%, còn điện thoại di động có mức tăng trưởng dự báo là 15,5 - 16%. Sự tăng trưởng của 2 loại sản phẩm này kéo theo nhu cầu về các loại linh kiện điện tử, sản phẩm phụ trợ và các thiết bị đầu cuối khác, mà những sản phẩm này lại đang là thế mạnh của ngành điện tử Việt Nam.

Như vậy, có thể nói xu thế phát triển và khả năng cạnh tranh và tăng trưởng các sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam trong vịng vài năm tới có nhiều triển vọng. Vấn đề cần đặt ra ở đây là Việt Nam cần có những định hướng rõ ràng cũng như biện pháp cụ thể đẩy nhanh sự tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng này. Trước xu thế phát triển đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã có những phương hướng cụ thể để phát triển Hiệp hội và phát triển ngành hàng.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 49 - 50)