ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦAHIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

2.3.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦAHIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN

VIỆT NAM

Về cơ bản, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử đã hoạt động khá tốt trong việc thực hiện những vai trị chủ yếu của mình. Các doanh nghiệp đều nhận thấy sự cần thiết và lợi ích trong việc tham gia Hiệp hội. Hình 2.7 cho thấy 97% doanh nghiệp cho rằng tham gia Hiệp hội ngành hàng là cần thiết. Điều đó phần nào cho thấy Hiệp hội nhìn chung đã đáp ứng được lợi ích cho doanh nghiệp.

2.3.1. Những kết quả tích cực đạt được và nguyên nhân

Hiệp hội đã làm rất tốt trong công tác tổ chức xúc tiến thương mại và tổ chức hội thảo cho doanh nghiệp. Các cơ hội về hội thảo chuyên ngành luôn được đăng tải trên website của Hiệp hôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt và tham dự. Một số hội thảo lớn như Hội Thảo “Hồng Kông – Cửa Ngõ Để ASEAN Bước Vào Thế Giới” tại Hồng Kong tháng 5/2012; Hội thảo Công nghệ Thông tin Xanh Châu Á (Green IT) ngày 13/02/2012 tại Hà Nội.

Trong các sự kiện xúc tiến thương mại, tất cả các doanh nghiệp hội viên và doanh nghiệp ngành hàng đều được gửi thư mời, thậm chí cả những doanh nghiệp khơng thuộc ngành nhưng có mối quan tâm cũng được mời đến tham dự và đã phần nào đóng góp vào sự thành cơng của sự kiện.

Hình thức hội chợ trong kinh doanh XNK và xúc tiến thương mại rất phát triển và phổ biến. Hàng năm Hiệp hội đều cử đại biểu và có tổ chức đoàn của doanh nghiệp hội viên cùng một số doanh nghiệp trong ngành đi tham gia các hội chợ quốc gia và quốc tế trong đó có một số các hội chợ lớn của khu vực như Chương trình Hội chợ Hàng Việt Nam ở Myanmar 2010; Hội chợ giao dịch hàng xuất khẩu Chiết Giang tại Hà Nội 2012; triển lãm quốc tế về điện tử và

thiết bị viễn thơng Hồng Kơng 2012… Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành điện tử và quá trình xúc tiến thương mại ngành điện tử Việt Nam.

Hiệp hội rất lưu tâm và thực hiện tốt là các hoạt động đào tạo. Bắt đầu từ năm 2010, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam khởi chạy Dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại Việt Nam thực hiện cùng với 8 đối tác Việt Nam, trong đó có đại diện của 3 ngành hàng xuất khẩu lớn là dệt may, da giầy và điện tử. Trong chuỗi các hội thảo, khóa học của dự án, các doanh nghiệp được tiếp cận các vấn đề về mặt môi trường xã hội, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tại hội thảo “Quản lý hóa chất và cách thức tuân thủ các quy định quốc tế (REACH/ RoHs)” 12/2011, chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quản lý hóa chất và cơng nghệ mơi trường của Liên minh châu Âu (EU), TS. Peter Hofbauer đến từ Cơng ty BiPro (CHLB Đức) đã trình bày các vấn đề về: Quản lý hóa chất tại các doanh nghiêp, quốc gia và quốc tế; Tiến hành các phân tích đánh giá; Phát triển kế hoạch hành động kiểm sốt hóa chất; Tầm quan trọng của quản lý hóa chất với an tồn và sức khỏe.

Đầu năm 2012, trong hội thảo với chủ đề “Xây dựng chính sách Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là chìa khóa cho sự phát triển bền vững và thành cơng của doanh nghiệp” tại TP. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp cũng đã được trình bày các vấn đề về xây dựng các cam kết và thiết lập các nhóm trách nhiệm xã hội; Kết hợp thế mạnh của doanh nghiệp với các vần đề trong tương lai; Xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp bền vững. Đồng thời các doanh nghiệp cũng đã được hướng xác định các đối tác liên quan, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp và xây dựng chính sách phát triển bền vững cho doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

Về truyền thơng, trong tất cả các buổi xúc tiến thương mại và hội thảo lớn, mang ý nghĩa quan trọng, Hiệp hội đều mời phóng viên và tổ chức khảo sát thu thập ý kiến, đóng góp từ phía doanh nghiệp. Điều này cho thấy Hiệp hội rất chú trọng cơng tác truyền thơng, mở rộng hình ảnh Hiệp hội. Website của Hiệp hội cũng liên tục được cập nhật thông tin, là một kênh truyền thơng hữu ích cho các doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước.

Để đạt được những kết quả tốt như vậy, có thể kể đến những nguyên nhân sau:

- Hiệp hội có một hệ thơng nhân sự chất lượng, rất tâm huyết với ngành và Hiệp hội.

- Hiệp hội cũng nhận được sự trợ giúp rất nhiều từ phía cơ quan nhà nước. Cụ thể là từ phía cục xúc tiến thương mại – Bộ Cơng thương. - Cơ hội đầu tư vào Việt Nam đang rộng mở, thêm nữa, lĩnh vực điện tử

thu hút rất nhiều FDI, đây là thời cơ cho Hiệp hội nắm bắt cơ hội từ quốc tế, tạo ra các mối quan hệ hợp tác lâu dài, quan hệ đối tác cho Hiệp hội.

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực như vậy nhưng Hiệp hội vẫn cần cố gắng để hoàn thiện hơn nữa. Về cơ bản Hiệp hội còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, Hiệp hội đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia hội chợ và

triển lãm xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn cần nhiều hơn là những cơ hội hội chợ như vậy. Bởi lẽ, doanh nghiệp chưa thực sự phát huy hết thế mạnh và khai thác lợi ích từ hội chợ. Tham gia hội chợ, có nhiều doanh nghiệp muốn xuất khẩu nhưng lại khơng lấy gian hàng và chỉ tham quan hội chợ. Để khai thác hết tiềm năng của hội chợ, doanh nghiệp cần trưng bày đúng sản phẩm thu hút, cũng đồng thời làm sao tìm hiểu được đối thủ, thị hiếu của thị trường và phải ký được hợp đồng. Đó là thực tế cần Hiệp hộitham vấn doanh nghiệp và trợ giúp doanh nghiệp khắc phục.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu:Trong bối cảnh nền

kinh tế hội nhập, việc xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Cùng với việc nhiều doanh nghiệp bắt đầu chuyển từ XNK sang tự sản xuất sản phẩm và tự xây dựng mạng lưới tiêu thụ, việc xây dựng thương hiệu đã được quan tâm và coi trọng. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng của mình. Các thương hiệu máy tính Phúc Anh, điện Hanel,… cùng nhiều doanh nghiệp điện và điện tử khác nữa đã thể hiện được vị thế trên thị trường trong nước. Việc xây dựng thương hiệu là việc đòi hỏi nhiều thời gian, phải gắn liền với chiến lược sản phẩm cũng như quá trình marketing và phân phối sản phẩm. Trong q trình này, Hiệp hội đóng một vai trị hỗ trợ tích cực trong việc giúp đỡ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu. Chính bằng cách đưa sản phẩm Việt Namđến các hội chợ, triển lãm quốc tế và tạo dựng tiếng nói cho hàng Việt trên trường quốc tế.

Thứ ba, tham vấn doanh nghiệp về thị trường: Để có quyết định đúng đắn

trong kinh doanh sản xuất và xuất nhập khẩu, cần có đầy đủ thơng tin về thị trường trong và ngồi nước, cũng như thơng tin về các nhà sản xuất, đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu một cách có hệ thống và đầu tư. Mặc dù doanh nghiệp có thể thu thập các thông tin qua internet, nhưng những thơng tin cập nhật và có giá trị cao lại là những thơng tin phải trả tiền. Tại các nước trên thế giới, mà hiện nay ở Việt Nam cũng đã áp dụng, có nhiều dịch vụ website cung cấp số liệu cập nhật, các báo cáo sơ bộ hoặc thường niên về các ngành nghề, tuy nhiên sẽ phải trả lệ phí nếu doanh nghiệp muốn có quyền truy

cập và xem dữ liệu thông tin về ngành nghề, doanh nghiệp để tìm kiếm bạn hàng, đối tác. Thậm chí có những website cịn chia ra nhiều loại lệ phí theo mức độ thành viên vàng, bạc, với mức lệ phí khác nhau và tương ứng với nó là những thơng tin kèm theo khác nhau, mới hơn, quý giá hơn. Thông tin qua internet dĩ nhiên là không đầy đủ, mặt khác doanh nghiệp VN về phần đông thật sự chưa có nhiều điều kiện để có thể đi khảo sát thị trường nước ngồi. Hơn nữa, khi đi khảo sát thì ngồi thực địa, còn nên đến các thư viện của các phịng thương mại và cơng nghiệp, hoặc tìm cách tiếp cận các nguồn thơng tin mới phát hành, cập nhật về tình hình nước đó. Về phần thơng tin thực địa, tại các chợ đầu mối, trung tâm bn bán để thảo luận với thương nhân sẽ có thể nảy ra nhiều ý tưởng kinh doanh. Tuy nhiên, như đã nói, doanh nghiệp Việt Nam phần đơng khơng có nhiều cơ hội để ra nước ngoài khảo sát thị trường, ngay cả thị trường trong nước, thậm chí doanh nghiệp cũng chưa hiểu sâu và tồn bộ. Do đó, vai trị của Hiệp hội như một nhà nghiên cứu thị trường, cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin chuyên sâu và đầy đủ về thị trường chuyên ngành trong và ngồi nước để doanh nghiệp có cái nhìn đầy đủ và khái qt về những cơ hội và thách thức của mình. Tuy nhiên, hiện tại Hiệp hội cịn chưa thực hiện được chức năng này. Mặc dù đã qua 10 năm phát triển nhưng nguồn lực về nhân sự và cả tài chính của Hiệp hội chưa đủ để có thể làm những cuộc điều tra sâu rộng về ngành điện tử. Nếu chỉ dựa trên các thơng tin trên internet, cũng sẽ khơng giúp ích được gì cho q trình điều tra, nghiên cứu. Còn các ấn phẩm điện tử chứa số liệu ngành công nghiệp điện tử từ các tổ chức thống kê thế giới thường có giá bán khá cao, từ 1000USD cho một ấn phẩm. Việc đầu tư một khối lượng tiền lớn mỗi năm như vậy để thống kê, nghiên cứu cho ra những ấn phẩm báo cáo thường niên là một việc mà Hiệp hội phải xem xét đối với nguồn quỹ eo hẹp. Trước mắt, các hoạt động nghiên cứu thị trường và tham vấn cho doanh nghiệp vẫn chỉ dừng ở những cuộc điều tra số liệu nhỏ lẻ.

Thứ tư, tăng cường hợp tác tương trợ giữa các hội viên: Hoạt động trong

thời kỳ hội nhập, tầm quan trọng của liên kết doanh nghiệp trong việc bảo vệ lợi ích của chính doanh nghiệp là điều cấp thiết. Tuy nhiên, không chỉ Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử mà các Hiệp hội ngành hàng khác đều vấp phải một vấn đề khó khăn đó là sự thiếu liên kết của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này xuất phát từ thói quen cố hữu của doanh nghiệp Việt là “mạnh ai nấy làm”. Trong khi đó, ngay trong thị trường trong nước, rất nhiều sản phẩm nội đang bị các doanh nghiệp nước ngoài áp đảo và cạnh tranh gay gắt. Có một số doanh nghiệp đã hỗ trợ lẫn nhau trong thông tin giá cả, trong lựa chọn đối tác và cảnh báo rủi ro, nhưng những sự hỗ trợ này cịn mang tính chất tự phát và theo nhu cầu của từng doanh nghiệp khác nhau. Vai trò của Hiệp hội tại đây chỉ dừng ở mức giới thiệu, cung cấp các địa chỉ, các doanh nghiệp có khả năng hợp tác. Như vậy, kết quả liên kết thế nào là phụ thuộc vào doanh nghiệp. Cũng từ bài học của Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam trong các vụ kiện bán phá giá hàng da giầy, cho thấy, nếu khơng có sự liên kết giữa các doanh nghiệp mà trong đó Hiệp hội đóng vai trị cầu nối thì doanh nghiệp sẽ chịu thiệt rất lớn.

Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Hiệp hội:

Trước tiên là lượng ngân sách eo hẹp, ước tính tổng thu hàng năm của Hiệp hội là 1 tỷ đồng, tổng chi và tổng thu đều xấp xỉ nhau. Do đó để ngân sách chỉ đủ để đảm bảo các hoạt độngxúc tiến thương mại và tổ chức hội thảo là hai hoạt động yêu cầu lượng ngân sách chủ yếu của Hiệp hội. Vì vậy, khó có thể đảm bảo thêm những hoạt động chuyên sâu mà yêu cầu đầu tư khác nữa.

Thứ hai là sự thiếu nhân lực. Trong cơ cấu tổ chức, hiện Hiệp hội có 30 nhân lực tổng cộng, trong đó chỉ có 3 người trong văn phịng Hiệp hội. Tuy nhiên, Văn phòng Hiệp hội lại là cơ quan cánh tay của cả Hiệp hội, văn phòng chịu trách nhiệm về đảm bảo các việc hành chính, đảm bảo các cơ hội hội thảo, hội chợ, gặp gỡ đối tác được diễn ra suôn sẻ và các doanh nghiệp thành viên đều có cơ hội được tham gia. Sự chênh lệch nhân sự này mang đến nhiều bất cập. Như vậy khó có thể đảm bảo được công việc về cả mặt lượng và chất.

Thứ ba là do tính chất khách quan của tính cách doanh nghiệp ở Việt Nam, thường làm ăn nhỏ lẻ và có suy nghĩ khơng muốn liên kết. Điều này gây khó khăn cho Hiệp hội rất nhiều trong việc liên kết doanh nghiệp.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CHO ĐẾN NĂM 2014

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 44 - 49)