Liên quan giữa dung nạp glucose với một số yếu tố liên qua nở bệnh nhân tăng huyết áp

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình trạng lạp glucose và yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 59)

- Lập phiếu điều tra sức khỏe phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

4.3.Liên quan giữa dung nạp glucose với một số yếu tố liên qua nở bệnh nhân tăng huyết áp

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.Liên quan giữa dung nạp glucose với một số yếu tố liên qua nở bệnh nhân tăng huyết áp

bệnh nhân tăng huyết áp

* Thói quen uống rượu

Đối tượng nghiên cứu có thói quen uống rượu thường xuyên có GDNGLĐ là 12,50%, RLDNG là 26,56%, ĐTĐ là 15,62% cao hơn so với người không có thói quen uống rượu thường xuyên (GDNGLĐ là 8,11%, RLDNG là 18,92%, ĐTĐ là 2,70%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Nghiên cứu của Tạ Văn Bình và Cs cho thấy người đàn ông uống rượu thường xuyên có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 3 lần so với người ĐTĐ không uống rượu bia. Nghiên cứu của Wei M. Gibbons là 2,2 - 2,4 lần [4]. Nguyễn Đức Hoan uống rượu làm tăng nguy cơ RLGLĐ lên 2,93 lần. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nhiều nghiên cho thấy có mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose và thói quen uống rượu ở bệnh nhân THANP.

Rượu và các dẫn chứng của rượu đã được ghi nhận là yếu tố nguy cơ có liên quan đặc biệt đến một số bệnh nhất là bệnh tim mạch. Uống rượu là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu uống rượu với mức độ vừa phải (< 30ml/ngày), thì không những không có hại mà còn giảm được nguy cơ tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch [16]. Nhưng nếu uống nhiều rượu (> 30ml/ngày) thì làm tăng nguy cơ cho các bệnh tim mạch, tiêu hoá và ĐTĐ [4].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối tượng nghiên cứu có thói quen hút thuốc lá thường xuyên có GDNGLĐ là 11,48%, RLDNG là 27,87%, ĐTĐ là 14,75% cao hơn so với người không có thói quen uống rượu thường xuyên (GDNGLĐ là 10,00%, RLDNG là 17,50%, ĐTĐ là 5,00%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2005) người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ bị ĐTĐ cao gấp 4 lần nhóm không có thói quen hút thuốc lá. Nguyễn Đức Hoan người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ bị GDNGLĐ cao gấp 3,32 lần nhóm không có thói quen hút thuốc lá. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc lá với RLDNG và ĐTĐ ở bệnh nhân THANP [8].

Hút thuốc lá được xem là rất có hại, thuốc lá là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh: tim mạch, loét dạ dày tá tràng, hô hấp, gần đây là ĐTĐ. Trong khói thuốc lá có nhiều nguy cơ gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt là nicotin. Nicotin có thể làm tổn thương chức năng của tế bào nội mạc, gây tổn thương vữa xơ động mạch góp phần làm tăng kháng insulin, làm tăng nguy cơ ĐTĐ.

* Hoạt động thể lực

Đối tượng nghiên cứu không thường xuyên hoạt động thể lực có GDNGLĐ là 9,49%, RLDNG là 28,48%, ĐTĐ là 10,76% cao hơn so với người thường xuyên hoạt động thể lực (GDNGLĐ là 7,03%, RLDNG là 15,63%, ĐTĐ là 8,59%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

Theo Tạ Văn Bình và Cs (2005), ít hoạt động thể lực làm tăng nguy cơ ĐTĐ lên gấp 2 lần. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa lối sống ít hoạt động thể lực và ĐTĐ, RLDNG [5],[7],[19]. Như vậy nghiên của chúng tôi là phù hợp. Nếu giảm 7 - 10% trọng lượng cơ thể, chế độ ăn uống hợp lý và tích cực vận động thể lực như đi bộ, đạp xe, chơi thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thao, bơi lội... sẽ cải thiện được độ nhạy của insulin và làm chậm sự tiến triển của ĐTĐ [19].

Do tăng hoạt động thể lực làm tăng nhạy cảm của insulin, tăng tiếp nhận glucose ở mô ngoại vi, do đó làm hạ glucose máu. Ngoài ra tăng hoạt động thể lực còn làm tăng nhu cầu năng lượng, giảm lượng mỡ dư thừa, đặc biệt là các acid béo tự do. Như vậy tăng hoạt động thể lực không chỉ tham gia điều hoà chuyển hoá glucose mà còn tham gia điều hoà chuyển hoá lipid.

* BMI, kích thươc vòng bụng và tỷ lệ vòng bụng/vòng mông

Đối tượng nghiên cứu có BMI ≥ 23: Dung nạp glucose bình thường (52,78%), các RLDNG (47,22%). Đối tượng nghiên cứu có BMI < 23: Dung nạp glucose bình thường (65,49%), các RLDNG (34,51%). Đối tượng nghiên cứu có BMI ≥ 23 có nguy cơ rối loạn dung nạp glucose máu cao gấp 1.7 lần người BMI < 23. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Đối tượng nghiên cứu có tăng kích thước vòng bụng tỷ lệ ĐTĐ 15,15% cao hơn so với người có kích thước vòng bụng bình thường ĐTĐ (2,48%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tỷ lệ GDNGLĐ, RLDNG thường gặp cả ở người có tăng kích thước vòng bụng (6,67%, 21,21%) và kích thước vòng bụng bình thường (10,75%, 22,73%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Đối tượng nghiên cứu có tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng mông, GDNGLĐ là 11,65%, RLDNG chiếm 46,60%, ĐTĐ chiếm 24,27% cao hơn so với người có tỷ lệ vòng bụng/vòng mông bình thường (GDNGLĐ là 6,56%, RLDNG là 9,29%, ĐTĐ chiếm 1,64%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,01.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa tăng chỉ số BMI và tăng chỉ số vòng bụng/vòng mông với các rối loạn dung nạp glcuose (p < 0,05). Có mối liên quan giữa tăng chỉ số vòng bụng với tăng tỷ lệ ĐTĐ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(p < 0,05).

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp, tăng chỉ số vòng bụng/vòng mông (béo dạng nam hay béo trung tâm) đóng vai trò quan trọng hơn tình trạng tăng chỉ số vòng bụng trong kháng insulin và nguy cơ rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp.

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của nhiều tác giả tăng vòng bụng có liên quan đến ĐTĐ.

Nghiên cứu của chúng tôi tương tự nhiều nghiên cứu cho thấy tăng chỉ số BMI và chỉ số vòng bụng/vòng mông có mối liên quan chặt chẽ với ĐTĐ, rối loạn dung nạp glucose [8],[19],[18],[26],[27]. Điều này được giải thích bởi hiện tượng thừa cân, tăng khối lượng tế bào mỡ, tăng acid béo tự do ở bệnh nhân THANP dẫn đến đề kháng insulin là nguyên nhân của rối loạn chuyển hoá glucose và ĐTĐ. Dư thừa lượng mỡ ở bụng đặc biệt là ứ đọng mỡ bao quanh vùng bụng và mỡ bao quanh cơ quan trong ổ bụng là những yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ, độc lập với mức độ béo phì. Trước đây mô mỡ chỉ được xem là nơi dự trữ mỡ cho cơ thể, gần đây hơn, người ta thấy tế bào mỡ là một tổ chức trong cơ thể dữ vai trò quan trọng trong điều hoà chuyển hoá năng lượng và liên quan đến tình trạng đề kháng insulin, một trong những nguyên nhân đưa đến ĐTĐ. Mô mỡ đặc biệt là mỡ vùng bụng không chỉ có các hoạt động chuyển hoá mạnh mà nó còn có vị trí thuận lợi đó là gần gan, một trong những cơ quan sản xuất và chuyển hoá glucose mạnh nhất trong cơ thể. Điều này giải thích cho kết quả người bị ĐTĐ có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cũng như kích thước vòng bụng hoặc tỷ số vòng bụng/vòng mông cao hơn bình thường.

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên bệnh nhân THANP điều trị ngoại trú phần nhiều có thời gian điều trị từ 3 năm trở lên đã được tư vấn thay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đổi lối sống tăng cường hoạt động thể lực, giảm cân nặng. Tuy nhiên tỷ lệ béo phì, ít hoạt động thể lực còn cao. Do vậy cần tăng cường quan tâm tư vấn hơn nữa cho đối tượng này, góp phần giảm nguy cơ rối loạn dung nạp nói chung, ĐTĐ và tăng huyết áp nói riêng.

* Rối loạn thành phần lipid máu

- Thay đổi nồng độ Cholesterol toàn phần

Đối tượng nghiên cứu có Cholesterol toàn phần bệnh lý và các RLDNG là 48,72% cao hơn so với dung nạp glucose bình thường là 36,09%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu của nghiên chúng tôi tương tự nghiên cứu trên đối tượng THANP của Nguyễn Kim Lương [23] tỷ lệ Cholesterol toàn phần bệnh lý là 38,4%, nồng độ Cholesterol toàn phần trung bình là 4,8mmol/l cao hơn so với nhóm chứng là 4,41 mmol/l và tăng nồng độ Cholesterol bệnh lý là thông số hay gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp. Theo Huỳnh Văn Minh [24] là 27,7%. Nghiên cứu trên người Trung Quốc tăng huyết áp [23], có tăng Cholesterol từ 25 – 30%. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoan [16] ở bệnh nhân có tăng glucose máu lúc đói cho thấy nồng Cholesterol toàn phần trung bình là 5,25 ± 0,98 mmo/l cao hơn so với nhóm chứng là 4,93 ± 0,73 mmol/l, khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose thấy ở nhóm ĐTĐ tỷ lệ tăng Cholesterol toàn phần cao nhất 68,3%, RLDNG là 53,7%, chỉ có sự khác nhau ở nhóm ĐTĐ và dung nạp glucose bình thường là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tương tự như kết quả nghiên cứu của Farah M, Chowdhury, Rajala [16].

Như vậy tăng nồng độ Cholesterol toàn phần bệnh lý là thường gặp ở bệnh nhân THANP cũng như bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose hay ĐTĐ có tăng huyết áp. Và có sự liên quan giữa Cholesterol bệnh lý với rối loạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dung nạp glucose ở bệnh nhân THANP. - Thay đổi nồng độ Triglycerid

Đối tượng nghiên cứu có nồng độ trung bình Triglycerid dung nạp glucose bình thường là 2,46 ± 1,87 mmo/l, ĐTĐ là 2,40 ± 1,52, RLDNG là 2,41 ± 1,09, và GDNGLĐ là 2,06 ± 0,83, không có sự khác biệt giữa các nhóm trên, p > 0,05. Tỷ lệ Triglycerid bệnh lý có dung nạp glucose bình thường là 31,36% và các rối loạn dung nạp glucose là 38,46% với p > 0,05 thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tương tự với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Nguyễn Đức Hoan [16] tỷ lệ Triglycerid máu bệnh lý ở nhóm rối loạn glucose máu lúc đói là 26,1% tương đương so với nhóm chứng là 28%. Nguyễn Kim Lương nghiên cứu ở nhóm ĐTĐ có tăng huyết áp, nồng độ Triglycerid trung bình là 2,37 mmol/l cao hơn so với nhóm chứng là 1,26 mmol/l (p < 0,05), và tỷ lệ Triglycerid bệnh lý là 42,5%, tỷ lệ Triglycerid bệnh lý ở bệnh nhân THANP là 30,7%.

Thay đổi thường gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ và tiền ĐTĐ là tăng Triglycerid do tăng nồng độ VLDL (very low density lipoprotein – lipoprotein có tỷ trọng thấp). Các nghiên cứu về lâm sàng đều mô tả tăng Triglycerid ở bệnh nhân có tăng glucose máu. Nguyên nhân sâu xa là do tăng lưu lượng các chất, đặc biệt là glucose và acid béo tự do đổ về gan. Hơn nữa những bệnh nhân tăng glucose máu đều có sự khiếm khuyết về sự thanh thải VLDL do sự kết hợp giữa giảm tiết insulin và kháng insulin [3],[16].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy sự liên quan giữa nồng độ Triglycerid với các rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân THANP tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoan, Amoah, Arnold [16] không có mối liên quan giữa tăng nồng độ Triglycerid máu với tăng glucose máu lúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đói. Nhưng tỷ lệ Triglycerid bệnh lý ở đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ không nhỏ mặc dù đã thực hiện chế độ ăn hạn chế acid béo bão hoà, và thường xuyên dùng thuốc hạ lipid máu.

- Thay đổi nồng độ HDL – C

Giảm nồng độ HDL – C cũng là kiểu rối loạn điển hình ở bệnh nhân THANP cũng như ở bệnh nhân tăng glucose máu, ở những bệnh nhân tăng glucose máu đều có sự gia tăng thanh thải nồng độ HDL – C. Tăng hoạt tính của lipase gan cũng có thể đóng góp vào việc giảm nồng độ HDL – C ở bệnh nhân tăng glucose máu. Glycat hoá HDL – C cũng tương tác với sự kết gắn với thụ thể HDL – C và glycat hoá HDL – C cũng đóng vai trò trong việc giảm nồng độ HDL – C và thay đổi các thành phần trong phân tử HDL – C là một phần trong sự rối loạn chuyển hoá lipid của tình trạng kháng insulin [3],[16].

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi nồng độ HDL - C trung bình ở nhóm dung nạp glucose bình thường là 1,29 ± 0,40 mmo/l, ĐTĐ là 1,24 ± 0,23, RLDNG là 1,33 ± 0,57, GDNGLĐ là 1,26 ± 0,39. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ HDL - C bệnh lý có dung nạp glucose bình thường là 13,02% tương tự như nhóm có các rối loạn dung nạp glucose là 12,82% với p > 0,05, không tìm thấy sự liên quan giữa nồng độ HDL - C với các rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân THANP.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoan [16] ở đối tượng có rối loạn dung nạp glucose máu lúc đói cho thấy: nồng độ HDL – C ở nhóm nghiên cứu là 1,11 ± 0,27 mmol/l, thấp hơn so với nhóm chứng 1,15 ± 0,26 mmol/l, tuy nhiên cũng chưa có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 286 bệnh nhân THANP điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình trạng lạp glucose và yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 59)