- Lập phiếu điều tra sức khỏe phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
* Phân bố độ tuổi và giới
Qua nghiên cứu 286 bệnh nhân THANP điều trị ngoại trú tại phòng khám tăng huyết áp - Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy:
Tỷ lệ THANP ở nữ giới chiếm 64,68% cao hơn nam giới là 35,32 % sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), kết quả này khác với nhận xét của Nguyễn Thị Lan khi nghiên cứu ở bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị nội trú, Phạm Gia Khải, Trần Đỗ Trinh khi nghiên cứu ở cộng đồng, tỷ lệ tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ. Nghiên cứu của Marques - Vidal. P ở Phần Lan [58] đã nhận thấy rằng phụ nữ có sự hiểu biết và quan tâm đến sức khoẻ hơn đặc biệt là bệnh tăng huyết áp. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp, có lẽ ở nữ giới đã có sự quan tâm đến khám và điều trị bệnh tăng huyết áp hơn nam giới, nên tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nam giới.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gặp ở mọi độ tuổi, nhưng rất ít gặp ở độ tuổi dưới 40, thường gặp ở độ tuổi ≥ 50 cho cả hai giới, gặp nhiều nhất ở độ tuổi 60 - 69, chiếm 36,36%, tương tự như nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh (1996) là 36%. Tỷ lệ bệnh nhân nam tăng rõ từ tuổi 60 và nữ tăng rõ từ tuổi 50, khi tuổi > 70 thì tỷ lệ nam tăng cao hơn nữ một cách rõ rệt. Như vậy tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi ở cả nam và nữ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Trần Đỗ Trinh (1993) [31] và Phạm Gia Khải (1999) [10] khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiên cứu ở Việt Nam.
Tuổi già thường có biểu biện của tính lão hoá kèm theo tính giãn nở của động mạch kém, giảm tính nhạy cảm của các thụ thể beta. Đối với nữ giới còn liên quan đến vấn đề sinh đẻ, tiền mãn kinh, mãn kinh, lúc này nội tiết tố thay đổi nên dễ bị tăng huyết áp về cả hai giới nam và nữ.
* Phân bố nghề nghiệp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh tăng huyết áp gặp chủ yếu ở đối tượng lao động trí óc chiếm 63,29%, lao động chân tay gặp 29,72%, rất ít gặp ở người làm nội trợ 6,99%. Có lẽ công việc nhẹ nhàng, có tính ổn định ở người nội trợ ít gặp tăng huyết áp. Người lao động chân tay đôi khi công việc không ổn định về lâu dài, lao động trí óc thì thường xuyên có những stress tâm lý, nên thuận lợi cho sự gia tăng huyết áp. Theo các nghiên cứu cho thấy điều kiện làm việc không thuận lợi là yếu tố thuận lợi cho sự gia tăng huyết áp. Các nghiên cứu về người di cư cho thấy ảnh hưởng kéo dài của môi trường tâm lý xã hội khác biệt có thể dẫn tới tăng huyết áp, một stress cấp sẽ đưa đến sự gia tăng huyết áp tạm thời, do phản ứng tự vệ làm tăng giải phóng các catecholamin, giảm trương lực phó giao cảm và tăng trương lực giao cảm [62]. Đối với stress mạn tính phối hợp với yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là sự di truyền thì làm tăng huyết áp thật sự [50].
* Chỉ số BMI, tỷ lệ vòng bụng/vòng mông
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có: Quá cân thường gặp, chiếm 28,67% (nam chiếm 36,36% cao hơn nữ là 24,32%). Béo độ I chiếm 21,68% (tỷ lệ nữ 22,70% cao hơn nam 19,80%). Không có trường hợp nào béo độ II. Sự khác biệt về phân bố BMI giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ BMI > 23 là 21,68% tương tự như Nguyễn Chí Cường (2003) [10] là 20,2%. Đối tượng nghiên cứu tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng mông chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tỷ lệ 36,01%, tăng chủ yếu ở nam giới chiếm 50,50% cao hơn nữ 28,11%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,01
Người ta thấy, ở Nhật Bản, những người có BMI ≥ 25 có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp hai lần người có BMI = 22 [2]. Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải và Cs (2002) [10] cho thấy nhóm BMI càng cao thì khả năng bị tăng huyết áp càng lớn, khi nhóm BMI từ 25kg/m2 - 26kg/m2 (tương ứng với béo độ I) thì khả năng bị tăng huyết áp cao gấp 8,72 lần so với nhóm BMI < 18,5kg/m2.
Sự xuất hiện béo phì trong tăng huyết áp theo nhiều tác giả là qua trung gian của sự kháng insulin, trong đó có sự gia tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, sự giữ muối nước làm gia tăng thể tích ngoại biên cũng như sức cản ngoại biên. Béo phì làm cho lượng Cholesterol trong máu tăng cao, tăng Cholesterol máu có thể là tiền đề cho các rối loạn lipid máu, Cholesterol tồn tại trong máu dưới dạng lipoprotein, được vận chuyển chủ yếu nhờ LDL - C, HDL - C là yếu tố gây xơ vữa động mạch. Quá trình này kéo dài liên tục đến một lúc nào đó sẽ dẫn đến hậu quả làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp [15].
Tình trạng béo phì hiện nay đang được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nhất là các nước giầu có và có nền công nghiệp phát triển. Nhiều tác giả đã cảnh báo về mối hiểm hoạ của béo phì như Cambou - JP (1998) ở Pháp [42], WHO (1999) [72], béo phì được xem là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, ĐTĐ, rối loạn chuyển hoá và nguy cơ tim mạch. Đánh giá béo phì trong các nghiên cứu thường sử dụng tiêu chí BMI, tăng chỉ số vòng bụng/vòng mông. Một quan điểm đánh giá béo phì hiện nay dựa vào sự phân bố mỡ là chính và quan trọng hơn cả BMI được nhiều tác giả nhất trí [28],[27]. Sự phân bố mỡ dạng nam hay béo bụng (tăng tế bào mỡ dưới da bụng) giữ vai trò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quyết định của sự kháng insulin và nguy cơ tim mạch nói chung [52], cũng như tăng huyết áp nói riêng [66].
Từ kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp đang được điều trị ngoại trú có tỉ lệ quá cân, béo phì, béo bụng còn cao, có nhiều nguy cơ tim mạch, rối loạn chuyển hoá, ĐTĐ. Cần tăng cường tư vấn người bệnh tăng huyết áp thường xuyên hoạt động thể lực, thay đổi lối sống, ăn hạn chế chất béo đề giảm trọng lượng cơ thể, hạn chế nguy cơ nói trên và lưu tâm vấn đề dự phòng tăng huyết áp đối với người béo phì.
4.2. Tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp
Trong 286 đối tượng nghiên cứu sau nghiệm pháp dung nạp glucose chúng tôi phát hiện được 28/286 trường hợp ĐTĐ, 65 trường hợp RLDNG, 24 trường hợp GDNGLĐ. Các rối loạn dung nạp glucose ở đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao 40,01%. Tương tự như nghiên cứu của Quách Hữu Trung và Cs (2005) [32] là 41,22%, nhưng cao hơn một số nghiên cứu trước đây như Trần Hữu Dàng (2000) [11] là 31,5%, Huỳnh Văn Minh [24] là 24,07%. Nghiên cứu một số tác giả nước ngoài cho thấy tỷ lệ này dao động từ 30% - 50%, như vậy tính chung tỷ lệ ĐTĐ, RLDNG và GDNGLĐ trong nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp. Nhưng tỷ lệ ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,39% thấp hơn một số nghiên cứu khác như: Trần Hữu Dàng là 31,5%, hay một số tác giả Châu tỷ lệ này dao động trong khoảng 16,67% - 25% [32], có lẽ do đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú thường xuyên được sàng lọc ĐTĐ bằng xét nghiệm glucose máu lúc đói nên tỷ lệ ĐTĐ thấp hơn trong các nghiên cứu ở bệnh nhân THANP chưa được sàng lọc ĐTĐ. Tỷ lệ GDNGLĐ và RLDNG phát hiện sau nghiệm pháp dung nạp thường gặp, chiếm 32,52%. Như vậy nếu chỉ quan tâm điều trị sàng lọc ĐTĐ cho bệnh nhân tăng huyết áp bằng glucose máu lúc đói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mà không làm nghiệm pháp dung nạp glucose thì tỷ lệ lớn bệnh nhân THANP có ĐTĐ, RLDNG hay GDNGLĐ không được điều trị từ giai đoạn sớm.
Cho đến nay hiểu biết về cơ chế chưa thực sự rõ ràng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có một tỷ khá lớn các trường hợp tăng huyết áp và rối loạn glucose máu nhất là ĐTĐ týp 2 có cùng một nguyên nhân đó là kháng insulin trong bối cảnh HCCH (hội chứng X). Theo Botterman P và classen M [41] trong thể ĐTĐ týp 2 có sự thiếu hụt phóng thích bradinine trong khi cơ hoạt động, do đó việc bắt dữ glucose trong tế bào bị ảnh hưởng bất lợi và sự đòi hỏi tăng tiết insulin. Sự rối loạn có tính chất di truyền này cũng tìm thấy ở tăng huyết áp nguyên phát, đây là cơ sở liên kết giữa hai bệnh tăng huyết áp và ĐTĐ týp 2. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh [24] đã định lượng nồng độ insulin khi đói để đáng giá sự kháng insulin ở gan và sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose để đánh giá sự kháng insulin ở cơ và gan đều có sự tăng có ý nghĩa ở người THANP so với người huyết áp bình thường cho thấy ở bệnh nhân THANP có sự kháng insulin xảy ra ở cơ và gan. Kháng insulin ở bệnh nhân THANP đồng thời với kháng insulin ở gan, cơ, mô mỡ làm tăng glucose máu.
Thời gian xuất hiện tăng huyết áp trong kháng insulin có thể xảy ra trước, cùng lúc hay sau biểu hiện RLDNG. Theo Klein R. và Cs [45] ghi nhận tăng huyết áp xảy ra trước ĐTĐ týp 2 là 47,4%. Tăng huyết áp xảy ra cùng lúc ĐTĐ týp 2 là 8,8% và tăng huyết áp xảy ra sau trên một năm là 39,3%. Slama V. V. và Cs [61] qua một nghiên cứu theo chiều dọc trên 18 năm cho thấy RLDNG xảy ra trước khi xuất hiện tăng huyết áp gợi ý cho cơ chế kháng insulin có thể xuất hiện trước.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tại thời điểm chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đã có 50% bệnh nhân xuất hiện biến chứng, trên 80% bệnh nhân có dấu hiệu đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kháng insulin, gần 50% tế bào beta tuỵ mất chức năng và đa số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tử vong vì bệnh lý tim mạch [34]. Thông điệp từ nghiên cứu UKPDF [13] là những chỉ dẫn trong việc hoạch định kế hoạch điều trị đó là: bắt đầu điều trị sớm, việc giảm HbA1C liên quan chặt chẽ với giảm biến chứng, tăng glucose máu là vấn đề nghiêm trọng, sự kiểm soát glucose máu sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy việc điều trị can thiệp sớm và duy trì mức glucose máu ổn định là rất cần thiết.
* Theo tuổi và giới
RLDNG máu tăng rõ từ độ tuổi 50 (23,53% ở độ tuổi 50 - 59 , 26,92% độ tuổi 60 – 69). Tỷ lệ ĐTĐ tăng dần theo độ tuổi cao nhất ở độ tuổi 60 – 69 là 11,54%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2005) [6] tại bốn thành phố lớn tỷ lệ RLDNG và ĐTĐ ở nhóm tuổi dưới 35 tương ứng là 2,1% và 0,9%, tỷ lệ này tăng dần theo tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi 55 – 65 là 11,45% và 10,3% với p < 0,05. Cũng theo Tạ Văn Bình và Cs [5] nghiên cứu ở đối tượng có nguy cơ cao cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ ĐTĐ ở độ tuổi 60 – 64 là 16,3%, RLDNG là 20%.
Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như S. M. m ở Hàn Quốc, Chen KT, Maureen L ở Đài Loan cũng cho thấy có sự liên quan về tuổi và tiền ĐTĐ, tỷ lệ này tăng dần theo tuổi và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [16].
Tỷ lệ ĐTĐ và RLDNG trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Tạ Văn Bình [5]. Như vậy tỷ lệ cao ở bệnh nhân THANP có ĐTĐ và RLDNG. Nhưng sự khác biệt về độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi chưa có ý nghĩa thống kê có lẽ do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở nam giới tỷ lệ GDNGLĐ gặp 10,89%, RLDNG 23,76%, ĐTĐ 10,89% cao hơn nữ giới là (GDNGLĐ là 7,03%, RLDNG là 22,16%, ĐTĐ là 9,19%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự như các nghiên cứu của Tạ Văn Bình [5],[6].
* Theo BMI
Đối tượng nghiên cứu có BMI bình thường thì tình trạng dung nạp glucose bình thường chiếm tỷ lệ 66,18% cao hơn so với người có béo (BMI ≥ 23) là 52,78%. Các rối loạn dung nạp glucose có BMI bình thường chỉ chiếm 33,82%, trong khi đó nhóm có béo thì tỷ lệ này là 47,22%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Mặt khác giá trị trung bình BMI ở bệnh nhân ĐTĐ (25,26 ± 2,29) cao hơn có ý nghĩa thống kê với người không bị ĐTĐ (23,00 ± 2,42). Kết quả trên đây cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp có béo thì tỷ lệ cao RLDNG. Béo đã trở thành nguy cơ gây ĐTĐ và tăng huyết áp.
Người gầy chưa có trường hợp nào bị ĐTĐ tại thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ RLDNG ở các nhóm BMI thường gặp. ĐTĐ ở người có BMI bình thường rất ít gặp 3,68%. Tỷ lệ ĐTĐ tăng lên ở người quá cân (8,53%), đặc biệt cao nhất ở nhóm người béo độ I, chiếm 25,81%. Như vậy tỷ lệ ĐTĐ tăng lên theo chỉ số khối cơ thể. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi thấy ở người gầy cũng gặp GDNGLĐ là 16,67%, RLDNG là 33,33% và người có béo độ I cũng có tỷ lệ cao người có glucose máu bình thường. Theo Ele Ferrannini (Pisa, Ý) đề cập những người béo phì có nguy cơ kháng insulin cao gấp 3 lần, nhưng tác giả đã phát hiện có nhiều người béo phì không có kháng insulin [21]. Vazque. Chaver [68] tìm thấy sự kháng insulin ở người gầy. OP. Ganda đã thảo luận hội chứng kháng insulin trong cộng đồng cư dân Châu Á, là những người có tỷ lệ béo phì thấp nhưng tần suất mắc bệnh ĐTĐ và bệnh mạch vành cao và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đưa ra kết luận ở những người Ấn Độ gốc Á, BMI bình thường nhưng tăng lượng mỡ cơ thể trung bình chiếm 33% trọng lượng cơ thể, tăng cao lượng mỡ nội tạng liên quan đến rối loạn chuyển hoá lipid, kháng insulin, tiền đề cho RLDNG và ĐTĐ [21].