Giai đoạn sau 2005

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý nước, rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam (Trang 63 - 66)

Bệnh viện đã xây dụng lò đốt rác Belli do trung tâm chuyển giao công nghệ - trung tâm nhiệt đới Việt Nga (thuộc Bộ Tài Nguyên – Môi trường) thiết kế, chế tạo, mỗi năm có thể xử lý trên 10000 kg rác thải y tế, đem lại được hiệu quả lớn trong việc xử lý rác thải của bệnh viên.

Lò đốt của bệnh viện là loại lò đốt 2 buồng phù hợp với tất cả các loại chất thải lây nhiễm, hầu hết chất thải hóa học và chất thải dược phẩm. Lò đốt Belly cũng làm giảm đáng kể khối lượng và thể tích chất thảị Tuy nhiên không phá hủy được toàn bộ chất thải gây độc tế bào, đồng thời chi phí vận hành tương đối cao và đòi hỏi công nhân phải có trình độ.

Lò đốt có 2 buồng đốt là:buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp. Tại buồng đốt sơ cấp, chất thải y tế được sấy khô và đốt cháy trong môi trường dư khí ở nhiệt độ 400-8000 C. Ở nhiệt độ này, các chất hữu cơ sẽ bị khí hóa và khí sinh ra bị dồn lên buồng thứ cấp. Tại buồng đốt thứ cấp, các chất khí từ buồng sơ cấp sẽ được đốt cháy hoàn toàn. Để quá trình xảy ra tốt, buồng thứ cấp được duy trì trong khoảng nhiệt độ 1050-1500oC, thời gian lưu khí tại buồng này là 2-3 giâỵ Lò đốt hoạt động 1 lần/ tuần với công suất khoảng 15 kg/giờ.

Bảng 4.10: Tổng lượng rác thải y tế đem xử lý của bệnh viện năm 2010

Tháng

Rác thải rắn Rác hữu cơ Tổng số

Kg Tỷ lệ (%) Kg Tỷ lệ (%) Kg 1 1326 87.87 183 12.13 1509 2 1381 89.96 154 10.04 1535 3 1342 93.19 98 6.81 1440 4 1402 92.54 113 7.46 1515 5 1534 88.97 190 11.03 1724 6 1545 88.79 195 11.21 1740 7 1834 88.3 243 11.7 2077 8 1503 88.15 202 11.85 1705 9 1509 89.02 186 10.98 1695 10 1518 90.73 155 9.27 1673 11 1529 91.25 146 8.75 1675 12 1056 89.49 124 10.51 1180 Tổng 17479 89.78 1989 10.22 19468

Như vậy, các tháng từ tháng 5 đến tháng 8 có số lượng rác thải phải đem đi xử lý nhiều nhất, đặc biệt trong tháng 7 số lượng rác lên đến 2007 kg. Do nắng nóng mùa hè, nhiều bệnh tật lây lan và nhiều yếu tố khác nên thời gian này số lượng bệnh nhân thăm khám khá đông, nên rác phát sinh khá lớn. Các tháng còn lại số lượng rác trung bình từ 1500-1600 kg.

Bảng 4.11: Mức độ ô nhiễm của các chất khí tại lò đốt chất thải y tế của bệnh viện

STT Thông số Đơn vị Kết quả TCCP

1 Bụi mg/m3 94 100 2 Hydrocacbon mg/m3 18 20 3 NO2 mg/m3 156 350 4 SO2 mg/m3 278 300 5 HCl mg/m3 16,6 100 6 HF mg/m3 <0,8 2 7 Cd mg/m3 <0,1 1 8 Hg mg/m3 0,1 0,5 9 Tổng KL(Pb,As,Mn,Sb) mg/m 3 0,6 2

(Nguồn: Trung tâm quan trắc phân tích tài nguyên môi trường Hà Nam năm 2010)

Như vậy các sản phẩm khí chủ yếu được tạo thành từ quá trình đốt là: CO2, nước, khí thừa, các halogen, nitrogen. Kết quả phân tích mẫu khí thải tại lò đốt của bệnh viện Hà Nam so với tiêu chuẩn cho phép TCVN 6560-1999, không có chỉ số nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Như vậy khí thải ra của quá trình đốt rác thải y tế không gây ô nhiễm môi trường không khí không ảnh hưởng tới sức khỏe của những người sống xung quanh.

Đánh giá:

- Việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện tốt nhưng việc thu gom và vận chuyển rác của bệnh viện chủ yếu bằng phương pháp thủ công.

- Lò đốt công suất 15kg/ giờ phù hợp với nhu cầu đốt rác của bệnh viện - Chất thải rắn được xử lý triệt để an toàn, tro còn lại sau xử lý không còn “sống” (lượng hữu cơ <0,5%), khí thải ra từ hệ thống sau xử lý đạt TCCP. - Lò đốt điều khiển tự động chu kỳ đốt, nhiệt độ, chế độ cấp khí và các thiết bị làm theo, vận hành đơn giản, phù hợp cho công nhân không có trình độ chuyên môn caọ

- Tiết kiệm chi phí do tận dụng triệt để nhiên liệu, nhiệt lượng trong quá trình đốt

- Lò đốt được sản xuất tại Việt Nam nên thuận lợi cho công tác bảo trì, bảo dưỡng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý nước, rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam (Trang 63 - 66)