Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý nước, rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam (Trang 36 - 38)

Trong quản lý CTYT, yếu tố con người là rất quan trọng. Cho dù có hệ thống xử lý chất thải có hiện đại nhưng nếu các cán bộ y tế, những người liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, xử lý chất thải và cộng đồng không nhận thức rõ tác hại và tầm quan trọng của CTYT đối với công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ thì hệ thống đó hoạt động cũng không hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thái tại 14 bệnh viện Hà Nội (1998): Nhân viên bệnh viện, nhân viên thu gom rác chưa được tập huấn những kiến thức cơ bản về phân loại rác, chưa nhận thức đúng nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khoẻ, chưa có kỹ năng nghiệp vụ cần thiết [38].

Năm 1999 (sau khi Bộ Y tế ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế), những hiểu biết của cán bộ, nhân viên bệnh viện về CTYT vẫn còn nhiều hạn chế. Qua kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh của Đinh Hữu Dung (2003), cho thấy: phần lớn những người được phỏng vấn biết được sự nguy hại của chất thải lâm sàng, còn những chất thải khác số người biết chỉ <50%, đặc biệt còn tới 8,8 - 8,9% không biết loại chất thải nguy hạị Có tới 79,8 - 92,1% cho rằng đối tượng dễ bị ảnh hưởng của CTYT là nhân viên y tế, còn bệnh nhân là đối tượng rất cần quan tâm để tránh các nguy cơ của chất thải thì chỉ có 26,6% [30].

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm (2006) tại 11 bệnh viện tuyến huyện tỉnh Hải Dương cho thấy, có từ 43,5% đến 55,8% số cán bộ, nhân viên y tế trả lời không đúng hoặc không biết về quy định mã màu sắc của dụng cụ đựng CTYT. Phần lớn cán bộ, nhân viên y tế đều biết được những tác hại của CTYT, được biết đến nhiều nhất là khả năng lan truyền bệnh (96,8%), đối tượng bị ảnh hưởng bởi CTYT đươc biết đến nhiều nhất là bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý [36].

Đặng Thị Kim Loan (2010) đã khảo sát tình tình quản lý chất thải y tế của các trạm y tế xã, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho thấy rằng có 73,8 % đối tượng nghiên cứu có kiến thức chung đúng, 95.3% các đối tượng có thái độ đúng. Tỷ lệ đối tượng có hành vi đúng đối với vấn đề quản lý chất thải y tế là 86,9%. Điều đó chứng tỏ công tác truyền thông, tập huấn nâng cao kiến thức về quản lý chất thải y tế đã được triển khai bước đầu đã có tiến triển khá nhưng việc thực hiện chưa đồng bộ [48].

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thu gom và xử lý nước, rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)