Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Lý luận chung về năng lực cạnh tranh thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 35)

1 .Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn giữ vị trí vơ cùng quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp này đã và đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên bên cạnh việc mở ra các cơ hội cho các doanh nghiệp thì quá trình hội nhập cũng đem lại vơ vàn những khó khăn và thách thức. Và phải nói rằng thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên trường quốc tế.

Năng lực cạnh tranh như đã nói đến từ đầu là thuật ngữ dung để nói đến các đặc tính cho phép một hãng cạnh tranh một cách có hiệu quả với các hãng khác nhờ chi phí thấp hoặc sự vượt trội về cơng nghệ và kỹ thuật trong so sánh

quốc tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có nhiều lợi thế về cạnh tranh, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế và yếu kém.

Thứ nhất, chất lượng và khả năng cạnh tranh về quản lý còn yếu kém. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bọ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi với trình độ chun mơn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế- xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó khuynh hướng phổ biến là các doanh nghiệp hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thong tin. Một số chủ doanh nghiệp mở cơng ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại. Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, điều đó phần nào làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ hai, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. So sánh các sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,… thì sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực. Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến

doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cịn chưa hồn chỉnh, đồng bộ, chưa thực sự việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%). Chi phí kinh doanh cịn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tất, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanh và khả năng tiếp cận đổi mới cơng nghệ kinh doanh cịn lạc hậu,...

Thứ ba, năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn cịn rất yếu kém. Quy mơ vốn và tài chính ( kể cả vốn chủ sở hữu và tổng vốn) của nhiều doanh nghiệp còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả vừa thiếu bền vững. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao, số lượng các doanh nghiệp này tuy tăng lên nhưng chủ yếu là quy mơ nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ nhỏ). Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) hầu như rất hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp khơng có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, cơng nghệ kinh doanh. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh... Còn các doanh nghiệp

ngồi quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp.

Thứ tư, nhận thức và sự chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn rất hạn chế. Một số khá lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hóa và sở hữu cơng nghiệp. Tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bị các cơ quan chức năng phàn nàn, xử phạt vi phạm các chế độ về thuế, tài chính cịn phổ biến. Nguyên nhan của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp về pháp luật còn hạn chế. Tâm lý ăn chi vẫn cịn khá phổ biến.

Thứ năm, sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh. Chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể hoặc marketing đa dạng sản phẩm và đa thương hiệu. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh cịn yếu. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là thường xun tìm hiểu thị trường nước ngồi và trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngồi khơng thường xun và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp

nhỏ và vừa, khơng có các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài. Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng cịn ít. Nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp không xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước ngồi.

Văn hóa doanh nghiệp, văn minh thương mại, hệ thống dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu.

Hội nhập quốc tế đã buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của các nhà quản lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nhân ngày nay cần có những năng lực tổng hợp và ở mức độ cao hơn hẳn 5 năm trước, trong đó cần đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triển thương hiệu, về chiến lược cạnh tranh.

Năng lực cạnh tranh là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thương trường. Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở năng lực cạnh tranh. Để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là tiêu chí phấn đấu của các doanh nghiệp Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH &

Một phần của tài liệu Lý luận chung về năng lực cạnh tranh thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)