Kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Lý luận chung về năng lực cạnh tranh thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64)

1 .Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

2.Kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ là nhiệm vụ chủ quan của riêng bản thân các doanh nghiệp mà cịn là trách nhiệm của chính phủ và các ban ngành hỗ trợ vì doanh nghiệp là một tế bào trong sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước. Mỗi thành công của doanh nghiệp không thể tách rời những giải pháp đồng bộ của các cơ quan chính phủ, trung ương và địa phương. Hiện nay chúng ta đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế trong đó có việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bất kể doanh nghiệp nào, dù ít hay nhiều, dù sớm hay muộn, dù chỉ kinh doanh trên thị trường nội đại cũng đều chịu những ảnh hưởng của xu thế hội nhập, những ảnh hưởng

đó có thể là có lợi hoặc bất lợi. Chính vì vậy mà vai trị của Nhà nước là phải có các chính sách phát huy thuận lợi và hạn chế tối đa các bất lợi đối với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp trong cả nước.

Riêng đối với công ty TNHH Ngọc Hoa, một cơng ty đã hình thành và đang trên đà phát triển thì kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước có thể tập trung ở các ý sau:

2.1. Tiếp tục mở rộng hệ thống các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp

Ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, các cam kết trong các hiệp định song phương và đa phương giữa nước ta với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác trên tồn cầu bắt đầu có hiệu lực. Đó cũng là lúc sóng gió trên thương trường xuất hiện, điều này buộc các nhà hoạch định chính sách phải tiến hành nghiên cứu và thực thi các giải pháp hỗ trợ ngoài “vùng cấm” của WTO nhằm tăng sức cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang chiếm đến 96% tổng số doanh nghiệp trong cả nước thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Xuất phát từ vai trò chiến lược quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, ngày 23/11/2001, chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ/CP về trợ giúp phát triển toàn diện doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là một thành viên trong cộng đồng các doanh nghiệp này, công ty TNHH Ngọc Hoa cũng là đối tượng hướng tới của chính sách này. Đây có thể coi là khung pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta đối với lĩnh vực doanh nghiệp này. Ngay sau khi Nghị định 90 ban hành, hệ thống các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 3 thành phố lớn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thành lập. Để sớm cụ thể hoá các nội dung trợ giúp, tháng 8/2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương

trình đào tạo nguồn nhân lực. Tiếp đó, ngày 16/12/2005, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường phối kết hợp điều hành để đổi mới hồn thiện cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với tinh thần khẩn trương các chương trình trợ giúp, tạo động lực và niềm tin mới cho các doanh nghiệp lĩnh vực này tiến sâu vào con đường hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Đó là những gì chính sách Nhà nước đã làm được nhưng chúng ta cũng cần phải tiến tới thực hiện chính sách đó rộng rãi hơn để không chỉ các doanh nghiệp ở các thành phố lớn mới có điều kiện tiếp cận với những ích lợi của chính sách đó.

2.2. Tiếp tục phát triển các chương trình hỗ trợ cụ thể

Trên phạm vi cả nước năm 2005 đã tổ chức hơn 140 khoá đào tạo khởi nghiệp và quản trị kinh doanh tại địa bàn 36 tỉnh thành phố trong cả nước. 10 tổ chức hiệp hội và một số bộ ngành đã tổ chức biên soạn và in ấn 26 chuyên đề cho các khoá đào tạo. Năm 2006, với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các khoá đào tạo đang được các địa phương triển khai tại 19 tỉnh miền nuĩi phía bắc, Tây Nguyên và 3 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngồi ra, nhiều địa phương cũng đang tích cực tổ chức các khố đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn ngân sách điaj phương như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Bà Rịa- Vũng Tàu... Các khóa đào tạo hay bồi dưỡng đã trang bị cho cán bộ doanh nghiệp những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm quản trị điều hành trong nền kinh tế thị trường áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp.

Hai là, hỗ trợ kỹ thuật. Hiện tại, ba trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư đang triển khai xây dựng chương trình hỗ trợ cụ thể từng lĩnh vực đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Ngoài ra, một số bộ,

ngành như Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công nghiệp... đang xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học, công nghệ liên kết, chuyển giao cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức các sàn giao dịch (giới thiệu chào mời, mua bán) trên mạng, góp phần hình thành các chợ ảo về cơng nghệ và thiết bị. Bộ Khoa học Công nghệ đã tổ chức chuỗi các chợ thiết bị và công nghệ và chợ công nghệ thiết bị trên mạng. Triển khai mơ hình “cung cấp thơng tin phục vụ vùng sâu, vùng xa” ở một số tỉnh để giúp doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các thông tin mới nhất về kỹ thuật trong trồng trọt, chan nuôi, chế biến nông sản...

Ba là, hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Trong vài ba năm trở lại đây, cơ chế tín dụng ngân hàng thường xuyên được bổ sung, sửa đổi theo nguyên tắc của cơ chế thị trường, tiếp cận thông lệ quốc tế. Đến nay, các cơ chế, chính sách về tín dụng đối với nền kinh tế (trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã ban hành tương đối đồng bộ.

Các quy chế mới của hệ thống ngân hàng đã thực sự tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trên nguyên tắc cùng có lợi, hiệu quả. Mọi mặc cảm về doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dần được xua tan, thay vào đó là một nếp văn hố trong kinh doanh cua thời đại mới.

Cùng với hình thức cho vay truyền thống, Ngân hàng đã ban hành cơ chế về các hình thức cấp tín dụng khác như bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh tốn... nhằm tạo hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng mở rộng các kênh đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với pháp luật Việt Nam. Trong đó, có nghiệp vụ mới là cho thuê tài chính - một kênh cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp khi có đủ điều kiện vay vốn nhưng khơng phải bảo đảm bằng tài sản tại các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, do đây là một nghiệp vụ mới, công tác tuyên truyền và quảng cáo của tổ chức tín dụng cịn hạn chế, nên việc tiếp cận đến các kênh tín dụng này của các doanh nghiệp chưa nhiều.

Bốn là, hỗ trợ xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin. Mục tiêu xuyên suốt của các chương trình lớn này là tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm và hình ảnh của đất nước Việt Nam, từ đó thu hút các nhà đầu tư nước ngồi, tìm thêm đối tác làm ăn, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hố. Các chương trình xúc tiến thương mai, phát triển thương hiệu quốc gia mà nước ta đã và đang triển khai đều theo đúng các cam kết và thủ tục WTO.

Theo Cục Xúc tiến thương mại, năm 2006 đã có 155 chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được phê duyệt, với kinh phí hỗ trợ là 144,7 tỷ đồng. Năm 2007, có 158 chương trình, đề án, với tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 174 tỷ đồng đã được phê duyệt khá sớm, (từ cuối quý 2/2006), hiện đang trên đường thực hiện.

Ngoài ra, Bộ Thương mại còn thành lập một số đơn vị hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức các hôi chợ, các chuyến đi khảo sát thị trường; xây dựng chương trình phát triển chợ đầu mối, kho bãi; tổ chức các lớp tập huấn ve công tác xuất nhập khẩu; phối hợp với bộ, ngành có liên quan giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp về một số vấn đề cụ thể khác.

Việc hỗ trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thơng qua các chính sách phù hợp với thơng lệ và các cam kết quốc tế trong bối cảnh hiện nay đã và đang là một vấn đề lớn và hết sức cần thiết. Những kết quả nêu trên mới chỉ là bước đầu và cịn nhiều việc lớn khác phải làm tiếp thì doanh nghiệp mới đủ lực vào cuộc chơi lâu dài mà các doanh nghiệp như cơng ty TNHH Ngọc Hoa chính là những người tham gia trực tiếp vào cơng cuộc cạnh tranh đó.

KẾT LUẬN

Sau q trình tìm hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty TNHH Ngọc Hoa, chúng ta có thể thấy được thực trạng chung của các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam về năng lực cạnh tranh trên thị trường. Việc tìm hiểu này đã giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét về năng lực cạnh tranh của cơng ty cũng như của nhiều công ty tư nhân với quy mô nhỏ bé khác đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của công ty là hết sức hạn chế trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Nếu khơng có sự tự lực vươn lên, cố gắng phát huy chính bản thân mình thì việc họ có thể bị đào thải khỏi thị trường sẽ là một tất yếu khách quan. Hiện nay, các doanh nghiệp của chúng ta vẫn chưa chú trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh và cũng chưa thực sự được hưởng sự quan tâm thực sự từ phía Nhà nước. Các chính sách vĩ mơ của nhà nước cũng chưa thực sự mang lai hiệu quả và có tác động mạnh mẽ tích cực đến mọi doanh nghiệp trong cả nước. Hy vọng trong tương lai các doanh nghiệp của chúng ta sẽ có sự phối hợp với nhau để cùng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường và chiến thắng những doanh nghiệp nước ngoài đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bạch Thục Cường, Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB. Thống Kê, 2002 2. Chu Văn Cấp, Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB. CTQG, 2003

3. Đặng Thành Lê, Rào cản cạnh tranh- yếu tố quyết định cường độ cạnh tranh trên thị trường, Tạp chí quản lý kinh tế số 298- tháng 3/2004 4. Giáo trình Quản lý kinh tế quốc dân I, 2001

5. Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB. KHKT, 1999 6. Ngơ Đình Giao, Giáo trình Kinh tế học vi mơ, NXB. GD

7. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, Tạp chí kinh tế và dự báo: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế trong quá trình hội nhập, số 2/2004

8. Trần Minh, Giáo trình Marketing, NXB. Thống kê, 2000 9. Tài liệu của công ty

10.http://www.mofa.gov.vn/quocte/34,02/tt34,02.htm

11.http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Doanh-Nghiep/ Nang-cao-nang-luc-canh-tranh-DN-VN/

12.http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/355939.aspx 13.http://vietnamnet.vn/cntt/xalo/2004/12/354953/

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH & THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM...........................................................................................................3

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.......................................................3

1.Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh...........................................3

1.1.Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các khái niệm có liên quan........................................................................................................3

1.2.Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh................................................9

1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh.................................12

1.3.1. Đối với doanh nghiệp......................................................................12

1.3.2.Đối với người tiêu dùng....................................................................15

1.3.3.Đối với nền kinh tế xã hội.................................................................16

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp................................................................................................17

1.5. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng ma trận..........................................................................................................26

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế................................................................30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH & NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC HOA.....35

1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Ngọc Hoa.............................................................................................35

1.2. Đặc điểm bên trong của công ty..........................................................36

1.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức............................................................36

1.2.2. Đặc điểm về vốn..............................................................................39

1.2.3. Đặc điểm về lao động......................................................................40

1.2.4. Đặc điểm máy móc, cơng nghệ.......................................................41

1.2.5. Đặc điểm về sản phẩm văn phịng phẩm của cơng ty......................41

1.2.6. Đặc điểm về khách hàng tiêu dùng đối với sản phẩm văn phòng phẩm.........................................................................................45

1.3. Những nét nổi bật về thị trường văn phòng phẩm ở nước ta hiện nay và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua..............45

1.3.1. Nh ững nét nổi bật về thị trường văn phòng phẩm ở nước ta hiện nay......................................................................................................45

1.3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty........................................49

2. Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty.......................49

2.1. Năng suất lao động...............................................................................49

2.2. Sản phẩm...............................................................................................50

2.3. Tiêu thụ sản phẩm.................................................................................50

3. Điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân những tồn tại của công ty........51

3.1. Điểm mạnh của công ty........................................................................51

3.2. Điểm yếu của công ty............................................................................51

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC HOA & KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI.................53

CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC...................................................................53

1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.............................53

1.2. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm...................................58

1.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.............................59

1.4. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện dại của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong các doanh nghiệp............................60

1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp.........61

1.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh........................................................................63

1.7. Xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp............................................64

2. Kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước.............................................64

2.1. Tiếp tục mở rộng hệ thống các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp............65

2.2. Tiếp tục phát triển các chương trình hỗ trợ cụ thể..............................66

KẾT LUẬN.........................................................................................................69

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty TNHH Ngọc Hoa..............................36

Hình 2. Cơ cấu lao động hiện tại của cơng ty TNHH Ngọc Hoa.........................40

Hình 3. Danh mục các sản phẩm sản xuất và kinh doanh của công ty................42

Một phần của tài liệu Lý luận chung về năng lực cạnh tranh thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64)