Phân tích chỉ tiêu liên hệ giữa các báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần thép nam kim (Trang 87 - 97)

a. Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời

(Nguồn: Tác giả tự tính toán BCTC kiểm toán CTCP thép Nam Kim 2007-2010)

Biểu đồ 3.11: Khả năng sinh lời trên tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần thép Nam Kim trong giai đoạn 2007-2010

- Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA):

Cùng với chiến lược tái cơ cấu, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty được nâng cao rõ rệt thể hiện thông qua chỉ số ROA năm 2009 đạt 12,5% tăng hơn 7 lần so với giá trị 1,7% trong năm 2007 và 2008. Năm 2010, công ty tiếp tục mở rộng quy mô với tổng tài sản tăng thêm 83,6% làm cho ROA giảm xuống còn 8,31% do công ty chưa thể khai thác hết được hiệu quả của khối lượng lớn tài sản tăng thêm ngay trong thời gian ngắn. Xét một cách tổng quan thì tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty ở mức trung bình khá.

Theo phương pháp phân tích Dupont, ROA là tỷ số giữa LNST và TTS của doanh nghiệp, trong trường hợp cả tử số và mẫu số đều nhân với một đại lượng chung là doanh thu thuần thì ta các thể tách ROA thành 2 chỉ tiêu là ROS và Vòng quay TTS. Trong đó, ROS là tỷ số LNST và doanh thu thuần, còn vòng quay tổng

tài sản lại là tỷ số giữa doanh thu thuần trong năm và TTS của Công ty. Trong khi đó, nếu tiếp tục phân tách nhỏ hơn nữa thì LNST chính là hiệu số giữa doanh thu thuần và tổng chi phí (gồm cả chi phí sản xuất và chi phí hoạt động chung). Còn TTS lại là tổng cộng tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn (TSDH). Như vậy, ta có thể tính toán ROA theo biểu thức như sau:

Nguồn: [12. Tr.141]

Theo biểu thức này, những yếu tố làm giảm giá trị ROA là các chi phí và việc tăng quy mô về tài sản (ảnh hưởng giảm vòng quay TTS), còn yếu tố làm tăng ROA chính là doanh thu thuần. Qua những phân tích trên đây về doanh thu, chi phí, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty cổ phần thép Nam Kim, có thể lý giải sự biến động của chỉ số ROA tăng mạnh từ 2008 đến 2009 lại giảm đi trong năm 2010 đó là: Trong năm 2007 và 2008, nhà máy mới đi vào hoạt động nên TSDH đã khá ổn định và các khoản mục TSNH cũng chưa tăng nhiều; tuy nhiên thời gian này doanh thu Công ty cũng chưa lớn. Đến năm 2009, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu, làm cho chỉ số ROA tăng lên mạnh mẽ. Và khi mà quy mô hoạt động tăng lên không ngừng, đặc biệt là Công ty đẩy mạnh cả mảng thương mại thép, làm cho các khoản mục TSNH tăng mạnh, đồng thời việc thực hiện đầu tư nhà máy sản xuất thứ 2 cũng làm tăng mạnh TSDH của Công ty nên làm cho ROA giảm xuống nhưng do doanh thu tiếp tục tăng lên nên ROA giảm không quá nhiều.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Mặc dù các tỷ suất sinh lời khác chỉ được đánh giá ở mức trung bình nhưng ROE của Công ty cổ phần thép Nam Kim lại luôn ở mức rất cao: Năm 2007 là gần 32%, năm 2008 là 27,5%, đặc biệt đến năm 2009 đã tăng lên thành 75,7%, sang năm 2010 có giảm nhanh xuống còn 37,6%. Thông thường, những doanh nghiệp tốt

nhất trong ngành sản xuất thép được kỳ vọng có ROE lớn hơn 15%, do đó khả năng sinh lời trên VCSH của Công ty được đánh giá là rất tốt, cho thấy hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu và đầu tư của công ty.

Như đã phân tích trên đây, năm 2009 là năm đánh dấu sự thành công của Công ty trong việc tăng mạnh doanh thu và LNST, trong khi VCSH tăng nhanh nhưng không mạnh về giá trị, làm cho ROE tăng vọt lên rất cao. Tuy nhiên, sang năm 2010, khi ngành thép chịu nhiều ảnh hưởng từ nền kinh tế đã làm giảm LNST và do VCSH tiếp tục tăng nên ROE có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao so với các doanh nghiệp khác.

Nhận xét: Hiệu quả hoạt động hay nói cách khác là khả năng sinh lời của công ty có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Điểm mạnh đáng chú ý nhất và cũng là quan trọng nhất là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu rất cao. Đây chính là lý do hấp dẫn các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động khác (ROE, ROA) mới chỉ dừng lại ở mức trung bình, thậm chí mức thấp so với chỉ số bình quân của ngành cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có. Trong thời gian tới, thay vì tiếp tục đầu tư mới để mở rộng quy mô, công ty nên rà soát lại và đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, từ đó mà cải thiện hơn nữa khả năng sinh lời của mình.

b. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động

- Vòng quay vốn lưu động:

Trong giai đoạn nghiên cứu 2007–2010, có thể dễ dàng thấy chỉ số vòng quay vốn lưu động nhỏ dần: vốn lưu động quay được 3 vòng trong năm 2007, 4 vòng trong năm 2008, 3 vòng trong năm 2009 và 2 vòng trong năm 2010. Điều này được giải thích chủ yếu bởi tốc độ tăng trưởng quá cao của hàng tồn kho và các khoản phải thu dẫn đến việc tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tình trạng càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động càng quay chậm lại có thể là một dấu hiệu chứng tỏ công ty chưa có chính sách bán hàng và phương thức quản lý dự trữ hợp lý. Thực tế, tốc độ quay vòng vốn lưu động của

công ty như trên là có phần chậm hơn so với mức trung bình của các doanh nghiệp cùng quy mô trong ngành khoảng 2,17-2,83 vòng/năm.

- Vòng quay hàng tồn kho:

Ngược lại với vòng quay vốn lưu động, chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty được đánh giá là tốt hơn so với các doanh nghiệp cùng quy mô trong ngành. Trong suốt 4 năm từ 2007 đến 2010, hàng tồn kho của công ty được luân chuyển với tốc độ tương đối ổn định từ 4,1-4,7 vòng/năm.

(Nguồn: Tác giả tự tính toán BCTC kiểm toán CTCP thép Nam Kim 2007-2010)

Biểu đồ 3.12: Vòng quay hàng tồn kho của Công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010

Phân tích chi tiết khoản mục hàng tồn kho của công ty qua các năm cho thấy nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng hàng tồn kho, tiếp theo là thành phẩm. Điều này thể hiện tốc độ bán hàng của công ty là tương đối tốt, không có tình trạng ứ đọng hàng hóa ngoài dự kiến.

(Nguồn: Tác giả tự tính toán BCTC kiểm toán CTCP thép Nam Kim 2007-2010)

Biểu đồ 3.13: Vòng quay khoản phải thu và phải trả của Công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010

Vòng quay các khoản phải thu và vòng quay các khoản phải trả biến động trái chiều nhau trong giai đoạn 2007-2010. Vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm dần (2007 là 14,78 vòng, 2008 là 19,31 vòng, 2009 là 14,00 vòngvà năm 2010 là 8,65 vòng) thể hiện thời gian công ty bị chiếm dụng vốn thương mại ngày càng dài. Mặc dù điều này thể hiện cùng lúc 2 khía cạnh là năng lực của công ty tốt hơn và có đủ khả năng cho các đối tác nợ nhiều hơn; tuy nhiên, theo tác giả thì điều này cần thận trọng vì bản thân công ty còn đang đi vay nợ khá nhiều, việc để bị chiếm dụng vốn có thể ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh khoản của công ty.

Ngược lại, vòng quay các khoản phải trả của công ty lại tăng dần qua các năm (2007 là 3,59 vòng, 2008 là 3,99 vòng, 2009 là 6,98 vòng, 2010 là 10,35 vòng) chứng tỏ khoảng thời gian công ty chiếm dụng vốn thương mại của các nhà cung

cấp ngày càng ngắn. Cũng giống như trường hợp các khoản phải thu, xu hướng này của vòng quay các khoản phải trả vừa thể hiện việc công ty luôn có đủ nguồn tiền thanh toán cho đối tác, thể hiện uy tín thanh toán tốt hơn; nhưng cũng thể hiện khả năng chiếm dụng vốn thấp đi, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh cần khá nhiều vốn. Song song với việc đẩy mạnh bán hàng mở rộng quy mô kinh doanh, công ty phải cải thiện chính sách bán hàng cho khách hàng dẫn đến việc cho phép họ trả chậm dài hơn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, không tranh thủ được nguồn vốn thương mại của các nhà cung cấp là điều chưa tốt vì đây thường là nguồn vốn rẻ và không yêu cầu các biện pháp bảo đảm rủi ro. Chính vì thế nên công ty phải huy động một lượng lớn vốn vay từ các tổ chức tín dụng dẫn đến bất cập trong cơ cấu tài chính như đã phân tích ở phần 3.4 trên đây, đồng thời còn đẩy chi phí tài chính lên cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Nhận xét: Công ty đã có chính sách quản lý hàng tồn kho hiệu quả và hợp lý, nhưng vốn lưu động lại luân chuyển chậm và có xu hướng xấu đi. Nguyên nhân chủ yếu là do bất cập trong chính sách bán hàng và chính sách mua hàng đòi hỏi công ty phải xem xét lại và có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

c. Các chỉ tiêu chứng khoán

Bên cạnh nhóm các chỉ tiêu khả năng sinh lời, EPS và P/E là hai chỉ số tài chính rất được các nhà đầu tư quan tâm. Các chỉ tiêu này của Công ty cổ phần thép Nam Kim được thể hiện như bảng sau:

Bảng 3.5: Các chỉ tiêu chứng khoán của Công ty cổ phần thép Nam Kim trong giai đoạn 2007-2010

Chỉ tiêu/kỳ báo cáo 2007 2008 2009 2010

1. EPS (VND/ cổ phần) N.A 721 4.954 5.453 2. P/E (lần) N.A 34,7 5,0 4,6

(Nguồn: Tác giả tự tính toán BCTC kiểm toán CTCP thép Nam Kim 2007-2010) - Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS):

Kể từ năm 2009, EPS của công ty được cải thiện đáng kể nhờ lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tốt. So với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và thương mại các sản phẩm thép trên thị trường thì EPS của Nam Kim thuộc loại cao, chẳng hạn như

EPS 2010 của DTL là 4.130 VND/cổ phần, của TLH là 1.944 VND/cổ phần, của PHT là 2.710 VND/cổ phần, của SMC là 5.918 VND/cổ phần, HLA là 1.829 VND/cổ phần,… Thông qua chỉ số này, một lần nữa hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty được khẳng định là tốt và hợp lý.

- Tỷ số giá thị trường so với lợi tức trên một cổ phiếu (P/E):

Chỉ số P/E giảm đột ngột từ 34,7 lần năm 2008 xuống còn 5 lần năm 2009 là do biến động chung trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời điểm đó khiến giá các cổ phiểu sụt giảm đồng loạt và do EPS của công ty tăng mạnh trong năm 2009 so với 2008. P/E sau đó giảm nhẹ xuống còn 4,6 lần vào năm 2010. Như vậy, nếu so với mức trung bình ngành (P/E=7,4 lần) thì chỉ số P/E của công ty là tương đối thấp và cổ phiếu của Công ty hấp dẫn đầu tư hơn so với các công ty khác trong ngành. Vì thế, kết hợp với việc phân tích các yếu tố khác, cổ phiếu Nam Kim có thể được coi là một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư.

Nhận xét: Nhóm chỉ tiêu chứng khoán cho thấy Công ty cổ phần thép Nam Kim là một cổ phiếu có triển vọng tốt và đáng để xem xét đầu tư. Bên cạnh khả năng sinh lời cao thì công ty còn luôn quan tâm đến lợi ích của cổ đông thể hiện thông qua mức trả cổ tức cao trong các năm vừa qua và dự kiến trong những năm tới đây.

3.3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Do sự hạn chế về dữ liệu để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, luận văn chọn phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty cổ phần thép Nam Kim theo phương pháp gián tiếp.

- Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Trong 4 kỳ báo cáo gần đây, dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chỉ dương trong năm 2008 và, và âm trong các năm 2007, 2009 và 2010, cụ thể -7,5 tỷ đồng năm 2007, - 231,7 tỷ đồng năm 2009 và -435 tỷ đồng trong năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm trong nhiều năm là do tình hình chiếm dụng vốn thương mại của công ty ngày càng xấu đi theo hướng vòng quay các khoản phải thu

chậm lại và vòng quay các khoản phải trả nhanh hơn. Hơn thế nữa, vốn đọng lại ở hàng tồn kho cũng tăng mạnh vì công ty mở rộng sản xuất và bổ sung thêm các hoạt động kinh doanh thương mại.

Giá trị âm của dòng tiền này cho thấy công ty đang gặp khó khăn để tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình và cần có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Xét giai đoạn từ 2007 đến năm 2010 thì tình hình khó khăn này chưa được cải thiện, thậm chí ngày càng xấu đi do giá trị thiếu hụt ngày càng tăng.

- Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư:

Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng liên tục âm qua các năm, đặc biệt từ năm 2009 trở đi do Công ty cổ phần thép Nam Kim thực hiện tái cấu trúc công ty theo hướng mở rộng hoạt động sản xuất và bổ sung thêm hoạt động kinh doanh thương mại. Trong năm 2010, công ty mua thêm đất để xây dựng nhà máy thứ 2 tại Bình Dương, đẩy giá trị TSCĐ hữu hình của công ty tăng thêm 146 tỷ đồng (114,5%) so với năm liền trước. Do đó, hoạt động đầu tư của công ty chứng kiến thâm hụt lớn nhất, -298 tỷ đồng. Nhìn nhận vấn đề dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm trong giai đoạn tập trung đầu tư mở rộng sản xuất cho tăng trưởng là có thể chấp nhận được, tuy nhiên công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng việc có nên tiếp tục đầu tư mới hay tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản hiện có, nhất là trong tình hình chỉ số ROA của họ chưa phải là tốt (như đã phân tích ở phần trên đây). Theo quan điểm của Luận văn, khi mà tình hình kinh tế có nhiều biến động, tận dụng lợi thế về thương hiệu và năng lực tài chính thể hiện qua hiệu quả kinh doanh khá tốt, Công ty có thể lựa chọn đầu tư mở rộng quy mô để sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế.

- Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính:

Ngoại trừ năm 2008, trong tất cả các kỳ nghiên cứu còn lại công ty đều có dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính dương, thậm chí là ở mức thặng dư lớn. Điều này là tất yếu vì khi bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh chính không tự tạo ra

đủ lượng tiền cần thiết để trang trải cho chính nó và nhu cầu đầu tư mới vào tài sản cố định cao thì công ty buộc phải huy động các nguồn tiền bên ngoài để chi trả. Liên tục qua các năm, dư nợ vay ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng của công ty tăng lên nhanh chóng để bù đắp cho thâm hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với phần thâm hụt đầu tư thì công ty chọn phương án tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành thêm cổ phiếu để bù đắp.

Mặc dù dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính thặng dư thể hiện niềm tin của các TCTD dành cho Công ty cũng như Công ty có nhiều cơ hội sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính nhưng về phía ngược lại, nó cũng thể hiện mức độ độc lập về tài chính của Công ty ngày càng giảm sút, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản, về khả năng trả nợ và ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty.

- Tổng dòng tiền thuần:

Trong năm 2007 và 2008, dòng tiền thuần của công ty cổ phần thép Nam

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần thép nam kim (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w