3.4 .Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản
3.4.2 .Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
Bảng 3.6: Hiệu quả hoạt động
CHỈ TIÊU Đvt 2007 2008 2009
Vòng quay tổng tài sản Lần 1,03 1,46 1,39 Vòng quay hàng tồn kho Lần 8,94 12,17 11,46 Vòng quay các khoản phải thu Lần 55,74 28,88 10,03
Nguồn: BCTC Cơng ty CP Mía Đường 333
Biểu đồ 3.2: Hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản của công ty tăng mạnh vào năm 2008 và ổn định trong năm tiếp đó, chỉ tiêu này đo lường 1đ tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và nó tạo ra bao nhiêu đồng danh thu, với những kết quả tính tốn như trên ta cũng có thể nói rằng hiều suất sử dụng tài sản của công ty tương đối ổn định qua các năm và cũng cho thấy công ty cũng sử dụng một cách hiệu quả tài sản của mình tham gia vào quá trình kinh doanh.
Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu biến động mạnh qua các năm, cao nhất năm 2007 và giảm dần sau đó các năm tiếp theo. Tỷ số này cao quá sẽ dẫn đên giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu, cịn thấp q thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều, do đó tỷ số này phụ thuộc và chính sách bán chịu của công ty. Một điều dễ dàng nhận thấy doanh thu tăng nhanh qua 3 năm trong khi đó tỷ số này thì ngược lại.
Vịng quay hàng tồn kho tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đối với công ty ta đang xem xét là ngành mía đường thì theo tơi con số này cũng tương đối hợp lý.
2.4.3.Nhóm các chỉ tiêu về địn bẩy tài chính
Bảng 3.7: Địn bẩy tài chính
2007(%) 2008(%) 2009(%) Q1/2010(%)
Tỷ số nợ trên TS 60,20 71,67 63,03 46,37 Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần 151,23 252,94 170,51 86,47 Tỷ lệ nợ dài hạn/tổng vốn dài hạn 46,40 53,63 34,51 21,44
Nguồn: BCTC Cơng ty CP Mía Đường 333 Biểu đồ 3.3: Địn bẩy tài chính
Nguồn: BCTC Cơng ty CP Mía Đường 333
Tỷ số nợ trên tổng tài sản, ta thấy S33 có xu hướng giảm sử dụng nợ vay để mua sắm tài sản. Năm 2007, 60% nguồn vốn dùng để mua sắm tài sản là từ nợ vay. Năm 2008, tỷ lệ này tăng lên 72% và năm 2009 con số này là 63% và giảm xuống tính đến quí 1 năm 2010. Việc này đã được giải thích một phần khi phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty: cơng ty giảm nợ vay ngắn hạn để phục vụ cho quá trình sản xuất. Hơn nữa, trong các năm qua nguồn vốn chủ sở hữu liên tục tăng.
Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần của công ty liên tục ở mức cao. Năm 2007, cứ 100 đồng vốn chủ sỡ hữu thì có 151 đồng đi vay và như vậy con số này vẫn ở mức cao trong các năm. Như vậy, ta có thể thấy rằng tính tự chủ về mặt tài chính của cơng ty kém và rủi ro của cơng ty cũng ở mức cao, đây có thể là do đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của công ty.
Tỷ lệ nợ dài hạn so với nguồn vốn dài hạn của công ty giảm. Năm 2007, nợ dài hạn chiếm 46,4% nguồn vốn dài hạn, nhưng năm 2008 tăng lên và giảm dần các năm sau đó. Điều này được giải thích bằng việc tăng vốn chủ sở hữu của cơng ty trong những năm qua.
Bảng 3.8: Doanh lợi
CHỈ TIÊU 2007(%) 2008(%) 2009(%)
ROA 9,04 10,41 16,92
ROS 8,79 7,13 12,16
ROE 22,72 36,73 45,77
Nguồn: BCTC Cơng ty CP Mía Đường 333 Biểu đồ 3.4: Doanh lợi
Nguồn: BCTC Cơng ty CP Mía Đường 333
Lợi nhuận của S33 đến từ nguồn chính: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, và các hoạt động khác, hoạt động đầu tư.
Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản - ROA có xu hướng tăng dần. Năm 2007 là 9,04%, 2008 là 10,4%; năm 2009 là 16,9%, đáng chú ý nhất là năm 2009, ROA tăng mạnh ta có thể giải thích là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với cùng kỳ năm trước và tổng tài sản của cơng ty tăng lên, do đó cho thấy cơng ty gia tăng nhiều vào tổng tài sản của mình.
Ta thấy rằng tỷ số doanh lợi trên doanh thu (ROS) biến động mạnh qua các năm, 1 đồng doanh thu qua các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt tạo ra 8,8đ; 7,1đ; 12,2đ lợi nhuận, đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của S33, cổ đơng có thể
yên tâm khi lợi nhuận sau thuế cao sẽ có thể dẫn đến thu nhập trên mỗi cổ phần tăng.
Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng tăng liên tục qua các năm đây là một điều tốt cho cơng ty và góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển của cơng ty.
Trong 3 năm, lợi nhuận của S33 biến động liên tục do đặc thù của ngành đường
Biểu đồ 3.5: Lợi nhuận sau thuế
Nguồn: BCTC Cơng ty CP Mía Đường 333
Sở dĩ trong năm 2009, ROE tăng là do phần lợi nhuận sau thuế bị tăng đáng kể so với năm 2008, là do lượng đường trong nền kinh tế thiếu hụt dẫn đến giá đường tăng một cách đáng kể.
2.4.5.Phân tích DUPONT
Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính dựa trên tỷ lệ so với doanh thu được áp dụng rất hiệu quả tại công ty Dupont, sau đó được gọi là phương pháp Dupont.
Chúng ta có thể kết hợp các tỷ lệ tài chính lại trong biểu đồ, gọi là biểu đồ Dupont, nó cho thấy các tỷ lệ tài chính then chốt liên hệ qua lại một cách logic với nhau như thế nào?.
Ngồi ra nó cũng cho thấy các tỷ lệ này tương tác với nhau như thế nào để xác định khả năng sinh lợi bằng cách kiểm sốt có hiệu quả các chỉ tiêu tài chính thể hiện trên biểu đồ Dupont.
Dupont được xem như tia X quang về tài chính của một doanh nghiệp nhằm vạch rõ xem các tỷ lệ then chốt liên kết với nhau như thế nào để quản trị tổng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Qua phân tích các chỉ số theo DUPONT của cơng ty chúng ta sẽ thấy rõ tác động rất rõ ràng lên ROE qua các năm, ở đây tôi chọn mẫu là năm 2009 để cho thấy rõ điều đó.
Theo cách phân tích theo sơ đồ DUPONT, chúng ta mối quan hệ của các chỉ số tài chính tác động đến hiệu quả lợi nhuận ROE dựa trên các tỷ số của chúng với doanh thu. Qua đó chúng ta đã thấy được một sự thay đổi tỷ lệ các chỉ số này để gia hiệu quả lên ROE rồi từ đó đưa ra các biện pháp tài chính giúp cho cơng ty đạt được mục tiêu đề ra. Với sơ đồ DUPONT sẽ mang tính hiệu quả trong việc dự phóng các khoản doanh thu và giúp ta kiễm sốt được ROE ở mức thích hợp và cũng như sử dụng các công cụ địn bẩy tài chính.
3.5.Nhận xét
Qua phân tích các chỉ số tài chính chúng ta có thể thấy được phần nào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và rõ ràng công ty hoạt động rất hiệu quả vẫn duy trì được một khả năng thanh tốn ở mức cao mặc dù cơng ty sử dụng địn bẩy tài chính cũng tương đối cao. Điều quan trọng là ROE của công ty cao so với các công ty cùng ngành cho thấy công tác quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính rất có hiệu quả, điều này giúp ta có thể kiểm sốt một cách chặt chẽ cho cơng tác định giá khi dự phóng các chỉ tiêu trong hoạt động tư vấn phát hành.
3.6.Định giá cổ phiếu Cơng ty cổ phần Mía Đường 333 3.6.1.Các giải trình về định giá
Trong chuyên đề này, doanh thu là chỉ tiêu cơ bản mà thơng qua đó để dự phóng các chỉ tiêu khác trong bảng cân đối kế toán cũng như là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ở đây, xin nói rõ năm dự phóng bắt đầu từ năm 2010 tức là lấy các năm trước làm cơ sở để định giá, tơi xin giải thích rõ nguyên nhân như sau:
Tính đến thời điểm hiện tại thì báo cáo tài chính năm 2010 của cơng ty chưa cơng bố, nên chỉ có số liệu đầy đủ của 3 năm trước đó. Do đó, tơi xin trình bày cách dự phóng các chỉ tiêu trong bảng kết quả kinh doanh như sau:
Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu = doanh thu năm 0 * (1+ tỷ lệ tăng trưởng doanh thu) Giá vốn hàng bán = doanh số * (tỷ lệ giá vốn hàng bán / doanh số)
Doanh thu hoạt động tài chính = doanh số *(tỷ lệ doanh thu hoạt động tài chính/doanh thu).
Tính tương tự như vậy cho các khoản mục
Chi phí tài chính = chi phí tài chính năm 0 *(tỷ lệ chi phí tài chính/doanh số) Chi phí bán hàng = chi phí bán hàng năm 0*(tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh số) Chi phí quản lý doanh nghiệp = chi phí quản lý doanh nghiệp*(tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh số)
Thu nhập khác và chi phí khác = thu nhập và chi phí khác*(tỷ lệ thu nhập và chi phí khác/doanh số).
Giải trình xử lý các số liệu quá khứ như sau:
Bảng 3.9: Bảng tỷ lệ của các chỉ tiêu so với doanh thu
TÍNH TỐN CÁC MỨC TĂNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU Ở QUÁ KHỨ 2007(%) 2008(%) 2009(%)
Các khoản giảm trừ doanh thu/Doanh thu 0,016 0,066 0,062 Giá vốn hàng bán/Doanh thu 85,053 90,536 82,481 Doanh thu hoạt động tài chính/Doanh thu 0,077 3,069 2,929 Chi phí tài chính/Doanh thu 2,610 2,254 1,865 Chi phí bán hàng/Doanh thu 0,222 0,125 0,072 Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu 3,916 4,007 5,631 Thu nhập khác/Doanh thu 0,767 1,050 0,085 Chi phí khác/Doanh thu 0,242 0,001 0,149
Đây là bảng thể hiện các chỉ tiêu dự phóng chia cho doanh thu vì doanh thu là chỉ tiêu cơ sở.
Sau đó, ta dựa vào các chỉ tiêu ở bảng trên làm nền tảng để tính tốn mức tăng trung bình của các chỉ tiêu qua 3 năm. Trên excel, ta dùng hàm AVERAGE để tính tốn và cho ra bảng sau:
Bảng 3.10: Mức tăng trung bình của các chỉ tiêu ở BCKQHĐKD dự phóng
Tơi căn cứ vào các chỉ tiêu tính tốn như trên bảng tăng trung bình của các chỉ tiêu từ năm 2010 để đưa ra các kết quả dự phóng của các chỉ tiêu trong các năm tiếp theo.
Thực tế, mức tăng của các chỉ tiêu có thể cao hơn hay thấp hơn chỉ tiêu trung bình này, do đó, tơi đã đưa ra các chỉ tiêu điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế.
Những cơ sở để đưa ra mơ hình dự báo mức tăng trưởng của các chỉ tiêu đã điều chỉnh:
Thứ nhất, dựa vào các số liệu q khứ để tính tốn mức tăng trung bình các năm
từ năm 2010 như đã nêu trên đồng thời cũng xem xét xem các chỉ tiêu đó trong những năm quá khứ các chỉ tiêu nào tăng đột biến. Ta phải tìm hiểu nguyên nhân tăng như vậy qua báo cáo tài chính ở phần thuyết minh cũng như các bảng báo cáo hàng năm mà công ty đã phát hành cùng với BCTC năm.
Thứ hai, dựa vào môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh
vực bị chi phối, ở đây cũng cần xem xét kỹ xem ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh có phụ thuộc chu kỳ kinh tế khơng?, nếu phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế thì mức tăng trưởng doanh thu thường khơng ổn định và tăng khi nền tăng kinh tế có tốc độ tăng nhưng giảm khi nền kinh tế bị suy thối hoặc cũng có thể do những chính sách khuyến khích sự phát triển của chính phủ cũng dễ tạo nên các cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Giải trình các con số trong mơ hình
Ở đây tơi chỉ giải thích các khoản mục mà tơi cho là quan trọng trong mơ hình
Mức tăng trưởng doanh số: Theo thống kê của bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn, sản lượng tiêu thụ đường tăng thêm bình quân mỗi năm từ năm 2005 đến năm 2009 là 4,3% năm, dự báo nhu cầu đường từ 2010 đến năm 2013 sẽ tăng trên 4.5% do tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp
Theo dự báo của Business monitor international (BMI-Một công ty chuyên theo dõi mơi trường kinh doanh tồn cầu), từ nay tới năm 2013, nhu cầu sử dụng đường trong ngành bánh kẹo tăng khoảng 28%, thực phẩm đóng hộp tăng khoảng 37%, ngành đồ uống dự báo có mức tăng trưởng rất cao trong cùng giai đoạn, do đó tiềm năng phát triển ngành đường là khá lớn.
Do đó, khi so sánh với mức tăng trung bình và sự xét đốn chủ quan của bản thân tôi cho rằng mức tăng trưởng doanh số là ở mức thích hợp.
Đối với chỉ tiêu chi lãi vay xét thấy có một sự cân bằng với chỉ tiêu chi phí lãi vay trong 3 năm quá khứ nên tơi giả định rằng trong bảng dự phóng của tơi chi phí lãi vay sẽ bằng với chi phí tài chính.
Với các khoản mục cịn lại thì tơi cho rằng mức tăng bằng với mức tăng trung bình là phù hợp với sự tăng trưởng doanh thu cũng như tốc độ trưởng của công ty.
Đối với khoản mục thuế Thu nhập doanh nghiệp, ở đây tính mức thuế suất 5% và tơi cũng đã có nêu ngun nhân ở phần trên là do chính sách của nhà nước.
Sau đó, ta ra được bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự phóng thể hiện trong phần phụ lục trang 83.
Dự phóng bảng cân đối kế tốn như sau:
Trong bảng cân đối kế tốn dự phóng, các chỉ tiêu dự phóng là các chỉ tiêu đã tổng hợp lại theo từng năm của số liệu quá khứ, số liệu quá khứ ở đây bắt đầu từ năm 2007, 2008, 2009, năm dự phóng bắt đầu từ năm 2010. Đây là bảng cân đối kế tốn dự phóng tổng hợp và trong phần này tính tóan hồn tồn giống như trong phần báo cáo kết quả kinh doanh. Do đó, ở đây tơi xin giải trình một số điểm khác so với cách tính thơng thường như trên:
Ngồi các khoản tính các chỉ tiêu dựa trên tỷ lệ gia tăng so với doanh thu thì các chỉ tiêu sau đây sẽ tính theo cách như sau:
Nguyên giá = nguyên giá năm 0 + mức gia tăng*( doanh thu năm 1 – doanh thu năm 0)
thể hiện một sự gia tăng nguyên giá so với năm trước theo sự gia tăng của doanh thu.
Khấu hao lũy kế = khấu hao năm 0 + mức gia tăng * khấu hao năm 1
Dự theo cách tính tương tự như cách tính trên BCKQHĐKD ta cũng đưa ra mức tăng trung bình bắt đầu từ năm 2010: mức dự phóng các chỉ tiêu trung bình theo BCĐKT tóm tắt như sau:
Bảng 3.12: Tăng trưởng trung bình các chỉ tiêu trên BCĐKT
Dựa vào các chỉ tiêu trung bình, tơi điều chỉnh và đưa ra mơ hình dự phóng như sau:
Cũng dựa trên cơ sở dự đốn giống như trên BCKQHĐKD để dự phóng, do đó ở đây
tơi sẽ khơng nhắc lại, ở đây có thêm so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Trong các khoản trong mơ hình hầu hết các mức tăng trưởng chỉ xoay quanh các giá trị trung bình tăng hoặc giảm so với so với giá trị trung bình, chỉ có chỉ tiêu ngun giá là cao hơn mức trung bình nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng cường mở rộng qui mô sản xuất để gia tăng lượng hàng tồn kho để đáp ứng mức tăng trưởng, do tác động cộng hưởng như vậy với sự gia tăng của doanh thu thì cũng có thể tăng lên các khoản phải thu và giá trị mức tăng trưởng là 11% cho năm 2010 và tiếp theo các năm sau đó như mơ hình.
Với các mức tăng điều chỉnh mà giảm theo xu hướng của sự giảm sút về tăng trưởng doanh thu và theo tơi điều đó là phù hợp.
Sau đó, ta cũng có Bảng cân đối kế tốn dự phóng thể hiện trong phần phụ lục trang 81.
3.6.2.Phương pháp chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE)
Như đã trình bày trên chương 1 về cơng thức tính, nên tơi đưa ra bảng tính như sau:
Bảng 3.14: Dịng tiền theo phương pháp tính FCFE