CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA TTCK VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm định tính hiệu quả của thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 43)

7 STB 16 PPC 25 MPC

CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA TTCK VIỆT NAM

bình.

2.4 Kết luận

1. Kết luận từ kiểm định (Đánh giá kết quả thu được từ hai kiểm định, nếu KQ hai kiểm định mâu thuẫn nhau, luận giải nguyên nhân tại sao)

CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA TTCKVIỆT NAM VIỆT NAM

Về phía cơ quan quản lý cần có những biện pháp chặt chẽ hơn trong việc quản lý việc công bố thông tin để nhà đầu tư thấy được tính chun nghiệp và có niềm tin khi đầu tư vào thị trường chứng khốn.

Thứ nhất, để đảm bảo thị trường hồn hảo và theo thơng lệ quốc tế, Luật Chứng Khoán cần qui định các công ty đại chúng (DNNN, công ty niêm yết, công ty đại chúng chưa niêm yết) đều phải bắt buộc thực hiện chế độ công bố thông tin công khai cho công chúng, bao gồm cả thông tin định kỳ và thông tin bất thường.

DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà Nước đầu tư vốn, thành lập và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước giao. Tại Việt Nam, DNNN vẫn chiếm đa số. Loại hình doanh nghiệp này thường được ưu đãi về vốn, cơng nghệ, lao động và có tầm ảnh hưởng lớn đến tồn bộ nền kinh tế nhưng có hiệu quả kinh tế thường khơng cao và không chịu cơ chế bắt buộc cơng bố thơng tin. Do đó cần tăng cường cơ chế công bố thông tin cơng khai đối với loại hình doanh nghiệp này. Đồng thời, quy đinh chặt chẽ hơn nghĩa vụ cung cấp thông tin của các đối tượng khác như UBCKNN, Sở giao dịch, Trung tâm lưu ký chứng khốn, các cơng ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ.

Cơ quan quản lý Nhà Nước cần ban hành các văn bản pháp luật quy định về bộ thông tin chuẩn (ví dụ như tuân theo các các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS),...) để các tổ chức phát hành thực hiện theo. Trên thực tế thì việc cơng bố thơng tin của các cơng ty niêm yết cịn q nhiều bất cập. Thông tin được công bố trên các phương tiện đại chúng và trên website của công ty. Tuy nhiên, có nhiều cơng ty có website nhưng trên đó khơng có bất cứ một thơng tin gì về báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của cơng ty, hoặc có thì cũng chỉ là những thơng tin q cũ. Thông tin mà các công ty công bố cũng không được chuẩn xác. Rất nhiều công ty trong thời gian qua báo

thay vào đó là những khoản lỗ rất lớn. Điển hình như CTCP Kinh Đơ (mã CK: KDC) năm 2008 đã chuyển từ lãi 142,3 tỉ đồng sang lỗ 61,7 tỉ đồng… Thông tin là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với nhà đầu tư để giúp họ nắm được tình hình hoạt động, cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nơi nhà đầu tư muốn gửi vốn. Để đạt được những kết quả tốt, hơn bao giờ hết, sự minh bạch hóa và chuẩn hóa của các cơng ty niêm yết qua báo cáo thường niên là rất cần thiết, trở thành cầu nối quan trọng giữa nhà đầu tư và công ty.

Thứ hai, cần xây dựng những chế tài cụ thể để xử phạt nghiêm khắc các hành vi thao túng giá, giao dịch nội gián, công bố thông tin sai lệch. Cơ quan quản lý phải quyết tâm hơn nữa trong việc xử phạt các hành vi này. Nếu cần thiết, có thể sử phạt hình sự chứ khơng chỉ là phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng.Trong năm 2010, có rất nhiều hiện tượng thao túng giá trên thị

trường chứng khốn nhưng chỉ có duy nhất vụ cơng ty dược viễn Đơng DVD bị xử phạt hình sự. Các vụ thao túng giá khác, những đối tượng thao túng thu lợi nhuận hàng tỷ đồng nhưng xử phạt mức cao nhất chỉ có 300tr. Điển hình như vụ bà Nguyễn Thị Kim Phượng (cổ đông lớn của Công ty cổ phần Vận tải Xi măng - mã cổ phiếu VTV) chào mua công khai 1,3 triệu cổ phiếu VTV trong 5 phiên liên tiếp, khiến cổ phiếu VTV đã tăng kịch trần. Sau đó, Sở GDCK Hà Nội phát hiện bà Phượng không mua mà đã bán hết 557.800 cổ phiếu (chiếm 8,5% số cổ phiếu VTV mà bà này đang sở hữu). Hành động vi phạm quy định công bố thông tin này đã giúp bà Phượng thu lợi tới cả chục tỷ đồng, nhưng cũng chỉ bị xử phạt hành chính 170 triệu đồng. Hay như mới đây, UBCK Nhà nước cũng phát hiện hành vi cá nhân ông Nguyễn Hải Sơn, bà Nguyễn Thị Hạnh, bà Trần Thị Thu đã sử dụng tài khoản của mình và các tài khoản đứng tên người có liên quan thơng đồng với nhau để thực hiện mua, bán cổ phiếu của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (SHI) nhằm

đồng/người…. Tất cả ví dụ trên cho thấy việc xử lý thao túng giá vẫn cịn khá nhẹ, chưa có tính răn đe cao.

Thứ ba, Nhà Nước cần xây dựng mơ hình can thiệp, xác định ranh giới giữa tự quản và quản lý Nhà Nước. Trong một thị trường hoàn hảo, cần giảm thiểu tối

đa sự can thiệp của Nhà Nước. Tại Việt Nam, UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Theo đó Bộ Tài chính vừa là tổ chức phát hành trên thị trường chứng khoán, vừa là tổ chức kinh doanh, vừa là cơ quan quản lý Nhà Nước đối với thị trường nên dễ xảy ra các xung đột lợi ích, tổn hại tới quyền lợi của NĐT. Theo mơ hình của các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, UBCKNN nên là cơ quan Bộ, độc lập với Bộ Tài chính, trực thuộc Chính phủ để có đầy đủ địa vị pháp lý nhằm quản lý một thị trường năng động và phát triển.

Thứ tư, hoàn thiện cấu trúc và tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khốn..

Cấu trúc TTCK hợp lý có tác động mạnh mẽ đến các thành viên tham gia thị trường. Cần tái cấu trúc TTCK theo các hướng như sau: Xây dựng sở giao dịch chứng khốn theo hình thức là tổ chức tự quản mà thành viên là các cơng ty chứng khốn thành viên, các tổ chức lưu ký và ngân hàng chỉ định thanh toán. Hội động quản trị của sở giao dịch nhất thiết phải có các thành viên là đại diện của các CTCK, công ty niêm yết và NĐT. Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo công tác quản lý, giám sát thị trường được đảm bảo, minh bạch. Việc lựa chọn mơ hình tổ chức và triển khai tái cấu trúc thị trường cần phải phù hợp với thực tiễn phát triển của thị trường, xuất phát từ nhu cầu phát triển của thị trường; Xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện tái cấu trúc từng bước, nhằm hạn chế tối đa việc gây xáo trộn hoạt động của thị trường; Đảm bảo đầy đủ các điều kiện về pháp lý, nhân lực, kỹ thuật và tài chính để triển khai tái cấu trúc; Thực hiện tái cấu trúc thị trường phải hướng tới việc giảm thiểu các chi phí phát sinh cho xã hội nói chung và cho

Ngồi ra, để tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khốn, cần xây dựng hệ thống và đa dạng hóa các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư khác tham gia TTCK. Đa dạng hóa và khuyến khích thành lập các định chế quỹ như: quỹ đầu tư dạng mở, quỹ bất động sản đại chúng dạng đóng (REITs); quỹ đầu tư chỉ số; quỹ hưu trí tự nguyện,...Hiện nay, các NĐT các nhân

đang nắm giữ khoảng 25 - 30% số lượng cổ phiếu của tồn thị trường; cịn lại là của các NĐT có tổ chức, như: Quỹ đầu tư, CTCK, Cơng ty bảo hiểm,... Trong khi đó ở các TTCK phát triển trên thế giới tỷ lệ các NĐT cá nhân chỉ chiếm khoảng 10%. Sự tham gia nhiều hơn của các NĐT tổ chức sẽ góp phần làm tăng tính chuyên nghiệp và sự phát triển bền vững của TTCK.

Thứ năm, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn một cách hiệu quả, cần phải có biện pháp thu hẹp thị trường chợ đen. Thị trường chợ đen là một thị

trường mà thông tin không được công khai và tồn tại nhiều hành vi lừa đảo, làm xói mịn lịng tin của NĐT vào TTCK khiến NĐT quay lưng lại với thị trường. Các cơ quan chưa thể có sự quản lý một cách chặt chẽ đối với thị trường này. Để thực hiện được việc này, cơ quan quản lý Nhà Nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch và từng bước xây dựng thị trường phi tập trung (Thị trường OTC).

Thứ sáu, từng bước chuẩn mực hợp lý hơn hệ thống pháp luật cho việc thơn tính và sáp nhập, thúc đẩy hoạt động này trên TTCK. Đây là cơ chế quan trọng đảm bảo

cho tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực hay hiệu quả phân phối của thị trường. Nhiều thị trường trên thế giới được tổ chức cho việc thơn tính và sáp nhập doanh nghiệp như thị trường chứng khoán Anh, TTCK Mỹ. Đối với TTCK Việt Nam, mơi trường pháp lý về thơn tính sáp nhập doanh nghiệp cần hoàn thiện theo hướng: chuẩn mực hợp lý để phân tách những trường hợp M&A gây tổn hại cho

thị trường và những trường hợp có tác dụng tích cực với nền kinh tế; các thủ tục M&A cần được thực hiện khơng bị lạm dụng để gây khó khăn cho các doanh nghiệp, không cản trở chiến lược, kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh nói chung và các quy định về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp nói riêng. Để từ đó, các doanh nghiệp nắm rõ hơn những quy định pháp luật và nghiệp vụ về mua bán sáp nhập. Tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển rộng rãi hơn, góp phần lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn kiểm định tính hiệu quả của thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)