.1)Những kết quả đạt được của hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương pháp giúp doanh nghiệp ra quyết định thuế tài chính (Trang 30 - 44)

2 .3)Tình hình hoạt động cho th tài chính ở Việt Nam hiện nay

2.3 .1)Những kết quả đạt được của hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam

định mới nhiều hơn nữa sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay.

2.3.1)Những kết quả đạt được của hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam. Nam.

2.3.1.1)Hoạt động cho th tài chính góp phần hồn thiện thị trường tài chính ở Việt Nam.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và sinh động của nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhanh chóng ra đời như một quy luật tất yếu của thị trường. Ngồi các doanh nghiệp có quy mơ lớn (như các doanh nghiệp quốc doanh có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, các tập đồn, các cơng ty đa quốc gia) thì cũng tồn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính các doanh nghiệp này đã làm cho nền kinh tế thực sự phát triển sinh động và đa dạng hơn.

Sự ra đời của thị trường chứng khoán mà hiện nay đã phát triển thành thị trường tài chính thật sự là một chất bôi trơn và là chất xúc tác cho hoạt động của nền kinh tế được phát triển mạnh và nhanh hơn. Nó là một cầu nối giữa những người cần vốn và những người thừa vốn. Ở trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp cần vốn có thể tìm nguồn tài trợ qua nhiều kênh khác nhau: vay

ngân hàng, bán cổ phần, bán trái phiếu doanh nghiệp, bán các loại giấy tờ có giá khác… Cịn những người thừa vốn thì có thể tìm kiếm cơ hội sinh lợi bằng nhiều cách: gởi ngân hàng để nhận lãi, mua trái phiếu chính phủ hay trái phiếu doanh nghiệp, mua các giấy tờ có giá trên thị trường như: cổ phiếu, thương phiếu… nhằm tìm kiếm cổ tức hoặc bán lại để hưởng chênh lệch giá.

Nhờ các hoạt động như trên mà đồng vốn trong nền kinh tế được luân chuyển một cách linh hoạt, vốn sẽ luôn luôn động mà không nằm im một chỗ. Luồng vốn càng biến động và quay vịng càng nhiều thì nền kinh tế đó càng phát triển mạnh.

Các ngân hàng, các quỹ tín dụng, các cơng ty tài chính… là những cầu nối chủ yếu cho người thừa vốn và người cần vốn. Các doanh nghiệp lớn thơng qua ngân hàng để tìm nguồn tài trợ cho mình, cịn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sao? Như chúng ta đã biết, trong lĩnh vực hoạt động tín dụng của ngân hàng thì phải có các điều kiện như sau: dự án kinh doanh khả thi, hồ sơ pháp lý về tư cách pháp nhân của người cần vay vốn, tín chấp… và đặc biệt là phải có tài sản thế chấp hay cầm cố. Như vậy, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không đáp ứng được các điều kiện trên nhưng họ cần phải có vốn lưu động và tài sản để hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, nếu là doanh nghiệp mới thành lập và cần phải có máy móc thiết bị để hoạt động sản xuất kinh doanh lúc đầu thì làm sao họ có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng trong khi họ khơng có tài sản thế chấp hay cầm cố? Chính loại hình cho th tài chính có thể đáp ứng các nhu cầu trên của các doanh nghiệp.

Trước năm 1995, thị trường tài chính ở nước ta hầu như chỉ có hoạt động của thị trường tiền tệ cịn thị trường vốn thì chưa được hình thành. Sự ra đời của hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam đánh dấu một bước tiến trong việc từng bước hồn thiện dần thị trường tài chính Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tài trợ các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.3.1.2)Đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và những lợi ích kinh tế xã hội đi kèm.

Hoạt động cho thuê tài chính đã trở thành kênh dẫn vốn cần thiết cho nền kinh tế và đã có những đóng góp nhất định trong việc tài trợ vốn đầu tư trung – dài hạn cho các doanh nghiệp để trang bị và đổi mới máy móc thiết bị, cơng nghệ sản xuất tiên tiến. Theo báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, tổng doanh số cho thuê tính đến ngày 31/12/2004 là 6.540.174 triệu đồng với hàng trăm dự án tài trợ cho các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh trên

nhiều lĩnh vực khác nhau như ngành xây dựng, ngành giao thông vận tải, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông nghiệp…

Bảng 2.1: DOANH SỐ CHO THUÊ CỦA CÁC CƠNG TY CHO TH

TÀI CHÍNH

Đơn vị tính: triệu đồng

TÊN

CƠNG TY NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 NĂM 2004

VILC 216.783 325.174 433.565 520.278 397.484 KVLC 357.791 440.757 518.538 622.245 751.427 ANZV- TRACT 31.196 37.814 47.267 94.534 64.108 ICBLC 228.058 354.758 506.797 760.195 588.271 BIDVLC 500.085 709.212 909.246 1.091.095 1.063.209 VCBLC 171.555 236.746 343.111 411.733 542.296 ALC I 475.466 475.466 679.237 815.084 979.363 ALC II 673.072 760.864 975.467 1.378.000 2.154.016 TỔNG CỘNG 2.654.006 3.340.791 4.413.228 5.693.164 6.540.174

(Nguồn Ngân hàng Nhà Nước).

Qua số liệu của bảng trên đã cho chúng ta thấy được rằng doanh số của hoạt động cho thuê tài chính đang tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích của hoạt động cho th tài chính và họ càng ngày càng tìm đến hoạt động này. Bên cạnh đó, hoạt động cho thuê tài chính càng ngày càng chứng tỏ cho chúng ta thấy được vai trò đáp ứng vốn cho nền kinh tế ngày càng cao.

Trong năm 2004, doanh số cho thuê tài chính của cơng ty cho th tài chính ALC II lớn nhất (chiếm khoảng 25% thị phần cho th tài chính của tồn nước). Điều này dễ dàng lý giải được là do Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nơng thơn có địa bàn hoạt động tương đối rộng khắp, trải đều trong cả nước. Chính vì điều này đã tạo nên được thương hiệu và lòng tin trong nhân dân và từ đó những sản phẩm, dịch vụ từ phía ngân hàng (hoặc các cơng ty con trực thuộc ngân hàng) đưa ra đều được người dân đón nhận.

Biểu đồ sau thể hiện được thị phần cho thuê tài chính trong năm 2004 của 08 cơng ty cho th tài chính ở nước ta hiện nay.

Biểu đồ số 1: THỊ PHẦN CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG NĂM 2004

VCBLC 8% ALC II 34% VILC 6% ICBLC 9% KVLC 11% ANZV-TRACT 1% ALC I 15% BIDVLC 16%

(Nguồn Ngân hàng Nhà Nước)

2.3.1.3)Nhu cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng tương đối đều và nhanh dần qua các năm. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ khoảng 7,5-8%/năm và khá ổn định so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên kết quả đó chính là chính sách đầu tư phát triển kinh tế đã được mở rộng. Các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài như: ODA, WB, ADB, vốn liên doanh… thì các doanh nghiệp cịn được các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước cho vay hàng chục tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu đầu tư, thay đổi máy móc thiết bị để phát triển kinh doanh cũng như mở rộng qui mô sản xuất của mình.

Tuy nhiên, việc cho vay vốn của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp đặc biệt là vốn trung và dài hạn để trang bị, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơng nghệ… cịn gặp nhiều khó khăn. Việc các doanh nghiệp cần vốn là cấp bách trong khi các định chế tài chính như Ngân hàng, các tổ chức tín dụng lại cần phải làm thủ tục rườm rà, việc giải ngân từng đợt theo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… đã làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn trong việc trang bị máy móc thiết bị mới. Trong quá trình hội

nhập, việc đầu tư dây chuyền với kỹ thuật hiện đại tiên tiến là rất cần thiết. Máy móc phải được trang bị mới thì sản phẩm làm ra mới có thể cạnh tranh được trên thị trường. Theo thống kê gần đây thì tại Tp. Hồ Chí Minh, chỉ có 14% các doanh nghiệp có thiết bị máy móc tiên tiến, 50% các doanh nghiệp có máy móc thiết bị ở mức trung bình và 36% các doanh nghiệp cịn lại có hệ thống thiết bị, máy móc đã lạc hậu, cũ kỹ.

Như vậy, hoạt động cho thuê tài chính ra đời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có điều kiện để thay đổi dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại. Hoạt động cho thuê tài chính cũng sẽ góp phần cung cấp một nguồn vốn đầu tư dồi dào cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.3.1.4)Loại bỏ các máy móc thiết bị lạc hậu, cũ kỹ đồng thời góp phần trang bị máy móc thiết bị mới hiện đại.

Hiện nay, các doanh nghiệp nước ta hoạt động với qui mô tài sản cố định nhỏ bé, máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ, kỹ thuật lỗi thời. Theo đánh giá của các chun gia cơng nghệ ASEAN thì mức độ cơng nghệ, trang thiết bị của Việt Nam còn lạc hậu từ 2 đến 5 thế hệ so với các nước đang phát triển trong khu vực. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ đạt khoảng 5-7%/năm. Trong khi đó, hệ số đổi mới máy móc thiết bị của thế giới hiện nay là khoảng 20%/năm. Sự chênh lệch như vậy thì máy móc thiết bị vốn đang lạc hậu tại Việt Nam lại càng lạc hậu thêm.

Loại hình cho th tài chính ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam trang bị các máy móc thiết bị mới, hiện đại hơn; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi về mẫu mã sản phẩm nhờ áp dụng các công nghệ tiên tiến.

2.3.2)Những mặt còn hạn chế đối với hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta hiện nay.

2.3.2.1)Hạn chế về nguồn vốn.

Các cơng ty cho th tài chính khơng có khả năng đầu tư cho các dự án lớn. Theo qui định hiện hành thì cơng ty chỉ được cho th đối với một khách hàng tối đa không quá 30% vốn điều lệ của bản thân cơng ty cho th tài chính đó. Hầu hết các cơng ty cho th tài chính đều có vốn điều lệ nhỏ (phần lớn là dưới 150 tỷ đồng Việt Nam) nhưng việc bổ sung vốn điều lệ khơng thể làm ngay tức khắc được vì bản thân các ngân hàng thương mại quốc doanh hay các tổ chức kinh tế chủ quản khác của cơng ty cho th tài chính có thể cũng khơng có vốn điều lệ đủ lớn để bổ sung cho các cơng ty của mình do cịn phải tập trung vốn

vào các nghiệp vụ truyền thống của họ. Việc tích lũy vốn của các cơng ty cho th tài chính cũng rất nhỏ bé, việc huy động vốn dài hạn thông qua thị trường chứng khốn cịn gặp nhiều khó khăn (do thị trường này cũng là thị trường mới tại Việt Nam và đang hoạt động cầm chừng). Mặt khác, việc huy động vốn của các công ty cho thuê tài chính cịn nhiều hạn chế vì chỉ được huy động các loại tiền gởi trên 12 tháng. Nguồn vốn được huy động từ nước ngoài lại chịu sự điều chỉnh của Quyết định số 308/1999/QĐ-NHNN ngày 01/9/1999 về việc qui định vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.3.2.2)Địa bàn cho th tài chính cịn hạn hẹp, chưa đều ở các khu vực.

Phần lớn các cơng ty cho th tài chính chưa có chi nhánh tại nhiều tỉnh thành nên việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng còn hạn chế, làm cho việc phát triển hoạt động cho th tài chính cịn gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê thì hiện nay 9 cơng ty cho th tài chính đang hoạt động tài Việt Nam trong đó 05 cơng ty cho th tài chính đặt trụ sở tại Thủ đô Hà Nội (Công ty cho thuê tài chính ANZ-VTRAC, Cơng ty cho th tài chính I – Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển Nơng thơn, Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Công ty cho th tài chính Ngân hàng Cơng thương Việt Nam và Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) và 04 cơng ty cho th tài chính có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (Cơng ty cho th tài chính II – Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển Nông thôn, Công ty cho thuê tài chính Kexim – KVLC, Cơng ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam – VILC và Cơng ty cho thuê tài chính II – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam).

Như vậy, các cơng ty cho th tài chính tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đơ Hà Nội. Điều này chứng tỏ địa bàn hoạt động của các Cơng ty cho th tài chính cịn q hạn hẹp, không vươn ra các thành phố khác như Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phịng… Tuy các cơng ty cho th tài chính có mở các chi nhánh ở các địa phương như: Cơng ty cho th tài chính II – Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã mở 03 chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng (năm 2001), Thành phố Cần Thơ (năm 2002) và Thành phố Nha Trang (năm 2004); Cơng ty cho th tài chính I – Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển Nơng thơn mở chi nhánh tại Thành phố Hải Phịng (năm 2002)…nhưng các địa bàn này lại cần vốn nhiều để thúc đẩy nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của mình và phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy, nên thành lập các Cơng ty cho thuê tài chính nhiều hơn nữa ở các địa bàn mới phát triển, có như vậy hoạt động cho thuê tài chính mới có thể phổ biến đến nhiều người và kết quả hoạt động sẽ phong phú và hiệu quả hơn.

2.3.2.3)Chưa xác định được nhu cầu của thị trường thuê mua.

Cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào, một cơng ty cho th tài chính nào xác định nhu cầu th tài chính hiện tại và lộ trình phát triển của nó. Ngay bản thân các ngân hàng “mẹ” đến nay vẫn chưa có định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh của mình nên chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trực thuộc họ cũng chưa thể hoạch định được. Điều này ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của các cơng ty cho th tài chính.

2.3.2.4)Mối quan hệ giữa các công ty cho thuê tài chính và nhà cung cấp cịn chưa tốt.

Hiện nay, các cơng ty cho th tài chính tại Việt Nam chưa thiết lập được mối quan hệ sâu rộng đối với các cơ sở cung ứng máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ đi kèm ở trong nước và nước ngoài.

2.3.2.5)Hoạt động th mua cịn đơn điệu bởi chưa có nhiều loại hình dịch vụ cho khách hàng lựa chọn.

Hình thức cho th tài sản của các cơng ty cho th tài chính cịn chưa đa dạng. Việc này một phần là do Nghị định 16/2001/NĐ-CP của Chính Phủ chưa thật sự “cởi mở” qua việc qui định những nghiệp vụ mà các công ty cho th tài chính được làm. Vì vậy, các cơng ty cho th tài chính chủ yếu áp dụng phương thức cho thuê chỉ có ba bên tham gia thuê mua, đó là Bên đi thuê, Bên cho thuê và Nhà cung cấp. Điều này làm giảm tính hấp dẫn của nghiệp vụ thuê mua.

2.3.2.6)Lãi suất thuê mua còn cao hơn lãi suất ngân hàng.

Ở các nước trên thế giới thì phí th tài chính có thể thấp hơn lãi vay ngân hàng. Lợi thế này có được là do chế độ hạch tốn kế tốn và các chính sách thuế như theo qui định của một số nước Nga, Anh thì cả bên thuê và bên cho thuê đều có thể phản ánh tài sản thuê trên bảng tổng kết tài sản và trích khấu hao tùy theo sự thoả thuận của hai bên. Điều này dẫn đến việc bên cho thuê thường là bên trích khấu hao tài sản cho th vì họ có mức lợi nhuận cao hơn và sẽ tiết kiệm được nhiều thuế hơn. Số thuế tiết kiệm được này sau đó sẽ được chuyển hoá một phần cho bên th thơng qua việc giảm phí th và làm

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương pháp giúp doanh nghiệp ra quyết định thuế tài chính (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)