.4)Ra quyết định chọn phương pháp thuê tài chính

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương pháp giúp doanh nghiệp ra quyết định thuế tài chính (Trang 67 - 75)

3 .4)Ví dụ minh hoạ

3.4 .4)Ra quyết định chọn phương pháp thuê tài chính

Tổng hợp các kết quả trên, ta lập được bảng so sánh hiện giá chi phí của các phương án như sau:

Bảng 3.10: LIỆT KÊ CHI PHÍ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TRẢ

TIỀN THUÊ

Đơn vị tính: đồng

STT DIỄN GIẢI HIỆN GIÁ CHI PHÍ GHI CHÚ

01 Phương án mua tài sản 8.428.700.694

02 Phương án thuê tài chính với tiền thuê trả bằng nhau vào đầu năm thuê

8.318.265.563 Chọn phương án này vì chi phí thấp nhất

03

Phương án thuê tài chính với tiền thuê trả bằng nhau

vào cuối năm thuê 8.548.945.265

04

Phương án thuê tài chính với số tiền trả khác nhau vào cuối năm nhưng khoản nợ gốc được trả đều nhau

8.428.371.702

Như vậy, đứng trên góc độ tính tốn các chỉ số, so sánh bốn phương án trên thì ta nhận thấy phương án ở vị trí số 2 (thuê tài chính với tiền thuê trả bằng nhau vào đầu năm th) là có chi phí th thấp nhất nên Cty Gemadept nên chọn phương án này để thực hiện việc trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

Bên cạnh đó, nếu xem xét trong điều kiện hoạt động kinh doanh của Cty Gemadept hiện nay thì nguồn vốn lưu động của Cty cịn phải đầu tư vào các phương án kinh doanh khác (mở rộng thị trường sang Singapore, xây mới các căn hộ cao cấp để cho thuê…) nên nguồn vốn kinh doanh của Cty cịn rất hạn hẹp, khơng thể dùng một lần một số tiền lớn để mua sắm máy móc thiết bị. Ngồi ra, các máy móc mà Cty Gemadept cần trang bị lại là loại máy hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Cty Gemadept khơng nắm rõ hệ thống máy móc này.

Từ những điều trên, một giải pháp duy nhất và tốt nhất là Cty Gemadept nên đi th tài chính hệ thống máy móc trên từ Cơng ty Cho th Tài chính II – Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT với phương thức trả tiền thuê vào đầu năm thuê với số tiền bằng nhau qua các năm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Lựa chọn phương pháp để ra quyết định thuê tài chính hay mua tài sản là một việc phức tạp, cần phải kết hợp nhiều yếu tố tác động đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thì mới có thể ra quyết định chính xác được.

Ngồi ra, các dữ liệu cần thu thập để phân tích cũng cần phải chính xác, việc dự đoán các chỉ tiêu trong tương lai phải dựa trên nguyên tắc khách quan và phải có cơ sở. Phần quan trọng nhất của phương pháp này là việc thu thập thông tin, nếu đầu vào của thơng tin bị nhiễu thì đầu ra của quyết định sẽ khơng chính xác và từ đó dẫn đến việc ra quyết định sẽ khơng gây lợi ích cho doanh nghiệp mà có khi nó cịn mang lại một kết quả xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nhìn chung, hoạt động cho thuê tài chính là một loại hình cịn khá mới đối với nước ta nhưng ích lợi mà nó mang lại cho nền kinh tế là rất lớn. Loại hình cho th tài chính góp phần làm đa dạng hơn cho các hoạt động tín dụng trong nước và nó sẽ góp phần hồn thiện hơn thị trường cho thuê tài chính ở nước ta vốn đang bị đóng băng và chưa phát triển mạnh.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở nước ta cịn chưa biết đến loại hình này vì việc quảng bá cịn chưa thật sự mạnh mẻ, các trụ sở và chi nhánh của các cơng ty cho th tài chính lại nằm chủ yếu ở các thành phố lớn trong cả nước, các qui định còn ràng buộc nhiều đối với lĩnh vực này… làm cho loại hình này phát triển cịn q chậm chạp. Bên cạnh đó, loại hình cho th tài chính rất thích hợp với các doanh nghiệp có qui mơ vừa và nhỏ nhưng hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta khơng hề biết đến loại hình này vì các cơng ty cho th tài chính khơng đi tìm đến họ và chính điều này đã làm cho hoạt động cho th tài chính khơng phát triển mạnh được.

Luận văn này đã chỉ ra được những ưu điểm cũng như nhược điểm của loại hình cho th tài chính và đặc biệt đã chỉ ra được các phương pháp chọn lựa một phương án thuê tài chính hay mua tài sản, từ đó hy vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc chọn lựa nguồn tín dụng có lợi cho mình nhất.

Qua luận văn này, tơi cũng xin được góp một số ý kiến của mình để đưa hoạt động cho th tài chính ngày càng phát triển như sau:

Thứ nhất, Nhà nước nên hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với hoạt động cho thuê tài chính sao cho thuận tiện và đơn giản, dễ áp dụng nhất.

Thứ hai, các cơng ty cho th tài chính nên mở nhiều trụ sở, chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước và đồng thời quảng bá hoạt động này trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng để đưa thông tin về hoạt động cho thuê tài chính đến các doanh nghiệp được nhiều hơn.

Thứ ba, các công ty cho th tài chính nên tự chủ động tìm đến với khách hàng mà khơng đợi các doanh nghiệp tự đến với mình. Các cơng ty cho th tài chính có thể tổ chức các buổi toạ đàm, thảo luận và đồng thời mời các doanh nghiệp đến dự để từ đó giới thiệu sản phẩm của mình một cách rộng rãi và hiệu quả.

Thứ tư, các cơng ty cho th tài chính nên đưa ra nhiều loại hình th để đa dạng hố sản phẩm mà mình cung cấp. Nếu như đưa ra được các loại hình th thì sẽ thích nghi với nhiều doanh nghiệp và từ đó lượng khách hàng tìm đến với hoạt động th tài chính cũng sẽ tăng lên.

Thứ năm, các cơng ty cho th tài chính nên mở rộng hoạt động cho thuê tài chính đến với mọi doanh nghiệp trong cả nước từ doanh nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản đến các doanh nghiệp vận tải, công nghệ thông tin, xây dựng… Có như vậy, hoạt động cho thuê sẽ càng ngày phong phú hơn và hoạt động cho thuê tài chính sẽ phát triển hơn.

Ngoài ra, các cơng ty cho th tài chính nên đào tạo một đội ngũ cán bộ công nhân viên thật sự tinh và gọn, nắm bắt nhanh các thông tin khoa học công nghệ để có thể hiểu rõ hơn các ưu điểm của các máy móc thiết bị, cơng nghệ tiên tiến từ đó giới thiệu cho khách hàng. Các cơng ty cho th tài chính cịn phải chủ động kết hợp với nhà sản xuất để tạo ra một bộ ba vững vàng trong hoạt động này (Cơng ty cho th tài chính – Nhà sản xuất – Người thuê tài chính).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý thuyết tài chính - Tiền tệ - Dương Thị Bình Minh - Nhà xuất bản Giáo Dục – 1995.

2. Tài chính doanh nghiệp hiện đại - Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên - Nhà xuất bản Thống Kê - 2003.

3. Tìm hiểu và sử dụng tín dụng th mua - Trần Tơ Tử, Nguyễn Hải Sản - Nhà xuất bản Trẻ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 1996.

4. Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường - Viện phát triển quốc tế Harvard - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội - Năm 1994.

5. Tài liệu giảng dạy cao học môn Nghiệp vụ Ngân hàng - Nguyễn Minh Kiều - Tháng 1/2005.

6. Nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ “Về tổ chức và hoạt động của Cơng ty cho th tài chính” - Ban hành ngày 02 tháng 5 năm 2001, Chính phủ (2001).

7. Nghị định số 64/CP của Chính phủ “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính” - Ban hành ngày 09 tháng 10 năm 1995, Chính phủ (1995).

8. Thơng tư số 24/2002/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động cho thuê tài chính - Ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2002, Bộ Tài Chính (2002).

9. Tài liệu hoạt động cho th tài chính – Các cơng ty cho thuê tài chính ở Việt Nam - Năm 2004.

10. Tạp chí Ngân hàng (2001, 2002, 2003, 2004, 2005).

11. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (2001, 2002, 2003, 2004, 2005). 12. Tạp chí Phát triển kinh tế (2001, 2002, 2003, 2004, 2005). 13. Tạp chí Tài chính (2001, 2002, 2003, 2004, 2005).

14. Báo cáo thường niên - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Năm 2001, 2002, 2003.

PHỤ LỤC 1

Quá trình hình thành hoạt động cho th tài chính ở Việt Nam

-Tháng 5 năm 1995 : Ngân hàng Nhà Nước ban hành “Thể lệ tín dụng thuê mua”.

-Tháng 10 năm 1995 : Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP về “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của cơng ty cho th tài chính tại Việt Nam”.

-Ngày 28/10/1996 : Cơng ty cho th tài chính quốc tế (VILC) được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Đây là một liên doanh giữa ngân hàng Cơng thương Việt Nam (góp vốn 19%), cơng ty Tài chính Quốc tế (góp vốn 15%), Ngân hàng Ngoại thương Pháp (góp vốn 17%), cơng ty cho th Cơng nghiệp Hàn Quốc (góp vốn 32%) và ngân hàng Tín dụng Nhật Bản (góp vốn 17%) với vốn điều lệ 5 triệu USD.

-Ngày 20/11/1996 : Cơng ty cho th tài chính Việt – Hàn (KVLC) được thành lập. Đây là công ty 100% vốn nước ngoài, vốn điều lệ là 10 triệu USD do ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cấp.

-Tháng 7 năm 1997 : Cơng ty cho th tài chính Việt Nam (Vinalease) được thành lập. Đây là một liên doanh giữa ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (góp vốn 40%), ngân hàng Tín dụng dài hạn Nhật Bản (góp vố 20%), cơng ty Th mua Nhật Bản (góp vốn 20%) và ADB (góp vốn 20%) với vốn điều lệ là 10 triệu USD.

-Ngày 20/3/1998 : Công ty cho th tài chính ngân hàng Cơng thương được thành lập. Đây là công ty do ngân hàng Công thương bỏ vốn 100%. Vốn điều lệ của Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Cơng thương là 105 tỷ đồng.

-Ngày 25/5/1998 : Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập với vốn điều lệ là 75 tỷ đồng. Đây là công ty do Ngân hàng Ngoại thương Việt nam bỏ 100% vốn ra thành lập.

-Ngày 27/8/1998 : Công ty cho th tài chính I - Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT, Cơng ty cho th tài chính II - Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT được thành lập với số vốn điều lệ cho mỗi công ty là 150 tỷ đồng. Đây là hai công ty do ngân hàng Nông nghiệp và PTNT bỏ 100% vốn ra thành lập được đặt tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

-Ngày 27/10/1998 : Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập với số vốn điều lệ là 102 tỷ đồng. Đây là công ty do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bỏ 100% vốn, trụ sở đặt tại Hà Nội.

-Ngày 19/11/1999 : Cơng ty cho th tài chính ANZ-VTRAC được thành lập với vốn điều lệ là 5 triệu USD. Đây là công ty 100% vốn nước ngồi gồm có Ngân hàng AZN góp 95% nguồn vốn và 5% nguồn vốn do cơng ty VTRAC góp.

-Tháng 3/2001 : Vinalease sáp nhập với cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

-Ngày 02/5/2001 : Chính phủ ban hành Nghị định số 16/CP về “Tổ chức và hoạt động cơng ty cho th tài chính”.

-Ngày 06/9/2001 : Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2001-NĐ-CP.

-Tháng 3/2002 : Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 24/2002/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động cho thuê tài chính.

-Tháng 1/2003 : Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 01/2003/TT-NHNN hướng dẫn việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động cho thuê tài chính.

-Tháng 6/2004 : Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các Cơng ty cho th tài chính.

-Ngày 19/12/2004 : Cơng ty cho th tài chính II – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam được thành lập với vốn điều lệ 150 tỷ đồng Việt Nam. Đây là công ty do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bỏ 100% vốn, trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

-Ngày 25/5/2005 : Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 03/2005/TT-NHNN về việc hướng dẫn các cơng ty cho th tài chính thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động cho thuê tài chính.

Danh sách và vốn cũng như các quyết định thành lập Công ty Cho thuê Tài chính được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

DANH SÁCH CÁC CƠNG TY CHO TH TÀI CHÍNH STT TÊN CÔNG TY SỐ VÀ NGÀY CẤP GIẤP PHÉP SỐ VÀ NGÀY CẤP GIẤP PHÉP NGOẠI HỐI TRỤ SỞ CHÍNH VỐN ĐIỀU LỆ

01 Cty CTTC Quốc tế VN (VILC – liên doanh) 01/GP- CTCTTC (28/10/1996) 236/QD- NHNN (18/3/2003) Sài Gòn Tower, 29 Lê Duẩn, Q1, Tp. HCM 5 triệu USD 02 Cty CTTC Kexim (KVLC – 100% vốn nước ngoài) 02/GP- CTCTTC (20/11/1996) 763/QĐ- NHNN (14/7/2003) Tầng 9 Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Q1, Tp. HCM 10 triệu USD

03 Cty CTTC NH Công thương VN CTCTTC 04/GP- (20/3/1998)

18 Phan Đình Phùng, Hà Nội

105 tỷ ĐVN

04 Cty CTTC NH Ngoại thương VN

05/GP- CTCTTC (25/5/1998) 06/GP- NHNN (08/4/2003) 10 Thiền Quang, Hà Nội 75 tỷ ĐVN

05 Cty CTTC I – Ngân hàng NN&PTNT

06/GP- CTCTTC (27/8/1998) 141 Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 150 tỷ ĐVN

06 Cty CTTC II – Ngân hàng NN&PTNT

07/GP- CTCTTC (27/8/1998) 422 Trần Hưng Đạo, F2, Q5, Tp. HCM 150 tỷ ĐVN

07 Cty CTTC NH Đầu tư & Phát triển VN

08/GP- CTCTTC (27/10/1998) 13/GP- NHNN (22/5/2003) Tầng 3, toà nhà Thăng Long, 105 Láng Hạ, Hà Nội 102 tỷ ĐVN 08 Cty CTTC ANZ- VTRAC (100% vốn nước ngoài 14/GP- CTCTTC (19/11/1999) 14 Lê Thái

Tổ, Hà Nội 5 triệu USD

09 Cty CTTC II NH Đầu tư & Phát triển VN 11/GP-NHNN (17/12/2004)

Lầu 6 cao ốc 146 Nguyễn Công Trứ, Q1, Tp. HCM

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương pháp giúp doanh nghiệp ra quyết định thuế tài chính (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)