Những thành tích đạt được

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần bạch minh (Trang 45 - 48)

Có thể nói từ năm 2008 đến nay thị trường đã có nhiều biến động về kinh tế, tài chính gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nói chung và lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng. Nhưng với sự cố gắng vươn

lên công ty cổ phần Bạch Minh đã đạt được khá nhiều thành tích trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Thứ nhất: Tổng doanh thu của công ty tăng mạnh vào năm 2010 và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra trong năm. Trong đó, điển hình là các doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Vì hoạt động kinh doanh là hoạt động chính của công ty nên sự tăng lên này thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty trong năm qua khá hiệu quả.

Thứ hai: Công ty đã tạo ra được những sản phẩm mang dấu ấn riêng trên thị trường nhờ vào tính tiện ích của các sản phẩm ứng dụng trên điện thoại di động, là đối tác tin cậy của nhiều mạng viễn thông lớn trong cả nước.

Thứ ba: đã xây dựng được đội ngũ kỹ sư giỏi và tâm huyết, nhà quản lý và lao động giỏi tham gia với quá trình SXKD. Hoạt động tay nghề, năng lực và kinh nghiệm cán bộ công nhân của công ty ngày một nâng cao.

Nhìn chung dù mới ra đời nhưng Công ty cổ phầm Bạch Minh đã có những cố gắng trong việc chủ động tìm kiếm công ăn việc làm và có nhiều chuyển biến tốt trong tổ chức, quản lý, mở rộng quan hệ với bên ngoài. Nhờ đó đem lại công ăn việc làm đều đặn cho cán bộ công nhân viên và ngày càng khẳng định được chỗ đứng cũng như uy tín của công ty trên thị trường.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó

2.3.2.1. Những tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty còn gặp phải một số tồn tại đó là:

Thứ nhất, tồn tại làm ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả kinh doanh của công ty đó là việc quản lý chi phí của công ty, gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong ba năm 2009, 2010, 2011 mà biến động giữa doanh thu và chi phí không tương xứng, dẫn đến kết quả kinh doanh cũng bị biến động nhiều. Năm 2010, doanh thu tăng và các chi phí khác cũng tăng theo, điều này là hợp lý. Nhưng năm 2011, doanh thu của doanh nghiệp đột ngột giảm mạnh nhưng các chi phí khác lại không thể điều chỉnh, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu thuần dẫn đến tỷ trọng lợi nhuận trong doanh thu thuần giảm, dẫn đến kết quả kinh doanh của công ty năm 2011 không được tốt lắm.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại.

Thứ nhất, trong ba năm 2009, 2010, 2011 cũng là những năm kinh tế nước ta có nhiều biến động, đặc biệt là năm 2011, kinh tế nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc đại suy thoái kinh tế nên các doanh nghiệp trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn. Lãi suất ngân hàng cao làm các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Sức mua trong dân chúng giảm làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Giá cả tăng cao làm chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mà giá cả bán ra thì rất khó tăng vì ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiêu thụ. Bởi vậy, công ty cổ phần Bạch Minh cũng vì thế mà gặp khó khăn khiến hiệu quả kinh doanh năm 2011 không cao.

Thứ hai, doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều chỉnh cơ cấu chi phí. Hơn nữa, sự cạnh tranh trên thị trường công nghệ thông tin lại càng ngày càng mạnh mẽ nên công ty cổ phần Bạch Minh cũng bị chia sẻ thị trường.

Thứ ba, công tác nghiên cứu, phân tích điều kiện thị trường còn chưa được chú trọng thỏa đáng, dẫn đến việc chưa đưa ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Từ đó, làm cho những quyết định của công ty chưa thật sự sáng suốt. Nhiều chi phí bị sử dụng lãng phí.

Thứ tư, công tác xây dựng và phát triển lực lượng lao động chưa được ban quản lý quan tâm đúng mức thể hiện: lực lượng lao động không đồng đều về trình đô, thêm vào đó, các chính sách khuyến khích lao động, như lương, thưởng, phụ cấp.. chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân viên trong công ty, vì vậy mà chưa kích thích được long yêu nghề, say mê với công việc, tăng khả năng sáng tạo trong sản phẩm. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH MINH

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần bạch minh (Trang 45 - 48)