Cơ sở lựa chọn phương pháp chiết khấu dòng tiền
Công ty cổ phần Bibica là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có uy tín lâu năm trong ngành bánh kẹo. Là một trong những doanh nghiệp niêm yết sớm nhất trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, do vậy, BIBICA có thơng tin sẵn có và minh bạch, đồng thời có chiến lược kế hoạch kinh doanh rõ ràng trong các năm tới là một thuận lợi để sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Nếu sử dụng phương pháp tài sản ròng, là một doanh nghiệp sản xuất Bibica có khối lượng tài sản hữu hình rất lớn, tuy nhiên để xác định được giá trị thị trường của các tài sản này rất khó khăn vì cơng ty có rất nhiều dây chuyền đã sử dụng thời gian dài, hiện không bán trên thị trường. Hơn nữa, là một cơng ty bánh kẹo có uy tín lâu năm trên thị trường, cùng với các sản phẩm có ích cho sức khỏe, BIBICA đã có được thương hiệu lớn, với mạng lưới nhà cung cấp và một số khách hàng lâu năm. Do vậy, sẽ có sự thiếu hụt lớn khi sử dụng phương pháp tài sản rịng.
Dựa trên sự sẵn có của thơng tin, bản chất của ngành và lĩnh vực kinh doanh, tính chất dịng tiền của cơng ty, mục đích định giá là để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai, do vậy phương pháp DCF áp dụng phù hợp trong trường hợp này.
Mục đích định giá BIBICA
Mục đích của định giá BIBICA trong bài viết này chỉ mang tính chất minh họa cho cách thức áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong thực tế. Tuy nhiên, tất cả các thông tin và dữ liệu sử dụng trong bài đều là dữ liệu có thật, được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả định giá có thể được sử dụng cho mục đích góp vốn liên doanh, mua bán sáp nhập… Đồng thời, giá
trị cổ phiếu được tính tốn là giá trị tham khảo cho giá cổ phiếu BBC trên thị trường chứng khoán.
Hạn chế và giả thiết
- Do hạn chế về nguồn thông tin được cung cấp, giả thiết rằng tất cả các thông tin trong Bản cáo bạch năm 2006 (do công ty chứng khốn Vietcombank thực hiện) là chính xác hồn tồn.
- Do các số liệu thống kê về thị trường khơng sẵn có nên giá trị vốn chủ sở hữu và vốn vay khi tính lãi suất chiết khấu được lấy theo giá trị sổ sách kế tốn.
2.3 Định giá cơng ty theo phương pháp chiết khấu dịng tiền
2.3.1 Phân tích thị trường
2.3.1.1 Phân tích mơi trường kinh tế vĩ mơ
a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một biến quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ tác động mọi mặt đến nền kinh tế, đến cơ hội kinh doanh, đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Việt Nam được coi là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP bị giảm từ 8.5% xuống 4.8% năm 1999, kinh tế Việt Nam đã hồi phục trong giai đoạn 2001-2005 với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7.5%/năm. Đặc biệt năm 2005, GDP tăng 8.5%, mức cao nhất trong vòng 8 năm qua (1998-2005)..
Theo các chuyên gia kinh tế dự báo, trong năm 2006- 2010 tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam là 8- 8.5%. Năm 2007, mục tiêu tăng
trưởng của kinh tế Việt Nam là 8.5%, GDP đạt 70 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 820USD/năm.
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (2000- 2007f)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong bảng dưới đây, có thể thấy ngành cơng nghiệp – xây dựng, đặc biệt là ngành công nghệ chế biến có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định qua các năm.
Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế
2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005 Tốc độ tăng GDP 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 7,51 Công nghiệp – xây dựng 10,39 9,48 10,48 10,22 10,65 10,24 Công nghiệp chế biến 11,35 11,60 11,53 10,86 13,14 11,70
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Viện quản lý Kinh tế Trung Ương
b) Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế được chia làm ba bộ phận chính: cơng nghiệp, nơng lâm ngư nghiệp, dịch vụ . Tỷ trọng các ngành thay đổi theo xu hướng
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Cụ thể ngành nông nghiệp tỷ trọng giảm từ 24.5% năm 2000 xuống còn 19% năm 2005, tỷ trọng ngành dịch vụ ổn định 39%, ngành công nghiệp tỷ trọng tăng từ 36.7% năm 2000 lên 42% năm 2005.
Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng đóng góp các ngành vào GDP
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong những năm vừa qua, tăng trưởng sản lượng công nghiệp ổn định 15,4%/năm, cao hơn 2,5% so với kế hoạch, giá trị sản lượng công nghiệp tăng trung bình 10%/năm. Khu vực cơng nghiệp đóng góp 60% tổng giá trị xuất khẩu, trong đó cao nhất là dệt may, dầu thô, da giầy và hàng nông sản đã qua chế biến.
c) Dân số Việt Nam
Dân số ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô thị trường. Dân số Việt Nam tăng 27%, từ 65 triệu người năm 1990 lên 83 triệu người năm 2005. Tổng dân số ước tính cho năm 2015 là hơn 94 triệu người, tăng 44% so với năm 1990 và khoảng 21% so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng dân số được dự báo ổn định 1,2% mỗi năm.
24.5%
39% 36.7%
19%
39% 42%
Nông nghiệp Dịch vụ Công nghiệp
2000 2005
Biểu đồ 2.5 Dự báo dân số
Nguồn: Niên giám thống kê
- Cơ cấu dân số:
Năm 2005, Việt Nam có dân số 83 triệu người, trong đó 39% dân số dưới 16 tuổi, 16% dân số trong độ tuổi 16-24, 45% dân số trên 24 tuổi. Cơ cấu tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, giảm dần theo tuổi. Với quy mơ lớn, kết cấu dân số trẻ, Việt Nam có một thị trường tiềm năng đối với hàng hóa và dịch vụ đặc biệt là ngành bánh kẹo.
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu dân số (2005)
78 84
90 96 102
2000 2005 2010f 2015f 2020f
d) Tình hình vốn đầu tư tại Việt Nam
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2005 đã tăng gần 40%, đạt 5.8 tỷ USD, trong đó đầu tư mới 4 tỷ USD, đầu tư thêm 1.9 tỷ. Gia nhập WTO, Việt Nam đã có nhiều chính sách tự do hóa thương mại, cùng với sự ổn định về chính trị và kinh tế, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm nóng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng giá trị đầu tư dự kiến đạt 38.5% GDP.
e) Lạm phát
Nguyên nhân gây ra lạm phát chủ yếu do tăng giá dầu mỏ, do tăng lương. Tuy nhiên, với sự kiểm sốt của chính phủ và sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát qua các năm đang có xu hướng giảm dần. Năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 9%, giảm xuống còn 8.4%(2005), 6.6%(2006), dự báo năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng sẽ giảm xuống chỉ còn 6%. Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng đến giá cả và sức mua của người tiêu dùng.
f) Lãi suất
< 16 16 - 24 > 24
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải sử dụng vốn vay từ ngân hàng. Yếu tố lãi suất ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Lãi suất cịn là nhân tố kinh tế vĩ mơ tác động đến nhiều yếu tố khác, đến nhà cung cấp, người tiêu dùng.
Lãi suất huy động nội tệ kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng năm 2006 tăng khoảng 0,07-0,1%/tháng (0,84%/năm-1,2%/năm). Lãi suất cho vay ngắn hạn tăng khoảng 0,08-0,1%/tháng (0,96%-1,2%/năm). Lãi suất cho vay trung dài hạn tăng khoảng 0,1%-0,25%/tháng (1,2%-3%/năm).
Lãi suất huy động ngoại tệ (USD) tăng mạnh từ mức 2,75%/năm lên 4,2%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Các kỳ hạn khác cũng biến động tương ứng. Lãi suất cho vay tăng khoảng 2-2,5 điểm phần trăm/năm.
g) Thu nhập
Tính chung cả nước, thu nhập trung bình tháng của một lao động làm cơng ăn lương năm 2005 là 973 nghìn VNĐ, tăng 15,14% so với năm 2004; ở khu vực thành thị là 1.028 nghìn VNĐ, tăng 14,34% so với năm 2004; ở khu vực nơng thơn là 822 nghìn VNĐ, tăng 18,87% so với năm 2004. Do tốc độ tăng mức thu nhập trung bình tháng của một lao động làm cơng ăn lương ở khu vực nông thôn nhanh hơn so với ở thành thị nên chênh lệch giữa thu nhập của lực lượng lao động này ở thành thị và nông thôn đã giảm bớt, từ 1,3 lần năm 2004 xuống còn 1,25 lần năm 2005. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu từ 120.000 đồng/ tháng lên 190.000 đồng/ tháng năm 2000 và 450.000 đồng/ tháng năm 2006.
h) Lao động và việc làm
Quy mô việc làm năm 2005 tiếp tục tăng, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực trên nhiều mặt. Tính chung cả nước, tại thời điểm 1/7/2005 có 43.456,6 nghìn người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tăng 1.145,5 nghìn người hay 2,7% so với thời điểm 1/7/2004. Đây là mức tăng lớn hơn mức tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2005 (tăng 1.017,9 nghìn người làm việc/năm với tốc độ tăng 2,5%). Tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể trong giai đoạn 2001 – 2005
2.3.1.2 Thị trường bánh kẹo
a) Khái quát về thị trường
Triển vọng phát triển của ngành bánh kẹo
Trên thế giới, bánh kẹo là ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng 2%/năm) và là ngành công nghiệp năng động nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm thế giới. Đối với Việt Nam, được đánh giá là thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia), tốc độ tăng trưởng ngành bánh kẹo ln cao hơn tốc độ trung bình của thế giới, khoảng 7-8%/năm.
Trong năm 2005, thị trường bánh kẹo Việt Nam tăng 11% về giá trị và 6% về khối lượng. Cuối năm 2005, sản lượng bánh kẹo là 79.500 tấn và doanh thu từ bánh kẹo là 4.844 tỷ đồng.
Thị trường bánh kẹo tại Việt Nam được đánh giá là thị trường đã phát triển do mức tiêu thụ trên đầu người là khá cao. Dân số hơn 80 triệu người, mức độ tiêu thụ trung bình hàng năm khoảng 1kg/ 1 người. Nhìn chung, giá bánh kẹo, đặc biệt là các loại kẹo đường, khoảng $2/kg trong năm 2005. Mức độ tiêu thụ bánh kẹo tại các khu vực ngoại thành (khu vực tập trung hơn 70% dân số) cao, do mức sống đã được cải thiện.
Cung
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng liên tục khiến cho giá nguyên liệu chế biến bánh kẹo tăng khoảng 10% đến 15% hàng năm. Giá bột mỳ và đường tăng trung bình khoảng 12%. Tương tự, giá điện tăng khoảng 10%. Giá
đầu vào khác như lương nhân cơng, đóng gói cũng tăng. Các loại vật tư có nguồn gốc từ dầu mỏ tăng đột biến như bao bì nhựa (năm 2005, tăng 15 đến 40% so với tháng 01 năm 2004), xăng dầu cũng tăng giá mạnh từ 5 đến 17% đã làm tăng chi phí chuyên chở, do đó, làm giá thành sản phẩm. Một số vật tư có nguồn gốc nhập khẩu khác như lúa làm bột mỳ tăng 35%, dầu thực vật tăng 50%, sữa bột tăng gần 1,5 lần so với đầu năm 2004.
Do tăng chi phí sản xuất, các nhà sản xuất bánh kẹo cũng tìm cách tăng giá bán để chi trả chi phí. Một số doanh nghiệp giữ nguyên giá bán nhưng giảm khối lượng sản phẩm trong mỗi gói sản phẩm. Một số doanh nghiệp tăng giá trong các dịp như lễ, tết. Các công ty lớn như Kinh Đô, Công ty Bánh kẹo Biên Hồ (Bibica), và Cơng ty Bánh kẹo Hải Hà đã thực hiện tăng giá bán. Tuy nhiên, do đặc điểm cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp trong nước, tỷ lệ tăng giá trung bình vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí sản xuất.
Ngồi ra, trên thị trường có rất nhiều bánh kẹo xuất khẩu mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Tuy nhiên, giá của các mặt hàng này khá cao và phần lớn được bán trong các siêu thị.
Cầu
Mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người Việt Nam hiện nay thuộc loại thấp nhất thế giới, khoảng 1.25 kg/năm. Trong khi mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân ở một số nước như sau: Đan Mạch 16.3 kg/năm, Anh 14.5 kg/năm, Trung Quốc 1.4 kg/năm. Do dân số lớn, và đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu của thị trường là rất lớn.
Mặc dù người Việt Nam vẫn chuộng dùng đồ ăn tươi, tuy nhiên, đồ ăn đóng hộp và đồ ăn nhanh đang dần thông dụng trên thị trường, đặc biệt là tại khu vực thành thị. Chịu ảnh hưởng từ cách sống phương tây và ngày càng có ít thời gian để đi mua sắm và nấu nướng, người dân thành thị sử dụng nhiều các đồ ăn đóng hộp, đồ đã chế biến và đồ ăn nhanh.
Đặc biệt, đồ ăn đóng hộp và đồ ăn nhanh đã giúp phụ nữ dành nhiều thời gian hơn cho cơng việc, do đó, số lượng và chủng loại đồ ăn này ngày càng nhiều trên thị trường, đặc biệt là các loại bimbim, đồ ăn nhẹ, bánh quy, bánh ngọt…
Trong tương lai, chủng loại các đồ ăn này sẽ tiếp tục tăng do thay đổi về thói quen và ảnh hưởng từ lối sống cơng nghiệp.
Bảng 2.7 Khối lượng tiêu thụ đồ ăn nhanh trên đầu người năm 1998 và 2003
Gam/đầu người 1998 2003 % tăng trưởng 1998-2003 Chips/crisps 5.1 14.2 177.77 Đồ ăn nhẹ 10.8 28.5 162.66 Bánh quy 241.5 515.0 113.29 Kẹo sôcôla 85.2 100.0 17.39 Kẹo ngọt 395.4 738.0 86.66 Bánh mỳ 2,289.5 2,934.1 28.15 Bánh làm từ bột (vd: bánh bao) 12.7 29.8 134.75 Bánh ngọt 26.2 51.5 96.94 Đồ ăn trẻ em 14.1 31.8 125.12 Bánh mặn 43.0 84.3 96.09
Nguồn: Euromonitor International
Sức khoẻ
Tại Việt Nam, tỷ lệ béo phì hiện nay ngày càng tăng. Trong năm 2003, khoảng 4% người ở độ tuổi 15 và trên 15 mắc bệnh béo phì. Nguyên nhân của bệnh này một phần là do tâm lý các bậc phụ huynh lo con mình bị thiếu chất,
khơng đủ sức khỏe để học tập, một phần là do trẻ em ngày nay ít luyện tập thể thao do chương trình học ở trường khá nặng. Ngồi ra, trẻ em hiện nay thích ngồi chơi các trị chơi điện tử hơn là tập thể thao.
Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, các công ty chế biến bánh kẹo đã thực hiện nghiên cứu và đưa vào thị trường các sản phẩm dinh dưỡng như: bột ngũ cốc dinh dưỡng cho người muốn giảm cân, sữa dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường, kẹo không đường…Hiện tại, Bibica là doanh nghiệp đầu tiên nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm dinh dưỡng này. Bibica kết hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra thị trường như: Quasure Light, Bột ngũ cốc dinh dưỡng, Bánh bơng lan kem – Hura Light…
b) Phân tích cạnh tranh
Bảng 2.8 Đánh giá tình hình cạnh tranh thị trường bánh kẹo
Thấp Khá thấp Trung bình Khá cao Cao
Mức độ cạnh tranh hiện tại
Ảnh hưởng của sự tham gia mới
Sự đe dọa của sản phẩm thay thế
Sức mạnh của người mua
Sức mạnh của người cung ứng
Kết luận: Mức độ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo Việt Nam là Trung bình
b1. Mức độ cạnh tranh hiện tại
Số lượng các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo
Hiện nay, cả nước có khoảng 30 đơn vị sản xuất bánh kẹo công nghiệp. Các đơn vị trong nước chiếm 70% thị phần, 30% thị phần còn lại là nhập
khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hongkong, Malaysia. Khi Việt Nam gia nhập WTO và áp dụng khung thuế suất AFTA thì thuế suất một số mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu sẽ giảm xuống (từ 50% đến 20%).
Ba doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần là Kinh Đô, Bibica và Hải Hà.