Các hạn chế khi áp dụng phương pháp DCF trong định giá doanh

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá các doanh nghiệp ở việt nam (Trang 83 - 85)

3.1. Các hạn chế khi áp dụng phương pháp DCF trong định giá doanhnghiệp ở Việt Nam nghiệp ở Việt Nam

Áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền đối với các doanh nghiệp Việt Nam cịn nhiều khó khăn, khơng riêng gì đối với cơng ty cổ phần Bibica. Thơng qua vận dụng phương pháp DCF trong xác định giá trị doanh nghiệp Bibica – là một doanh nghiệp khá điển hình và hội tụ đủ nhiều điều

kiện để có thể áp dụng DCF, từ đó chỉ ra những hạn chế và khó khăn của mơ hình này trong điều kiện thực tế của Việt Nam.

3.1.1. Xác định hệ số Beta cho thị trường Việt Nam

Beta là hệ số phản ánh mức độ rủi ro thị trường của từng tài sản hoặc danh mục cá biệt. Nó là thước đo mức độ rủi ro thị trường của tài sản. Để tính tốn được hệ số Beta cho mỗi tài sản, cần hai chuỗi số liệu theo thời gian. Thứ nhất là mức thu nhập của thị trường và thứ hai là thu nhập của tài sản hoặc nhóm tài sản cần tính hệ số Beta.

Ở các nước có TTCK phát triển, mặc dù khơng có được “danh mục thị trường” hồn chỉnh, người ta có thể căn cứ vào các số liệu của một số chỉ số lớn trên TTCK. Ví dụ trên thị trường Mỹ, các công ty hay sử dụng chỉ số S&P500 để làm chỉ số thị trường. Họ giả định là thu nhập các tài sản đầu tư trên thị trường diễn biến như diễn biến của chỉ số lựa chọn. Điều này hoàn toàn hợp lý khi hầu hết các cơng ty lớn chiếm tỷ trọng lớn của tồn bộ nền kinh tế đều niêm yết tập trung trên TTCK. Tuy nhiên, TTCK của Việt Nam còn quá non trẻ, chỉ số VN-Index đã bao gồm một số loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường nhưng chỉ số này không thể đại diện cho thị trường, chưa thể đại diện cho các ngành kinh tế có tỷ trọng lớn trong GDP của Việt Nam vì so sánh số lượng và tỷ trọng của các cơng ty niêm yết so với tồn bộ nền kinh tế có sự chênh lệch quá lớn.

Do vậy, đến nay ở Việt Nam rất khó để xác định được hệ số rủi ro của tài sản, người ta phải sử dụng Beta đã được tính sẵn cho thị trường mới nổi và điều chỉnh thích hợp.

3.1.2. Sự khơng đầy đủ hoặc sai lệch của các nguồn thông tin

Thông tin về môi trường vĩ mô và môi trường ngành được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ các bộ ngành, các tổ chức chuyên

nghiệp, ngân hàng, báo chí… Các thơng tin này nhiều khi khơng được kiểm chứng chính xác, đơi khi có sự khác biệt, đồng thời, cũng rất khó để thống nhất và liên kết các thơng tin với nhau gây khó khăn trong việc đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của kinh tế, ngành và doanh nghiệp trong ngành.

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá các doanh nghiệp ở việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)