IV. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY:
8. Về hạch toán BHTN: * Năm 2009:
* Năm 2009:
Kể từ 01/01/2009 người lao động và các doanh nghiệp, các đơn vị phải bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo đó ít nhất đến năm 2010 người lao động bị thất nghiệp sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp. Đây là chính sách có tác động trực tiếp đến người lao động, người sử dụng lao động và an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ mất việc. Chính sách này được đề cập trong Luật bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 6/2006, được cụ thể hóa bằng Nghị định số 127/2008/NĐ- CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và thơng tư số 04/2009/TT- BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 127/2008/NĐ - CP . Theo nghị định 127/2008/NĐ -
Tỷ lệ tính Tổng giá thành thực tế của nhóm SP giá thành cho =
nhóm SP Tổng giá thành kế hoạch của nhóm SP
Tổng giá thành Tổng giá thành thực tế của qui cách i = Tỷ lệ X kế hoạch của hoàn thành trong kỳ qui cách i
Giá thành Tổng giá thành thực tế của qui cách i đơn vị của hoàn thành trong kỳ
sản phẩm =
CP thì cơng dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động từ 12 đến 36 tháng với người sử dụng lao động có lao động từ 10 lao động trở lên phải đóng BHTN.
Nguồn hình thành quỹ BHTN: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ 3% tiền lương, tiền cơng của người lao động. Trong đó:
- Người lao động chịu 1%
- Người sử dụng lao động chịu 1% - Ngân sách nhà nước 1%
Tuy chính sách về BHTN đã được đưa vào áp dụng từ 01/01/2009 Bộ tài chính vẫn chưa có thơng tư hướng dẫn hạch tốn BHTN này như thế nào. Vì vậy để hạch tốn các khoản trích theo lương trong đó có BHTN, các doanh nghiệp, kế tốn có các cách xử lý khác nhau: + Cách 1: Nợ TK chi phí (20%) Nợ TK 334 (7%) Có TK 338 (27%) Chi tiết 3382 – KPCĐ (2%) 3383 – BHXH (22%) Chi tiết 33831- BHXH (20%) 33832- BHTN (2%) 3384 – BHYT (3%)
Lý do của việc hạch tốn theo cách 1: Vì BHTN cũng thuộc BHXH + Cách 2: Nợ TK chi phí (20%) Nợ TK 334 (7%) Có TK 338 (27%) Chi tiết 3382 – KPCĐ (2%) 3383 – BHXH (20%) 3384 – BHYT (3%)
3388 - Phải trả khác (mở chi tiết BHTN) (2%)
Tại cơng ty, kế tốn sử dụng theo cách 2, tức là mở TK 3388 chi tiết BHTN để hạch tốn BHTN.
* Năm 2010:
Theo Thơng tư 244/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 31/12/2009 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp (bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2010), điều 17- Kế toán Bảo hiểm thất nghiệp đã bổ sung tài khoản 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp.
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích và đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Doanh nghiệp phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi và quyết toán riêng Bảo hiểm thất nghiệp.
Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp như sau: BÊN NỢ:
BÊN CĨ:
Trích bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí sản xuất, kinh doanh; Trích bảo hiểm thất nghiệp khấu trừ vào lương của cơng nhân viên. SỐ DƯ BÊN CĨ:
Số bảo hiểm thất nghiệp đã trích nhưng chưa nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Định kỳ trích bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ các TK 622, 627, 641, 642…
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3389)
- Tính số tiền bảo hiểm thất nghiệp trừ vào lương của công nhân viên, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3389)
- Khi nộp bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3389)
Có các TK 111, 112
Ngồi ra bắt đầu từ 01/01/2010 quy định về tỷ lệ đóng BHXH, BHYT và BHTN cũng có sự thay đổi. Theo cơng văn 3621/BHXH-THU ngày 07/12/2009 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN như sau:
Như vậy do năm 2009 chưa có quy định cụ thể về tài khoản hạch tốn BHTN nên cơng ty đã sử dụng TK 3388 (chi tiết BHTN) để tiến hành hạch toán BHTN. Nhưng bắt đầu từ 01/01/2010 kế tốn cơng ty phải sử dụng TK 3389 để hạch toán BHTN và thực hiện trích các khoản theo lương theo tỷ lệ mới đúng với quy định ban hành.