2.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ THÁI BÌNH
2.1.4. Môi trường pháp lý
2.1.4.1. Các văn bản liên quan đến FDI
Cơ chế quản lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là quản lý theo luật. Các doanh nghiệp có vớn đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại doanh nghiệp khơng có bợ chủ quản như doanh nghiệp nhà nước nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vớn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanhchỉ theo luật. Ý thức được tầm quan trọng chiến lược của FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, năm 1987 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, một năm sau sự khởi đầu của chính sách mở cửa nền kinh tế (mở ra mợt thời kỳ mới của nền kinh tế Việt Nam). Từ 6/2006, lĩnh vực đầu tư trức tiếp nước ngoài được quy định trong Luật Đầu tư Việt Nam
Trên cơ sở đó, luật sửa đổi, bổ sung tập trung trước hết vào việc tháo gỡ kịp thời những khó khăn, cản trở đới với doanh nghiệp có vớn FDI đã được cấp phép, tạo điều kiện thu hút nhiêù dự án đầu tư mới với chất lượng cao hơn, đờng thời làm xích gần thêm mợt bước giữa các qui định pháp luật về đầu tư trong nước và FDI để tiến tới xây dựng một luật đầu tư thống nhất.
2.1.4.2. Các cấp quản lý
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình (UBND) thống nhất thực hiện quản lý nhà nước đới với các dự án có vớn FDI trên địa bàn tỉnh cụ thể là:
Sở Kế hoạch và đầu tư Thái Bình được UBND tỉnh uỷ quyền quản lý nhà nước về FDI và hợp tác đầu tư, là cơ quan đầu mối giải quyết mọi thủ tục liên quan đến đầu tư của chủ đầu tư.
Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan chun mơn của UBND tỉnh có chức năng tham mưu tởng hợp về qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện các chủ trương biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại địa phương. Làm đầu mối phối hợp giữa các sở, ngành ở tỉnh trong công tác kế hoạch và đầu tư. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh, sự chỉ đạo về chuyên môn và nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
- Phổ biếnvà hướng dẫn thực hiện pháp luật nhà nước về hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn các chủ đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư, thông tin những điều kiện đầu tư.
- Hướng dẫn, giới thiệu địa điểm đầu tư cho nhà đầu tư trên cơ sở phù hợp qui hoạch phát triển kinh tế của địa phương.
- Phổ biến nội dung, trình duyệt và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài vào địa bàn tỉnh.
- Là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, lập hồ sơ trình UBND tỉnh cấp phép đầu tư theo thẩm quyền.
- Chủ trì cùng các ngành liên quan, tổ chức thẩm định dự án, xác định giá thuế đất theo qui định, cùng sở Tài chính thẩm định mức đền bù để tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Từng quý, 6 tháng, 9 tháng và từng năm có văn bản báo cáo gửi UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạt động của các doanh nghiệp có vớn FDI. Kiến nghị việc bời dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư của tỉnh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ngành trong tỉnh có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và đầu tư giải quyết kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Ngoài ra, ban quản lý KCN là cơ quan được Bộ Kế hoạch và đầu tư uỷ quyền quản lý hoạt động FDI trong KCN của tỉnh.
Trong Sở Kế hoạch và đầu tư, Phòng Hợp tác và Kinh tế Đới ngoại có trách nhiệm quản lý FDI trên địa bàn tỉnh.
2.1.4.3. Thủ tục quản lý dự án FDI
Với quyền hạn và trách nhiệm nêu trên, ngày 23/11/2006, UBND tỉnh đã ra quyết định số 68/2006/QĐ-UB, quyết định thực hiện “cơ chế một cửa” về hợp tác đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đến ngày 11 tháng 12 năm 2009, UBND Thái Bình ra quyết định số 19/2009/QĐ-UB quy định về thực hiện “cơ
chế một cửa liên thông” của tỉnh trong hoạt động đầu tư tại Thái Bình. Quyết định này qui định nội dung chủ yếu để tổ chức thực hiện quy chế một cửa liên thông trong việc xúc tiến, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình trên cơ sở tuân thủ Luật Đầu tư Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan để cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường thơng thoáng, thuận lợi nhất cho đầu tư phát triển.
"Cơ chế một cửa liên thông" trong quyết định này được thống nhất hiểu như
sau:
-Cơ chế một cửa luên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước.
- Cơ chế mợt cửa liên thơng trong hoạt động đầu tư tại Thái Bình được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông của tỉnh trong hoạt động đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực đầu tư:
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật
- Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hờ sơ và thời gian giải quyết
- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Giải qút cơng việc nhanh chóng, thuận tiện cho tở chức, cá nhân
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước để giải quyết cơng việc của tở chức, cá nhân
Thủ tục hành chính liên thơng trong hoạt đợng đầu tư tại Thái Bình Các thủ tục đầu tư:
- Chấp thuận đầu tư
- Cấp Giấy chứng nhận đầu tư Các thủ tục về đất:
- Quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất - Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thủ tục về xây dựng và phòng cháy chữa cháy - Cấp Giấy phép xây dựng
- Thẩm quyền thiết kế phòng cháy và chữa cháy