2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
2.2.1. Hoạt động thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000-
2005
Thái Bình là tỉnh sản xuất nông nghiệp chủ yếu, tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản không nhiều, thu nhập dân cư thấp, quy mô các doanh nghiệp nhỏ bé. Do vậy, giai đoạn 2002-2005, Thái Bình chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, dự án lớn. Tuy nhiên, tỉnh đã đạt được một số kết quả ban đầu trong việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Qút định sớ 378/2001/QĐ-UB ngày 7/5/2001 và sau đó là Qút định sớ 52/2002/QĐ-UB về mợt sớ chính sách khún khích đầu tư tại tỉnh. Các chính sách ra đời đã bước đầu tạo môi trường đầu tư cởi mở, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, giai đoạn 2000-2005, đã có 15 dự án được cấp giấy phép đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, thu hút nhiêu lao động, khai thác được tiềm năng phát triển kinh tế – xã hợi của tỉnh, góp phần tăng ng̀n thu ngân sách địa phương.
Đến cuối năm 2005, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 18 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư đang còn hiệu lực với tởng sớ vớn đăng ký gần 60 triệu USD, trong đó vớn pháp định là 25,6 triệu USD (có danh mục đính kèm), thu hút 12.262 lao đợng. Trong sớ đó có 11 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 6 doanh nghiệp đang triển khai thủ tục sau cấp phép và xây dựng, 1 doanh nghiệp chưa triển khai thực hiện.
Các dự án trên gờm có 17 doanh nghiệp 100% vớn nước ngoài, 01 doanh nghiệp liên doanh và đầu tư vào những lĩnh vực chủ yếu sau : 07 dự án sản xuất kinh doanh hàng dệt may, 06 dự án sản xuất cơ khí, 01 dự án sản xuất ắc quy, 01 dự án sản xuất thuốc bệnh tằm, 01 dự án sản xuất kim châm cứu triệt trùng, 01 dự
án xây dựng kinh doanh CSHT khu công nghiệp và 01 dự án xây dựng trung tâm thương mại. Tình hình thực hiện của các dự án án trên như sau :
- Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm : Công ty May Lan Lan, Công ty TNHH Ivory Việt Nam, Công ty TNHH Đại Thái, Công ty ắc quy Kornam, Công ty cổ phần hữu hạn khai thác khu cơng nghiệp Đài Tín, Cơng ty TNHH Poong Shin Vina, Công ty TNHH TAV, Công ty Bình Giang, Công ty TNHH công nghiệp HUNG YI và Công ty TNHH Tân Đài Việt. Nhìn chung, các doanh nghiệp đã và đang hoạt động ổn định và phát triển, đặc biệt một số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tớt và có nhu cầu mở rợng dự án như Cơng ty Ivory, Công ty TAV, Công ty Poong Shin Vina... Năm 2005, các doanh nghiệp này đã đóng góp trên 28 triệu USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh (chiếm 28,6%) và trở thành mợt trong những đợng lực chính thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
- Các dự án đang triển khai thực hiện bao gồm : Công ty CP HH cơng nghiệp chính xác Âu Lực, Cơng ty TNHH Kaos Việt Nam, Công ty TNHH Yang Shin, Công ty Hanul. Nhìn chung các doanh nghiệp này đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các thủ tục sau cấp phép và xây dựng các hạng mục công trình nhằm đi vào hoạt động trong năm 2006.
- Riêng dự án xây dựng Trung tâm dịch vụ và thương mại Đài Loan đã được cấp giấy phép đầu tư gần 2 năm nhưng đến nay vẫn chưa và khơng có khả năng triển khai thực hiện.
Nhìn chung nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng đới với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội địa phương : tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm trên 28% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh), thu hút trên 9.000 lao đợng và có đóng góp cho ng̀n thu ngân sách địa phương...
Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế sau :
- Các dự án đầu tư vào Thái Bình ít (18 dự án), quy mơ các doanh nghiệp nhỏ bé (3,3 triệu USD/dự án) và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc (7/18 dự án), chưa thu hút được có các dự án có quy mơ đầu tư lớn, trình đợ cơng nghệ cao hiện đại vào tỉnh.
- Việc giải phóng mặt bằng được tỉnh tập trung chỉ đạo tuy có được cải thiện hơn so với trước đây nhưng vẫn còn có khó khăn làm chậm tiến đợ thời gian thi công công trình cho các doanh nghiệp.