2.3. ĐÁNH GIÁTHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
2.3.1. Những thành công đạt được
Trong vòng5 năm trở lại đây, nguồn vốn FDI đã đóng mợt vai trò hết sức quan trọng trọng chiến lược phát triển kinh tế; thúc đẩy phát triển kinh tế Thái Bình mạnh mẽ,góp phần rất lớn thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế toàn tỉnh. Kể từ năm 2006 đến năm, nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Thái Bình liên tục tăng theo từng năm. Nếu như năm 2006, toàn tỉnh mới chỉ có 21 dự án với tởng số vốn đầu tư là 63,5 triệu USD, thì đến tháng 12 năm 2011, đã có 50 dự án đầu tư vào tỉnh với tổng số vốn đầu tư 344,74 triệu USD. Đã dần có những dự án có vớn đầu tư lớn vào tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây như dự án Công ty TNHH thép đặc biệt SHENGLI Việt Nam của Đài Loan đầu tư từ năm 2008, dự án Công ty TNHH YAZAKI Hải Phòng Việt Nam của Nhật Bản sản xuất dây cáp điện ôto đầu tư năm 2011. Điều nay cho thấy các nhà đầu tư lớn đã dần chú ý hơn đến tỉnh Thái Bình như một khu vực đầu tư tiềm năng.
Những thành tựu nổi bật hoạt động thu hút vốn FDI tại tỉnh Thái Bình trong 5 năm quá đã được thể hiện qua những nét cơ bản sau:
a) Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhận xét về những đóng góp của FDI thì đầu tiên phải kể đến vai trò của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì đây chính là mục tiêu đầu tiên của lãnh đạo đảng và nhà nước ta đề ra khi quyết định chủ trương thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Ng̀n vớn FDI đã đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Doanh thu của các dự án FDI năm 2011 ước đạt 394,0 triệu USD, tăng 9% so với năm 2010, nộp ngân sách khoảng 16.54 triệu USD, tăng 1,16 lần so với năm 2010. Các dự án có vớn đầu tư nước ngoài có đóng góp lớn trong giá trị xuất khẩu của tỉnh. Năm 2011, giá trị x́t khẩu của các doanh nghiệp có vớn đầu tư nước ngoài ước đạt 293,69 triệu USD, chiếm 49,9% giá trị kim ngạch của toàn tỉnh. Mợt sớ dự án đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh như dự án của Công ty TNHH TAV, Công ty TNHH thép đặc biệt SHENGLI, Công ty TNHH may Nien hsing, Công ty TNHH IVORY, Công ty TNHH Phoongshinvina...
Nhìn vào bảng số liệu dưới đây, có thể thấy vai trò của FDI ngày càng quan trọng hơn đối với nền kinh tế tỉnh Thái Bình.
Bảng 2.6 : Tình hình kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp FDI tại Thái Bình qua các năm
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu 21,64 50,39 73,45 343,06 394
Nộp ngân sách 1,54 2,34 3,04 14,3 16,54
Giá trị xuất khẩu 34,64 69,27 71,3 244,74 293,69
Nguồn: Tổng hợp thống kê về FDI của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình
Tởng doanh thu của các doanh nghiệp FDI tại Thái Bình liên tục tăng kể từ năm 2007 đến nay, giá trị nợp ngân sách ngày càng lớn.Đây có thể nói gọi là mợt thành cơng thể hiện rõ nét nhất đóng góp của FDI vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố
u cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nợi tại nền kinh tế mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng q́c tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia sẽ ngày càng tham gia nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tếtrên thế giới đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt đợng FDI, ngược lại cũng chính FDI sẽ lại thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Có thể nói đóng góp quan trọng nhất của việc thu hút ng̀n vốn FDI vào Thái Bình thời gian qua là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Thái Bình có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Mặc dù tốc độ chuyển dịch chưa mạnh nhưng đây là bước đầu đáng ghi nhận. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 51,59% năm 2001 xuống 42,27% năm 2005 và 33,3% năm 2011. Tỷ trọng công nghiệp tăng 16,47% năm 2001 lên 22,86% năm 2005 và 33,05% năm 2011. Dịch vụ tăng từ 31,94% năm 2001 lên 34,87% năm 2005 và 33,92% năm 2011.
Ngoài ra FDI còn đóng góp phần hình thành các thị trấn thị tứ cũng như các Khu Công nghiệp, Khu Cơng nghê cao.
c) Góp phần tạo việc làm cho lao động
Mợt trong những chính sách xã hợi được các chính quyền mỗi địa phương quan tâm đến đó là tỷ lệ thất nghiệp. Vì nếu tỷ lệ này lớn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ ra tăng tệ nạn xã hội và một loạt các vấn đề phát sinh khác. Trong tiến trình nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, FDI đã mang đến cho tỉnh Thái Bình rất nhiều cơ hội việc làm mới, khai thác được nguồn lao động nhàn rỗi tại nông thôn.
Bảng số liệu dưới đây cho thấy sô lượng việc làm được tạo ra từ các dự án FDI tại tỉnh Thái Bình.
Bảng 2.7: Tình hình thu hút lao động ở các doanh nghiệp FDI tại Thái Bình
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số lao động 12.262 22.762 24.224 26.682 30.256 31.500
Nguồn: Tổng hợp thống kê về FDI của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình
Thực tế trong những năm qua FDI đang mang lại cơ hội việc làm rõ rệt cho người lao động tại tỉnh Thái Bình. Thêm vào đó, thu nhập của người lao đợng tại các doanh nghiệp có vớn đầu tư nước ngoài thường cao hơn là doanh nghiệp 100% vốn trong nước trong cùng mợt lĩnh vực ngành nghề. Chính việc này đã góp phần làm cải thiện đời sống của người lao động và gián tiếp nâng cao mức sống trung bình của người dân nói chung.