Tăng cường, đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thái bình (Trang 50 - 52)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THU HÚT

3.2.3. Tăng cường, đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư

Công tác vận động, xúc tiến đầu tư thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2010 - 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 2015, đòi hỏi công tác xúc tiến FDI phải được đẩy mạnh, cải thiện cả về hình thức và nội dung nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Cần coi vận động FDI là một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vớn FDI. Vì vậy tỉnh cần triển khai các giải pháp sau đây nhằm tăng cường, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư: - Nâng cao chất lượng xây dựng Quy hoạch và Danh mục dự án gọi vốn ĐTNN làm cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư.

- Sở Kế hoạch và đầu tư cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch thu hút vốn FDI một cách cụ thể, rõ ràng theo từng ngành, địa phương. Giải pháp này liên quan đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư nói chung và FDI nói riêng. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh sẽ phới hợp với các ngành, các cấp có liên quan, các địa phương để lập và công bố danh mục các dự án gọi vớn đầu tư có trọng điểm với ba mức đợ khuyến khích (đặc biệt khuyến khích đầu tư, khún khích đầu tư có điều kiện hoặc có địa bàn, khơng khún khích đầu tư) gắn liền với việc khai thác ưu thế của Thái Bình (vị trí địa lý, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên đất đai, các điều kiện hấp dẫn khác...)

- Đổi mới, đa dạng hoá các phương thức tổ chức xúc tiến đầu tư theo hướng: +Thực hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác cụ thể và hướng nó vào các mục tiêu đã đề ra, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hợp tác đầu tư.

+ Nâng cao hiệu quả vận động đầu tư gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+Duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư. Tỉnh nên thường xun có sơ kết, tởng kết, hợi thảo gặp gỡ với cộng đồng các doanh nghiệp có vớn FDI, trên cơ sở đó để tìm hiểu, nắm bắt thơng tin, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Vấn đề nữa là cách đón tiếp, giải quyết và trả lời những thắc mắc của các nhà đầu tư. Mọi thắc măc mà nhà đầu tư đưa ra đều phải có sự trả lời thoả đáng và cần phải có sự hướng dẫn các nhà đầu tư làm thế nào để có thuận lợi tớt và phù hợp với chỉ đạo của Nhà nước và tỉnh. Thái Bình cũng có thể giới thiệu những dự án đang hoạt đợng tớt. Điều này sẽ có sức thút phục cao đới với quyết định của nhà đầu tư.

Thái Bình cần làm tốt công tác cung cấp cho nhà đầu tư đầy đủ những thông tin, tài liệu cần thiết để nhà đầu tư tìm hiểu dự án. Công tác này làm không tốt sẽ dẫn đến sự ngần ngại, nản lòng trong tâm lý của nhà đầu tư, làm giảm tính hấp dẫn trong mơi trường đầu tư của tỉnh.

Đồng thời tổ chức giáo dục tuyên truyền về ý thức tư tưởng cho người dân để họ thấy được vai trò và sự cần thiết của FDI và cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hoạt đợng.

+ Có hình thức khen thưởng kịp thời các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào vào sự nghiệp kinh tế của tỉnh nói chung và vận đợng đầu tư nước ngoài nói riêng.

Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, xúc tiến đầu tư. Tỉnh cần phải thành lập cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư để thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư theo phương châm: Mợt cửa, mợt đầu mới, chi phí thấp, nhanh, hiệu quả...

- Tăng cường cơng tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư, tập trung vào mợt sớ nước và khu vực có tiềm năng. Cần tìm hiểu phong tục, tập quán, chính sách và mục đích của đới tác nước ngoài để đưa ra được các biện pháp xúc tiến thích hợp.

-Tăng cường hợp tác về xúc tiến đầu tư theo hướng: Duy trì, mở rộng quan hệ với các cơ quan chính phủ phụ trách về xúc tiến đầu tư cũng như các cơ quan, tổ chức xúc tiến đầu tư thương mại.

Các dự án trên địa phương thời gian qua thường theo ba con đường: * Thông qua các bộ, ngành giới thiệu

* Thông qua đại sứ quán, văn phòng đại diện của các nước

* Vào theo tập đoàn thông qua các dự án đã hoạt động hoặc được cấp giấy phép ở địa phương

Do vậy, để thu hút mạnh mẽ đầu tư cần có quan hệ tớt, tranh thủ các Bộ, ngành, các chủ doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện cho các dự án vào để tự bản thân nó tạo ra mơi trường tớt lơi kéo các dự án vào tiếp theo. Bên cạnh đó, phải giữ mới quan hệ thường xuyên với các văn phòng đại diện, các công ty tư vấn đầu tư, các cơ quan ngoại giao để cung cấp thông tin, cơ hội đầu tư ở tỉnh Thái Bình cho các nhà đầu tư.

Bớ trí kinh phí cho hoạt đợng xúc tiến đầu tư trong ngân sách chi thường xuyên của tỉnh, đồng thời tiếp tục tận dụng tối đa sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các cơng ty, tở chức nước ngoài.

Cùng với đó, chú trọng việc hỗ trợ các dự án FDI đang hoạt động tại Thái Bình, xem đây là biện pháp tiếp thị đầu tư trực tiếp, tiết kiệm và hiệu quả nhất, vì qua thực tế tiếng nói của các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt đợng có ý nghĩa rất lớn đới với các nhà đầu tư mới.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thái bình (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)