Có nhiều phương pháp được áp dụng để phân tích Bảng cân đối kế tốn, trong đó thường được áp dụng như: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp cân đối.
Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích, cho phép xác định được xu hướng, sự biến động chung của chỉ tiêu phân tích.
Để có thể tiến hành được so sánh cần xác định gốc để so sánh: Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho phù hợp. Gốc so sánh khi phân tích Bảng cân đối kế tốn thường là số đầu năm (đầu kỳ) hoặc so sánh với số liệu của đơn vị khác cùng điều kiện …
Phương pháp tỷ lệ:
Khi phân tích Bảng cân đối kế tốn thường áp dụng các tỷ lệ sau, cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy q trình tính tốn hàng loạt:
- Tỷ lệ khả năng thanh toán: đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ khả năng cân đối vốn, nguồn vốn: phản ánh mức độ ổn định và tự chủ về tài chính.
- Tỷ lệ khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp.
Phương pháp cân đối.
Mơ tả và phân tích các hiện tượng kinh tế và giữa chúng tồn tại sự cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng. Đó là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và q trình kinh doanh. Khi phân tích Bảng cân đối kế tốn thường sử dụng các mối quan hệ cân đối như:
- Sự cân bằng giữa tổng số tài sản với nguồn vốn hình thành. - Sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng vốn với khả năng thanh toán.
- Sự cân bằng giữa nguồn huy động vật tư với nguồn sử dụng vật tư cho kinh doanh.
Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh nhằm có được sự đánh giá tồn diện về tài chính.