3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tài trợ XNK tại NH TMCP Á
3.2.1. Các giải pháp về nghiệp vụ
3.2.1.1. Tăng cường công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Để đảm bảo việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, NH TMCP Á Châu cần có chính sách huy động nguồn vốn trong và ngồi nước có hiệu quả. Trước hết ngân hàng cần đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới nhằm giảm thiểu các tác động của thị trường lên công tác huy động vốn. NH TMCP Á Châu cần phải phân loại khách hàng để có chính sách huy động vốn cho phù hợp và hiệu quả:
Đối với khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu: nhằm phục vụ cho chính mục đích hoạt động kinh doanh của mình một cách thuận lợi, các doanh nghiệp này thường mở luôn tài khoản tiền gửi, tiền vay bằng ngoại tệ và nội tệ tại ngân hàng. Chính vì vậy nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn này từ các doanh nghiệp thì sẽ cị ý nghĩa rất quan trọng: vì đối với nguồn vốn này, ngân hàng khơng phải trả lãi hoặc trả lãi rất thấp, rất có lợi khi ngân hàng dùng nguồn vốn này để đi cho vay.
Để tăng cường công tác huy động vốn từ các doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp như: tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng vốn trên tài khoản của mình một cách linh hoạt, có chính sách về phí trong giao dịch quốc tế của doanh nghiệp hoặc ngân hàng trực tiếp tư vấn cho khách hàng từ khâu ký kết hợp đồng đến khâu thanh toán tạo sự tin tưởng cho khách hàng mở tài khoản và thực hiện các giao dịch trên tài khoản tại ngân hàng.
Đối với khách hàng là tầng lớp dân cư: tầng lớp này thường có một khoản tiền tích luỹ trong cuộc sống, và họ ít khi dùng khoản tiền này để đầu tư kinh doanh sản xuất mà thường gửi vào ngân hàng dưới hình thức sổ tiết kiệm. Để có thể thu hút đơng đảo dân cư đến ngân hàng gửi tiền thì NH TMCP Á Châu cần đưa ra các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn, kết hợp nhiều tiện ích, tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn phong phú, đa dạng, đặc biệt các sản phẩm dịch vụ ấy phải bảo đảm được nhưng địi hỏi sau: bảo tồn được giá trị tiền gửi, mang lại thu nhập, và có tính linh hoạt cao. Ngân hàng cần đưa thêm đặc tính chuyển nhượng được giữa các cá nhân vào một số công cụ huy động trung – dài hạn, tạo thói quen cho người dân mua bán, cất giữ và chuyển đổi các sản phẩm ngân hàng tài chính, hoặc sử dụng các tài khoản gửi tiết kiệm thay thế cho hình thức gửi tiền bằng sổ tiết kiệm – hình thức này tạo ra sự nhanh chóng, thuận tiện, an tồn hơn trong việc nhận và chi trả tiền gửi.
Đối với các ngân hàng đại lý hay các tổ chức tài chính quốc tế: ngân hàng cần mở rộng mối quan hệ của
mình nhằm thu hút nguồn vốn và công nghệ hiện đại của họ. Trên mối quan hệ đó, ngân hàng có thể mở tài khoản để thực hiện các giao dịch thanh toán hoặc tài trợ vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu, cho vay thương mại.
Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát triển mở rộng nghiệp vụ kinh doanh trái phiếu trong nước, triển khai việc phát hành trái phiếu quốc tế để tăng cường vay vốn từ cả trong và ngoài nước, nhằm hỗ trợ cho nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn trung – dài hạn.
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh
Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu là một yêu cầu luôn được đặt ra trong công tác thẩm định của NH TMCP Á Châu để ngân hàng có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án kém hiệu quả và tài trợ cho các dự án có hiệu quả và khả thi. Khi cấp tín dụng cho bất cứ một khách hàng nào thì ngân hàng đều phải tính tốn cân nhắc kỹ càng trên cơ sở tình hình thực tế thu thập, xử lý, phân tích các số liệu, tài liệu liên quan đến khách hàng một cách chính xác và khách quan. Đây cũng là biện pháp để ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Khi tiến hành thẩm định dự án và phân tích khách hàng thì ngân hàng phải phân tích và đánh giá đầy đủ các khía cạnh sau:
Năng lực pháp lý của khách hàng: có đủ các điều kiện pháp lý (theo quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước, quy chế cho vay của NH TMCP Á Châu) để vay vốn của ngân hàng như: có quyết định thành lập,
giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động,… hay khơng. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: đánh giá năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt; vị thế của doanh nghiệp trên thị trường; đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp (khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh). Nếu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, vững chắc thì việc cấp tín dụng được khuyến khích, ngược lại cần phải cân nhắc.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở các chỉ tiêu, hệ số tài chính quan trọng (chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng và khả năng sinh lời, hệ số về cơ cấu vốn và tài sản, hệ số địn bẩy tài chính, hệ số khả năng thanh tốn,…), tình hình vốn và tài sản và quan hệ với các tổ chức tín dụng khác.
Triển vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới như: những yếu tố môi trường kinh doanh chung, ngành nghề, những yếu tố xuất phát từ nội tại doanh nghiệp.
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án: kế hoạch, tiến độ triển khai dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, nguồn cung cấp đầu vào cho dự án,… đặc biệt là phải tính tốn hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án nghĩa là dự án đó có khả năng sinh lãi hay không, nguồn trả nợ gốc cho ngân hàng có đảm bảo.
Điều kiện bảo đảm tiền vay: hình thức bảo đảm tiền vay chủ yếu là đảm bảo bằng tồn bộ tài sản hình thành từ nguồn vốn vay và vốn tự có.
Bên cạnh việc đánh giá các khía cạnh đa nêu trên thì ngân hàng cần cùng với khách hàng xây dưng các dự án vay vốn, có như vậy ngân hàng sẽ thâm nhập sâu vào doanh nghiệp, hiểu được khả năng vay trả của doanh nghiệp đối với từng dự án.
3.2.1.3. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu, và đối tượng tài trợ
Việc đa dạng hố các hình thức TDTTXNK và đối tượng tài trợ là bước đi đúng hướng và có nhiều ưu điểm như:
NH TMCP Á Châu sẽ tận dụng được các nguồn vốn của mình để sinh lợi, tạo điều kiện cho ngân hàng kế hoạch được quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Giúp cho ngân hàng lựa chọn được nhiều khách hàng, từ đó lựa chọn được các đối tượng cho vay hợp lý.
Giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro do vốn cho vay được phân bổ ở nhiều doanh nghiệp thay vì có thể gặp rủi ro cao hơn nếu tập trung vốn ở một vài doanh nghiệp nào đó.
Ngân hàng có thể thu được khoản lợi tức từ nhiều nguồn khác nhau.
Như vậy đa dạng hố các hình thức tài trợ xuất khẩu và đối tượng tài trợ là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết phải tiến hành ngay vì nếu khơng sẽ bị thụt lùi so với các ngân hàng khác và có thể dẫn đến mất thị phần,…