Giả thuyết nghiên cứu chính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại việt nam niêm yết (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.4. Giả thuyết nghiên cứu chính

2.4.1. Giả thuyết tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả

Lý thuyết triển vọng (Kai Ineman và Tversky, 1979) cho thấy SMV có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng do sự quan tâm của nhà đầu tư đối với nơi an toàn cho vốn đầu tư của họ là các khoản gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Một số công trình khoa học thực nghiệm ủng hộ lý thuyết này như Angbazo (1997), Albertazzi và Gambacorta (2009), Albertazzi và Gambacorta (2010), Tan và Floros (2012b). Tuy nhiên, Rashid và Ilyas (2018) lại đưa ra bằng chứng trái ngược với dự báo cơ chế tác động theo quan điểm của lý thuyết triển vọng. Từ các nhận định và phân tích nêu trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu H1 như sau:

H1: SMV có tác động thúc đẩy hiệu quả hoạt động ngân hàng.

2.4.2. Giả thuyết tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro

Lý thuyết bất ổn tài chính của Minsky (1992) và quan điểm có liên quan của Adrian và Shin (2014) nghiên cứu về nghịch lý biến động đã dự báo tác động nghịch biến của SMV lên rủi ro. Theo đó, thị trường biến động thấp trong một khung thời gian nào đó sẽ gây ra hành vi thực thi các rủi ro một cách quá mức. Tuy nhiên, tác giả chưa

phát hiện cơng trình khoa học thực nghiệm nào về sự gia tăng rủi ro gây ra do SMV. Như vậy, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu H2 như sau:

H2: SMV có thể tạo ra sự giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

2.4.3. Giả thuyết tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả và rủi ro trong điều kiện thay đổi quy mô ngân hàng

Lý thuyết quy mô tối ưu (Krasa và Villamil, 1992) dự báo các ngân hàng có quy mơ tối ưu có thể giảm được rủi ro có thể đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của ngân hàng, tuy nhiên phải tốn kém chi phí giám sát cho các rủi ro vĩ mơ khơng thể đa dạng hóa. SMV được xem là rủi ro vĩ mơ có tính chất như vậy. Do vậy, đối với các ngân hàng quy mô lớn, khi thị trường biến động mạnh (phản ánh rủi ro vĩ mơ trong nền kinh tế) dẫn tới chi phí giám sát lớn hơn của những ngân hàng có quy mơ lớn. Dù ngân hàng lớn có thể giảm rủi ro đặc thù từ việc hưởng lợi hiệu ứng đa dạng hóa (vốn là thế mạnh của các ngân hàng lớn), từ đó tạo ra tác động mang tính tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc vận hành các ngân hàng lớn có thể dẫn tới sự phát sinh tăng cao trong chi phí giám sát, đặc biệt trong thời kỳ SMV gia tăng, điều này lại gây ra rủi ro gia tăng cho ngân hàng.

Thêm nữa, các ngân hàng lớn có thể hưởng lợi từ lợi thế kinh tế theo quy mô theo cách lập luận của lý thuyết tính kinh tế theo quy mơ đề cập trong nghiên cứu của Panzar và Willig (1977) và Krasa và Villamil (1992), từ đó làm gia tăng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Do vậy, chưa thể kết luận được tác động của yếu tố quy mơ là tích cực và tiêu cực đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng trong thời kỳ SMV gia tăng mạnh.

Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm của Rashid và Ilyas (2018) cho rằng trong bối cảnh thị trường không thuận lợi (SMV gia tăng), các ngân hàng lớn sẽ có nhiều thứ để mất (have more to lose). Các ngân hàng này sẽ đưa phần bù rủi ro (compensatory

này của ngân hàng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả và làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng do phần thu từ hoạt động cho vay bị suy giảm mạnh hơn so với các ngân hàng nhỏ. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu H3 và H4 được đề xuất như sau:

H3: Biến động của tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khốn và đồng thời quy mơ ngân hàng tác động làm gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng.

H4: Biến động của tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khốn và đồng thời quy mơ ngân hàng tác động làm giảm rủi ro của ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày cụ thể các khái niệm nghiên cứu chính và cách đo lường các khái niệm này đã được khai thác trong các cơng trình thực nghiệm trước đây. Đối với SMV, tác giả tiếp cận theo hai cách tính của (i) tác giả French và cộng sự (1987) và Võ Xuân Vinh và Võ Văn Phong (2016) và (ii) tác giả Lau và cộng sự (2013), đều dựa trên cách tính độ lệch chuẩn cơ bản cho tỷ suất sinh lợi tính tốn dựa trên chỉ số giá VN- Index; thước đo hiệu quả bao gồm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE), hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vượt mức (EROE), hiệu quả sử dụng tài sản (ROA), tỷ lệ lãi cận biên (NIM) và giá trị kinh tế gia tăng (EVA); thước đo rủi ro bao gồm hệ số ổn định (ZSCORE), độ lệch chuẩn hiệu quả sử dụng tài sản (DROA) và độ lệch chuẩn hiệu quả sử dụng vốn (DROE).

Tiếp theo, chương 2 phác thảo các mơ hình dựa trên lý thuyết đề cập đến cơ chế giải thích của: (i) Ảnh hưởng của SMV lên rủi ro (lý thuyết bất ởn tài chính và quan điểm nghịch lý biến động); (ii) Ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả ngân hàng (lý thuyết triển vọng); và (iii) Vai trò của quy mô ngân hàng đối với ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả và rủi ro (lý thuyết tính kinh tế theo quy mơ và quy mơ ngân hàng tối ưu). Bên cạnh đó, Chương 2 tởng hợp và đưa ra các bằng chứng thực nghiệm trực tiếp (cho ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả) và bằng chứng gián tiếp (cho ảnh hưởng của SMV

lên rủi ro). Từ khảo lược lý thuyết và thực nghiệm, Chương 2 phân tích tởng quan từ đó cung cấp các khoảng trống và giả thuyết nghiên cứu để tiến hành kiểm định thông qua hồi quy ở Chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại việt nam niêm yết (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)