Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nguồn nhân lực việt nam trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 120 - 123)

4.1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ mạng công nghiệp lần thứ tƣ

Trước xu hướng phát triển của cuộc CMCN lần thứ tư, việc đảm bảo NNL dồi dào về số lượng và chất lượng là thách thức không nhỏ đối với mọi nền kinh tế. Nhu cầu về NNL có trình độ và kỹ năng cao là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng những điều chỉnh có tính chiến lược của đất nước trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ và tồn diện. Cơng nghệ 4.0 là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh từ mơ hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, kinh tế số; Đồng thời, trong cuộc CMCN lần thứ tư, sẽ tạo ra thay đổi lớn về nhu cầu NNL, TTLĐ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu cũng như cơ cấu lao động.

4.1.1. Nhu cầu về số lượng

Ngày 09/6/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển. Chính phủ xác định tái cơ cấu ngành cơng nghiệp theo hướng hiện đại; chú trọng đào tạo NNL có kỹ năng tốt, kỷ luật cao, phát huy năng lực sáng tạo. Theo khảo sát, lao động làm việc trong khu vực nhà nước, Nông-Lâm-Thuỷ sản chiếm 0,45%, Công nghiệp-Xây dựng chiếm 45,53%, Thương mại Dịch vụ chiếm 54,03%. Rõ ràng thấy được các khu vực Cơng nghiệp và Dịch vụ có tỷ lệ % cao nhất với tổng hơn 90% [72].

Trong đó, cơng nghiệp của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Các ngành có triển vọng lớn được xác định là các ngành phục vụ Cơng nghệ 4.0, có khả năng đi thẳng vào cơng nghệ tiên tiến, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đóng góp nhiều vào GDP. Hiện tại, các ngành như kĩ sư khoa học máy tính, kĩ sư khoa học dữ liệu được xác định là ngành có nhiều triển vọng. Điều này cho thấy trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam hứa hẹn sẽ đòi hỏi một lượng lớn các kĩ sư công nghiệp – công nghệ được đào tạo bài

bản với mức lương khá cao. Theo sau là nhóm ngành về Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng, các ngành nghề nằm trong khối dịch vụ chăm sóc sức khỏe như điều dưỡng, Khoa học Y Sinh cũng có tiềm năng khơng kém với mức tỷ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm là 33%. Đây chính là xu hướng chọn nghề trong 5 và 10 năm tới [33]. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam, bất kể là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài đều phải đối diện với nhiều thách thức về thiếu hụt NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao. Trong CMCN lần thứ tư, ngoài những doanh nghiệp trong nước thì số lượng lớn các tập đồn, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam là khá lớn tăng 6% trong 10 năm qua . Chính vì sự gia tăng này là một trong những lý do dẫn đến sự thiếu hụt NNL.

Dưới đây là số liệu thống kê trong Báo cáo thường niên của VietnamWorks (công ty tuyển dụng trực tuyến lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay – trực thuộc tập đoàn Navigos Group Việt Nam) về nhu cầu tuyển dụng và NNL tại Việt Nam. Báo cáo chủ yếu sử dụng các phương pháp định lượng để phân tích số liệu thống kê về xu hướng hiện tại và dự báo về tình hình thị trường tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam trong những năm sắp tới. Dưới sự tác động của CMCN lần thứ tư, những nhóm ngành sau được dự báo sẽ trở nên “khát” nhân lực trong 5–10 năm tới:

 Dẫn đầu là nhóm ngành cơng nghệ thơng tin (phân tích dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, an ninh mạng...) và công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh tài chính và nhiều lĩnh vực khác.

 Cơng nghệ tự động hóa cơ điện tử, điện tử, điều khiển tự động, chế tạo ô tô, chế tạo vật liệu… .

 Các ngành kỹ thuật xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, năng lượng, công nghệ in 3D.

 Các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, kỹ thuật y sinh (tích hợp kỹ thuật số – vật lý – sinh học).

 Nhóm ngành quản trị, dịch vụ, tài chính, đầu tư, logictis, du lịch, dinh dưỡng…

 Nhóm ngành nghệ thuật, xã hội, nhân văn, sáng tạo (kiến trúc, thiết kế, dịch thuật)

Theo nhóm nghiên cứu đề tài quốc gia “Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển NNL Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư” nhóm nghiên cứu đã Sử dụng phương pháp dự báo san mũ Holt - Winter, kết quả dự báo cho nguồn lao động của Việt Nam và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động trên tổng dân số của Việt Nam từ 2021 -2030. Độ tin cậy cho kết quả dự báo có thể thấy, mức độ chính xác của dự báo là khá cao [25].

ảng 4.1. ự áo nguồn lao động và tỷ lệ lao động của Việt Nam tr n 15 tuổi từ 2021 - 2030

Đơn vị: Nghìn người

Năm Nguồn lao động (Ngh n ngƣời) Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (%)

2021 56550.2916 61.28 2022 56941.7374 61.79 2023 57333.1832 62.25 2024 57724.6290 62.64 2025 58116.0748 62.98 2026 58507.5206 63.36 2027 58898.9664 63.71 2028 59290.4122 63.94 2029 59681.8580 64.22 2030 60073.3038 64.50 Nguồn:http://chuongtrinhkhgd.moet.gov.vn/content/dauthaudautucong/Lists/DuAn/Attach ments/107/046-Báo%20cáo%20tóm%20tắt.pdf

Tính riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo dự báo, trong giai đoạn 2019 – 2025, nhu cầu NNL m i năm có khoảng 300.000 ch làm việc (150.000 ch làm việc tăng thêm . Nhu cầu NNL qua đào tạo chiếm bình qn 85%, trong đó nhu cầu NNL có sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 28%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại học trở lên chiếm 18%. Có thể thấy đa phần các nhóm ngành đều có xu hướng “số hóa”, “tự động hóa”… trong tương lai. Ngồi ra,

với sự hội nhập sâu rộng, trình độ tiếng Anh cũng như những kỹ năng mềm càng trở nên cấp thiết và là một yêu cầu không thể thiếu đối với NNL chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nguồn nhân lực việt nam trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)