Theo Tổng cục thống kê và Bản tin Thị trường lao động - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [71] trong một vài năm qua cho thấy, dự báo có 9 nhóm ngành cần nhiều nhu cầu nhân lực giai đoạn từ nay đến 2025 và xa hơn nữa:
1. Khoa học máy tính, CNTT- Kỹ thuật phần mềm- An tồn thơng tin, Truyền thông đa phương tiện;
2. Công nghệ Cơ khí- Tự động hóa, Điện- Điện tử, Cơng nghệ Dệt- Sợi; 3. Công nghệ thực phẩm, Cơng nghệ Sinh- Hóa, Cơng nghệ Nơng- Lâm- Ngư; 4. Kiến trúc, Xây dựng, Khoa học vật liệu, Thiết kế, Mỹ thuật ứng dụng; 5. Kinh tế - Thương mại, Quản trị Kinh doanh, Marketing, Tài chính; 6. Du lịch và lữ hành, Dich vụ Nhà hàng- Khách sạn; Môi trường 7. Khoa học Xã hội- Luật- Quản trị Nhân sự và Ngơn ngữ;
8. Y, Dược, Chăm sóc sức khỏe- Chăm sóc sắc đẹp; 9. Sư phạm kỹ thuật, Sư phạm giáo dục, Tâm lý- Xã hội.
Bên cạnh đó các ngành có nhu cầu nhân lực trình độ quốc tế được dự đốn gồm:
CNTT- truyền thông
Cơ khí- tự động hóa
Trí tuệ nhân tạo
Quản trị doanh nghiệp
Tài chính- ngân hàng
Y tế; du lịch và quản lý đơ thị
Các tiêu chí NNL mang tính quốc tế có thể bao gồm: Đáp ứng nhu cầu việc làm sau khi ra trường, thích nghi - dễ chuyển đổi điều kiện cơng việc, dễ đào tạo nâng cao, kỹ năng mềm, ngoại ngữ thành thạo, năng suất lao động cao… Trong tổng nhu cầu NNL qua đào tạo, nhóm ngành nghề kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế- Tài chính- Ngân hàng- Pháp luật- Hành chính chiếm tỷ trọng 33%... Dẫn chứng cụ thể như Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cần nhiều nhân lực 300.000 người/năm, ưu tiên phát triển NNL cho những ngành có hàm lượng cơng nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020- 2030 nhu cầu nhân lực 500.000 người/năm và Vùng Tây Nguyên giai đoạn 2020- 2030 nhu cầu nhân lực 200.000 người/năm, có tiềm năng lớn về phát triển ngành chế biến nông sản, thủy hải sản, khai thác- chế biến lâm sản, khống sản, cây cơng nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch. Từ 2020 đến 2025, nhu cầu NNL cần qua đào tạo bình qn chiếm 85%. Trong đó nhu cầu NNL có Sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 28%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại học trở lên chiếm 18%. Trong tổng nhu cầu NNL qua đào tạo, nhóm ngành nghề kỹ thuật cơng nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3 - 5% [93].
Thực tế, thị trường lao động Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn và khu vực đô thị đang thiếu trầm trọng NNL có trình độ. NSLĐ cũng khơng đạt hiệu quả cao cho dù được đánh giá là có óc sáng tạo, thơng minh và cần cù. Trước thực tế như
vậy cùng với làn sóng của cuộc CMCN lần thứ tư, mối lo tụt hậu trình độ lao động ngày càng hiện hữu, là sự thiếu hụt rõ ràng lao động có kỹ năng thực hành. Nhu cầu về NNL theo xu hướng chất lượng cao “Lao động tri thức” thay thế sức lao động bằng vận hành máy móc tự động hóa, robot, trí tuệ nhân tạo. Trong bối cảnh kiến thức về công nghệ thay đổi rất nhanh, việc trang bị cách thức tự học và ý thức học tập suốt đời càng quan trọng hơn kiến thức của chương trình đào tạo.
Việt Nam hưởng lợi nhiều từ việc hội nhập kinh tế khu vực bởi nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Sự hội nhập mang lại lợi ích quan trọng về việc làm cho các ngành xây dựng, thương mại, chế biến lương thực và vận tải, bởi dự báo năng suất các ngành này cao hơn hai lần so với năng suất của ngành Nông nghiệp. ILO dự đoán, trong giai đoạn 2020 - 2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình cũng sẽ tăng nhanh ở mức 28%. Tuy nhiên, những người tìm việc mà thiếu kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết sẽ không thể nắm bắt được cơ hội việc làm đó. Điểm yếu của lao động Việt Nam chính là thiếu kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ và thứ hai là kỹ năng nghề nói chung là thấp… Do khi Việt Nam gia nhập AEC, sự cạnh tranh trên thị trường lao động sẻ thể hiện cao. Điển hình là ngành Du lịch, trong cuộc khảo sát về nhu cầu kỹ năng mới đây do ILO thực hiện với hơn 200 doanh nghiệp du lịch ở miền Trung, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Thời kỳ 4.0 sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với NNL. Với tiêu chí tuyển dụng mới, địi hỏi NNL phải có nhiều kỹ năng khác ngồi kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, sử dụng vi tính, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tìm hiểu và xử lý thơng tin. Rõ ràng việc chuẩn bị cho CMCN lần thứ tư phải được sinh viên, NNL trẻ tương lai đầu tư ngay từ bây giờ. Muốn thành cơng trong mơi trường cạnh tranh, NNL trẻ phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới, phát triển kỹ năng nghề nghiệp… để hình thành một thế hệ NNL có tri thức, bản lĩnh, vững vàng hội nhập quốc tế.
4.2.4. Dự báo nhu cầu đối với nguồn nhân lực và cơ cấu việc làm trong dài hạn
Thực tế, khi xây dựng Chiến lược, Quy hoạch phát triển NNL quốc gia, việc dự báo chủ yếu được phân tích, tính tốn dựa trên thống kê đầu vào về NNL, việc làm của 21 ngành; 10 nhóm nghề và 4 cấp trình độ chun mơn kỹ thuật… từ Tổng cục Thống kê do các Bộ, ngành, doanh nghiệp và thị trường lao động cung cấp. Sử dụng mơ hình dự báo nhu cầu NNL dựa trên xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ quan trọng như mơ hình dự báo dựa trên lý thuyết về cầu lao động, giả định xu hướng biến động của thương mại, đầu tư, vốn, KHCN…. tác động đến GDP, từ đó thay đổi quan hệ giữa GDP và cầu lao động để tính ra nhu cầu NNL của toàn bộ nền kinh tế, tương tự sẽ dự báo nhu cầu NNL của các ngành, lĩnh vực. Mơ hình này phụ thuộc rất lớn vào độ chuẩn xác của kết quả dự báo GDP trong trung và dài hạn.
Căn cứ vào những yếu tố trên, vấn đề được đặt ra đối với việc dự báo nhu cầu nhân lực dài hạn là phân bổ thời gian và NNL hợp lý để xây dựng Chiến lược; thông tin định hướng, hướng nghiệp, phân luồng; thông tin kế hoạch tuyển sinh, đào tạo của các cơ sở Giáo dục; thông tin định hướng về thành lập doanh nghiệp cũng như xu hướng thu hút FDI; xu hướng sử dụng CNTT trong các doanh nghiệp; các định hướng về thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mơ, lao động, việc làm; định hướng hội nhập quốc gia trong thời gian tới; xu hướng phát triển của công nghệ, CNTT.
Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong Chiến lược phát triển Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành cơng nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Đồng thời Chiến lược cũng định hướng quy hoạch không gian theo các cùng lãnh thổ sẽ bao gồm vùng cơng nghiệp lõi và vùng cơng nghiệp đệm, trong đó các địa phương thuộc vùng lõi gồm 4 vùng kinh tế trọng điểm và 5 khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển. Quy hoạch đề ra mục tiêu, định hướng
đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Quy hoạch tập trung phát triển NNL vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu như: Ngành cơ khí - luyện kim; Hoá chất; Điện tử, CNTT; Dệt may-da giày; Chế biến nông lâm thủy sản, Thực phẩm, Đồ uống; Sản xuất vật liệu xây dựng; Khai thác và chế biến khoáng sản; Điện; Than; Dầu khí. Trong đó xác định xây dựng các khu, cụm công nghiệp h trợ tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng n, Hải Phịng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà Nẵng [72,73].
Quy hoạch phân bố NNL theo không gian vùng lãnh thổ chia theo 5 vùng, trong đó xác định: (1) Vùng Trung du miền núi phía Bắc tập trung phát triển NNL trong các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, công nghiệp thủy điện, một số dự án luyện kim. Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển NNL về lĩnh vực cơng nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, nhiệt điện, cơng nghiệp công nghệ cao; (2) Vùng Duyên hải miền Trung trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung) phát triển NNL ở các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hải sản, cơ khí đóng tàu, luyện kim và các ngành công nghiệp gắn với lợi thế vận tải biển. (3) Vùng Tây Nguyên phát triển NNL trong các ngành công nghiệp chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. (4) Vùng Đông Nam bộ trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam), phát triển NNL ở các ngành công nghiệp cơ khí, dầu khí và các chế phẩm hóa dầu, hóa chất, cơng nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu phát triển công nghiệp phụ trợ. 5 Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sơng Cửu Long), tập trung phát triển NNL tại các ngành chế biến nông sản, thủy hải sản xuất khẩu, công nghiệp cơ khí phục vụ nơng nghiệp, đóng và sửa chữa các loại phương tiện đánh bắt xa bờ.
Thông qua số liệu điều tra và kết quả dự báo của Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm, nhu cầu NNL qua đào tạo nghề trong một số lĩnh vực, ngành, nghề đến 2025, tầm nhìn 2030 như sau:
Đến năm 0 5: Nước ta có 78,07 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó ở
nơng thơn là 46,56 triệu người, chiếm 59,64%. LLLĐ làm việc trong nền kinh tế gần 63 triệu người, số lao động trong độ tuổi là 52,8 triệu người; nhân lực trong
nông nghiệp chiếm 35 - 38% năm 2020 và 28,3% năm 2025 , trong công nghiệp - xây dựng chiếm 31% năm 2020 và 25,1% năm 2025 và trong dịch vụ chiếm 27,0% - 29% năm 2020 và 46,6% năm 202% tổng nhân lực trong nền kinh tế(2). Trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế, số lao động giản đơn là khoảng 12,42 triệu người, chiếm 20,1%; số lao động có kỹ năng trong nơng, lâm, ngư nghiệp là 9,21 triệu người, chiếm 14,9%; số công nhân kỹ thuật vận hành máy và thợ lắp ráp là 7,7 triệu người, chiếm 12,46% và số lao động thủ công là 7,50 triệu người, chiếm 12,13%, lao động chuyên môn bậc trung là 1,82 triệu người, chiếm 2,94%. Nhu cầu xuất khẩu lao động từ năm 2020 sẽ là rất lớn. Như vậy, đến năm 2025 lao động dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ trong đó chủ yếu chuyển sang ngành dịch vụ.
Đến năm 0 0: Dân số cả nước khoảng 105 triệu người, trong đó LLLĐ làm
việc trong nền kinh tế gần 70 triệu người; NNL trong nông nghiệp chiếm 25%, trong công nghiệp - xây dựng chiếm 40% và trong dịch vụ chiếm 35% tổng nhân lực trong nền kinh tế. Tổng số NNL qua đào tạo sẽ khoảng gần 56 triệu người (chiếm khoảng 80,0% trong tổng số gần 70 triệu người làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số NNL qua đào tạo, NNL qua đào tạo khoảng 48 triệu (bằng 85,7% so với LLLĐ qua đào tạo); NNL đào tạo qua hệ thống đào tạo đại học và sau đại học sẽ khoảng 8 triệu (bằng 14,3% so với LLLĐ qua đào tạo). Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động từng lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 40%; trong công nghiệp - xây dựng 70% và trong dịch vụ 60%. Mục tiêu đến năm 2030, 90 % người tham gia giáo dục nghề nghiệp có việc làm ổn định, thu nhập cao hơn sau đào tạo.
Trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, với những tác động mạnh mẽ, nhu cầu và áp lực đối với NNL Việt Nam không chỉ đến từ trong nước mà còn chịu sự cạnh tranh bởi các quốc gia trong khu vực, các đối tác thương mại và các nhà đầu tư quốc tế. Cùng với đó sự ra đời của các ngành nghề mới đặt ra yêu cầu đối với quá trình đào tạo phải nắm bắt, chủ động xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với NNL để tăng năng lực cạnh tranh của LLLĐ trong nước với khu vực cũng như tạo sức hút đối với các nhà đầu tư trên thế giới.