1. Những điểm mới của Luật DN2020 so với Luật DN 2014 từ điều 111 Luật DN 2020 đến điều 121 Luật DN
1.3 Các loại cổ phần( Điều 113 Luật DN 2014 Điều 114 Luật DN 2015)
● Điểm d khoản 3 Điều 114 bổ sung về các loại cổ phần ưu đãi khác “... và pháp luật chứng khoán”
Như vậy, Luật DN đã sửa đổi để phù hợp với Luật Chứng khoán
● Khoản 3 Điều 113 Luật DN 2014 “Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đơng sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần cổ đông” và được bổ sung vào khoản 1 Điều 116 Luật DN 2020
Điều đó giúp luật được khoa học, cụ thể và giúp người đọc luật dễ dàng hiểu hơn
● Khoản 6 Điều 114 quy định về cổ phần phổ thông được bổ sung “Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký khơng có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký khơng có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết”
● Thêm khoản 7 Điều 114 “Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký khơng có quyền biểu quyết”
1.4 Quyền của cổ đơng phổ thông: ( Điều 114 Luật DN 2014 - Điều 115 Luật DN 2015)
● Luật DN 2020 đã trao thêm quyền cho các cổ đơng nhỏ hơn đó là các cổ đơng sở hữu từ 5% cổ phần cơng ty vì vậy luật thay đổi kết cấu các quy định. Đầu tiên, quy định về quyền chung về tất cả các cổ đơng, sau đó chia làm hai đối tượng cổ đơng là các cổ đông sở hữu từ 5% cổ phần công ty trở lên (khoản 2) và các cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần công ty (khoản 5). Trong khi Luật DN 2014 chỉ quy định quyền cho các cổ đông sở hữu từ 10% trở lên, do đó các một số quy định đã được di chuyển
● Điểm a khoản 2 Điều 114 Luật DN 2014 “Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát” được quy định lại ở khoản 5 Điều 115 Luật DN 2020 nghĩa là chỉ có các cổ đơng sở hữu từ 10% cổ phần cơng ty trở lên mới có quyền lợi này. Ngồi ra ở khoản 5 quy định rõ hơn về các quyền lợi về các cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần cơng ty trở lên
● Ví dụ: Theo Bản án 19/2019/KDTM-ST ngày 11/06/2019 của TAND thành phố Hà Nội về tranh chấp giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Đại L là sở hữu 140.000 cổ phần, chiếm 5% vốn điều lệ Công ty; Bị đơn là Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng khơng. Ơng L có nhiều lần yêu cầu lãnh đạo
Công ty cung cấp các tài liệu theo quy định của pháp luật, nhưng không được công ty chấp thuận. Do đó, ơng đã khởi kiện cơng ty lên Tòa và kết quả là Cơng ty đã phải cung cấp cho Ơng L những thông tin, văn bản mà ông L yêu cầu.
● Theo quy định tại khoản 2 Điều 115 LDN 2020, cổ đông chỉ cần sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty sẽ có các quyền: Xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm sốt, hợp đồng, giao dịch phải thơng qua HĐQT và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của cơng ty; Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ; Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Trong khi đó, theo LDN 2014 trước đây, chỉ Cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ mới được thực hiện các quyền nói trên. Thơng qua việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong việc thực hiện quyền của mình, LDN 2020 đã mở rộng quyền của CĐTS. Một mặt, trao thêm quyền cho các cổ đông trong việc chủ động tiếp cận các thông tin hoạt động của công ty để giúp họ giám sát công ty, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ tốt hơn. Đồng thời tương thích với quyền cổ đơng sở hữu 5% tại Luật Chứng khoán 2019 cũng như phù hợp với thông lệ quản trị trên thế giới khi đề cao quyền CĐTS để các cổ đông yên tâm bỏ vốn đầu tư.
● So sánh điểm c khoản 3 Điều 114 Luật DN 2014 và khoản 4 Điều 115 Luật DN 2020, các cụm từ “số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác … mã số DN hoặc số quyết định thành lập” được thay thế bằng cụm từ “số giấy tờ pháp lý”
● Các điều luật ở năm 2020 đã thay thế và sửa đổi các giấy tờ pháp lý giúp nó khơng bị trong khn khổ, được mở rộng hơn nhưng vẫn đúng với nhà nước quy định
● Điểm b khoản 3 Điều 114 Luật DN 2014 “Nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá 06 tháng mà HĐQT mới chưa được thay thế ”đã được bỏ ở Luật DN 2020 vì nó khơng cần thiết, nhiều trường hợp có thể do một số vấn đề thì quá trình bầu Hội đồng quản trị mới có thể vượt quá 6 tháng để đảm bảo đảm việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp
● Ví dụ: Vụ việc tại Tổng Cơng ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gịn (Sabeco), Cơng ty Thai Beverage Public (Thaibev) đã mua thành công 53,59% vốn điều lệ của Sabeco thông qua Công ty TNHH Vietnam Beverage. Tuy nhiên do không sở hữu cổ phần liên tục 06 tháng, nên Thaibev không được đề cử người vào HĐQT và BKS theo LDN 2014. Để giải quyết vướng mắc trên, Thaibev phải nhiều lần kiến nghị Chính phủ, Bộ Cơng Thương để đề xuất Bộ Công Thương (Sở hữu 36% cổ phần) triệu tập ĐHĐCĐ bất thường để bầu các nhân sự do ThaiBev đề cử vào vị trí thành viên HĐQT. Mặc dù ThaiBev là cổ đông sở hữu tỷ lệ lớn cổ phần, nhưng vấn đề mà Thaibev gặp phải, là rào cản chung mà CĐTS gặp phải thời gian qua.
● Tại thời điểm xây dựng LDN 2014, các nhà làm luật có quan điểm cho rằng cần phải giới hạn thời gian sở hữu cổ phần của cổ đông trước khi cổ đông mới được thực hiện một số quyền năng nhất định, để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của cơng ty, tránh nguy cơ cổ đơng vừa góp vốn khi chưa có thời gian tìm hiểu đã dễ dàng có ngay quyền “quấy phá” doanh nghiệp. Tuy vậy, ở khía cạnh khác, quy định trên lại chứa đựng mâu thuẫn khi cổ đông đã bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu cổ phần nhưng không được tiếp quản và thực hiện các quyền năng của mình do khơng sở hữu cổ phần liên tục trong
thời hạn 06 tháng. Điều này cũng không phù hợp khi LDN 2014 thừa nhận tư cách cổ đông được xác lập kể từ thời điểm cổ đơng góp đủ vốn và được ghi nhận đầy đủ thơng tin trong danh sách cổ đơng. Rõ ràng, khi nhóm cổ đơng cũ lợi dụng hạn chế nói trên thực hiện các giao dịch tư lợi nhằm tẩu tán tài sản công ty, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đơng mới. Chính vì vậy, LDN 2020 đã bãi bỏ việc yêu cầu cổ đông sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng là điều kiện tiên quyết để có thể thực thi một số quyền như: Đề cử người vào HĐQT và BKS; Quyền tự mình hoặc nhân danh cơng ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,... Đây là cách tiếp cận phù hợp với thông lệ quản trị tốt trên thế giới, thay vì giới hạn quyền lợi của CĐTS để đảm bảo sự an toàn, ổn định của doanh nghiệp thì chính bản thân doanh nghiệp phải tự xây dựng hệ thống quy chế nội bộ để thích ứng với những rào cản, biến động của thị trường. Quy định này sẽ áp dụng với tất cả cổ đông công ty, không phân biệt tỷ lệ sở hữu cổ phần. Tuy vậy, dưới góc độ thực tiễn, CĐTS sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ thay đổi nói trên. Bởi trên thực tế, nếu là một CĐL mới tiếp nhận chuyển nhượng cổ phần, họ sẽ thường “dàn xếp”, “hiệp thương” với các cổ đông hiện hữu và/hoặc bên chuyển nhượng để tiếp quản ngay cơng ty, bố trí nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy; trong khi đó, CĐTS ít khi đạt được sự thỏa thuận nói trên, mà phải chờ sở hữu liên tục 06 tháng mới thực hiện được quyền của mình.
● Như vậy, với quy định này Luật Doanh nghiệp 2020 đã phần nào hướng tới bảo vệ quyền lợi của nhóm các cổ đơng nhỏ trong Công ty cổ phần, hạn chế người quản lý hoặc cổ đông lớn lạm dụng địa vị, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và cổ đông nhỏ.
1.5 Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết ( Điều 116 Luật DN 2014 - Điều 116 Luật DN 2020)
● Khoản 1 Điều 116 Luật DN 2020 Thêm điều kiện về quy định phát hành cổ phần ưu đãi biểu quyết (đã phân tích ở mục 1.3 Các loại cổ phần) ● Khoản 3 Điều 116 Luật DN 2020 Bổ sung thêm luật “... trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế” nghĩa là những cổ đông được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ không được phép chuyển nhượng cho người khác trừ một số trường hợp như luật đã quy định.
● Bổ sung khoản 4 Điều 116 “Chính phủ quy định chi tiết Điều này”
1.6 Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức: ( Điều 117 Luật DN 2014 - Điều 117 Luật DN 2021)
Về cơ bản luật về cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức khơng có gì thay đổi so với Luật DN năm 2014, chỉ bổ sung thêm là ở khoản 3 Điều 117 “... trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật này”
Nghĩa là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức khơng có quyền biểu quyết, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp nghị quyết Đại hội cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thơng qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
1.7 Nghĩa vụ của cổ đông ( Điều 115 Luật DN 2014 - Điều 119 Luật DN 2020)
Khoản 5 Điều 119 Luật DN 2020 đã quy định thêm về nghĩa vụ của cổ đông là “Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác ”.
Nghĩa vụ của cổ đông trong Luật DN 2020 đã được bổ sung thêm một phần rất quan trọng chính là về việc bảo mật thơng tin của công ty, đây là một thay đổi khá quan trọng, tránh trường hợp các cổ đông bán thông tin của cơng ty cho cơng ty đối thủ và từ đó có thể cơng ty làm ăn thua lỗ và thâu tóm cơng ty.
Với thơng tin mang tính nội bộ, cổ đơng cần biết để góp ý và đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển công ty tốt hơn. Tuy nhiên, những thông tin này nếu đối thủ biết được sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơng ty. Do đó, việc cho biết thông tin là nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của cổ đơng nhưng cấm phát tán thơng tin này cho người khác sẽ giúp bảo vệ lợi ích chung của cơng ty.
Quy định về bí mật kinh doanh đã được quy định tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 và đến năm 2020 quy định này mới được nhắc đến trong Luật DN nhằm bổ sung cho Luật DN đầy đủ hơn và phù hợp với các bộ Luật khác.
Với quy định mới này, cổ đông cần được hiểu rằng những thông tin nghiêm cấm phát tán cho tổ chức, cá nhân sẽ là với thơng tin mang tính chất khơng cơng khai (thơng tin nội bộ). Thơng tin mang tính chất cơng khai (như thơng báo về tình hình cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu đã được công ty công bố trên Sở giao dịch chứng khốn...) khơng bị cấm bởi quy định này.
1.8 Cổ phiếu: (Điều 120 Luật DN 2014 - Điều 121 Luật DN 2020)
Khoản 3 Điều 120 Luật DN 2014 quy định về điều kiện cấp các cổ phiếu khi cổ phiếu bị hư hỏng đó là “Đối với cổ phiếu có tổng mệnh giá trên 10 triệu đồng Việt Nam, trước khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của cơng ty có thể u cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng dưới hình thức khác và sau 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới” đã được bãi bỏ trong Luật DN 2020.
So với luật 2014, Luật 2020 bao quát được nhiều trường hợp về các loại cổ phiếu bị mất, hư hỏng nhưng Luật 2020 đã bỏ đi phần cam đoan của cổ đông khi bị mất cổ phiếu đó là phải cam đoan đã tiến hành tìm kiếm hết mức -> đây là một cam đoan khơng cần thiết trong thực tế, rườm rà, khuôn mẫu.