3.1. Những điểm mới về mua lại cổ phần theo quyết định của công ty (Điều 130 LDN 2014 - Điều 133 LDN 2020)
Cơ bản quy định về mua lại cổ phần theo quyết định của cơng ty khơng có nhiều sự khác biệt, chủ yếu là thay đổi về mặt câu chữ, sử dụng những khái niệm rộng hơn, bao trùm hơn
Trong Luật doanh nghiệp 2020 Điều 133 khoản 3 mục b:
“địa chỉ thường trú” chuyển thành” địa chỉ liên lạc” trong địa chỉ liên lạc bao hàm địa chỉ thường trú, địa chỉ thường trú là nơi thường xuyên cư trú nhưng cũng có trường hợp nơi cư trú thực sự khác với địa chỉ thường trú nên việc gửi thông tin đến địa chỉ thường trú có thể khơng đến tay người nhận.
“số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác” chuyển thành ”số giấy tờ pháp lý của cá nhân” “số quyết định thành lập” chuyển thành “số giấy tờ pháp lý của tổ chức” , giấy tờ pháp lý của tổ chức bao gồm: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Tài liệu tương đương khác.
3.2. Những điểm mới về điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại (Điều 131 LDN 2014 - Điều 134 LDN 2020)
Về cơ bản, điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại giữa 2 bộ luật là khơng có nhiều khác biệt, chỉ có sự thay đổi về mặt câu chữ: “làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ” chuyển qua “đăng ký giảm vốn điều lệ”.
3.3. Những điểm mới về trả cổ tức (Điều 132 LDN 2014 - Điều 135 LDN 2020)
Ở khoản 3 Điều 135 LDN 2020 có quy định lại “các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật” bao hàm séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện.
Ở khoản 4 Điều 135 LDN 2020 có sự sửa đổi về các khái niệm như “địa chỉ thường trú” chuyển thành” địa chỉ liên lạc” và “số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác” chuyển thành ”số giấy tờ pháp lý của cá nhân”
3.4. Những điểm mới về thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức (Điều 133 LDN 2014 - Điều 136 LDN 2020)
Điều khoản về thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức của luật doanh nghiệp 2014 và 2020 khơng có sự khác biệt.
3.5 Những điểm mới về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần (Điều 134 LDN 2014 - Điều 137 LDN 2020)
Luật doanh nghiệp 2020 thay thế cụm từ “Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị” trong Luật doanh nghiệp 2014 thành “Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị”. Theo đó, Ủy ban kiểm tốn là cơ quan chun mơn thuộc. Hội đồng quản trị. Ủy ban kiểm tốn có từ 02 thành viên trở lên. Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải là thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Các thành viên khác của Ủy ban kiểm toán phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.
Ủy ban kiểm tốn thơng qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ cơng ty hoặc quy chế hoạt động Ủy ban kiểm toán quy định. Mỗi thành viên Ủy ban kiểm tốn có một phiếu biểu quyết. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động Ủy ban kiểm tốn có quy định tỷ lệ khác cao hơn, quyết định của Ủy ban kiểm tốn được thơng qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban kiểm tốn.
Luật doanh nghiệp 2020 có riêng một điều luật (Điều 161) quy định về Ủy ban kiểm toán, các nội dung khác về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ giao cho doanh nghiệp tự quy định.
(Bổ sung này giúp cho doanh nghiệp phân biệt được Ủy ban kiểm toán theo Luật doanh nghiệp và Bộ phận kiểm toán nội bộ theo Nghị định 05/2019.)
3.6. Những điểm mới về đại hội đồng cổ đông (Điều 135 LDN 2014 - Điều 138 LDN 2020)
Điều khoản về Đại hội đồng cổ đông ở luật doanh nghiệp 2014 đã được sửa tên thành “ Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông ”
Đồng thời bổ sung thêm 3 mục về quyền của Đại hội đồng cổ đông :
Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
Phê duyệt danh sách cơng ty kiểm tốn độc lập; quyết định cơng ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
3.7. Điều 137 LDN 2014 với Điều 141 LDN 2020
Ở luật doanh nghiệp 2020, Điều 136: Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông được tách thành 2 điều luật riêng là Điều 139: Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và Điều 140: Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đơng.
Tại khoản 1 Điều 136 LDN 2014 có quy định : “...Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đơng được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp…” Khoản 1 Điều 139 LDN 2020 có quy định: “...Ngồi cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đơng có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam…”
Như vậy LDN 2020 có sự thay đổi về câu từ , rút gọn và quy định lại rằng địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp. Tại khoản 2 Điều 139 LDN 2020 có quy định: “...Trừ trường hợp Điều lệ cơng ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính…”
Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì trừ trường hợp điều lệ có quy định khác, Hội đồng quản trị sẽ quyết định việc gia hạn thời gian họp đại hội đồng cổ đơng thường niên thay vì Cơ quan đăng ký kinh doanh quyết định như trước đây.
3.8. Những điểm mới về danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 137 LDN 2014 - Điều 141 LDN 2020)
Khoản 1 Điều 137 LDN 2014 có quy định: “...Danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn…”
Khoản 1 Điều 141 LDN 2020 có quy định: “...Danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đơng được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn…”
Như vậy Luật doanh nghiệp 2020 quy định thời gian lập danh sách cổ đơng có quyền dự họp khơng quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời thay vì 05 ngày như trước đây.
“địa chỉ thường trú” chuyển thành” địa chỉ liên lạc” trong địa chỉ liên lạc bao hàm địa chỉ thường trú, địa chỉ thường trú là nơi thường xuyên cư trú nhưng cũng có trường hợp nơi cư trú thực sự khác với địa chỉ thường trú nên việc gửi thơng tin đến địa chỉ thường trú có thể khơng đến tay người nhận.
“số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác” chuyển thành ”số giấy tờ pháp lý của cá nhân” “số quyết định thành lập” chuyển thành “số giấy tờ pháp lý của tổ chức” , giấy tờ pháp lý của tổ chức bao gồm: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Tài liệu tương đương khác.
Tại khoản 3 Điều 141 LDN 2020 có quy định: “...Cổ đơng có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đơng trong danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch hoặc bổ sung thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông…”
LDN 2020 làm rõ hơn về quyền sao danh sách của cổ đông . Cổ đơng có quyền sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đơng trong danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.
3.9. Những điểm mới về chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 138 LDN 2014 - Điều 142 LDN 2020)
Tại khoản 3 điều 142 Luật Doanh nghiệp 2020 có bổ sung:
“…Trường hợp người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này thì chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do…”
3.10. Những điểm mới về mời họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 139 LDN 2014 - Điều 143 LDN 2020)
Khoản 1 Điều 139 LDN 2014 có quy định: “...Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong Danh sách cổ đơng có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ thường trú của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp…”
Khoản 1 Điều 143 LDN 2020 có quy định: “...Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đơng có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thơng báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp…”
Như vậy Luật 2020 quy định thông báo mời họp cổ đông phải được gửi chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc thay vì 10 ngày như trước đây
Tại khoản 4 Điều 143 LDN 2020 có lược bỏ quy định về việc cơng ty phải gửi tài liệu họp cho cổ đơng nếu cổ đơng u cầu.
Ví dụ :
Cơng ty cổ phần Vận tải đa phương thức Duyên Hải phản ánh, do tình hình dịch bệnh Covid-19, và tuân thủ Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Cơng ty đã phải hỗn tổ chức Đại hội đồng cổ đơng thường niên (dự kiến tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến ngày 15/4/2020). Tuy nhiên khi kết thúc thời hạn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg,
Cơng ty gặp khó khăn do bắt buộc phải thực hiện lại từ đầu các quy trình, thủ tục theo luật định để tổ chức Đại hội đồng cổ đơng thường niên, trong đó có các quy định như:
Đại hội đồng cổ đơng phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng khơng q 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính (khoản 2 Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014).
Danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đơng của cơng ty. Danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không sớm hơn 5 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn (khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2014).
Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đơng trong Danh sách cổ đơng có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn (khoản 1 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2014).
Công ty đại chúng phải công bố thông tin về việc lập danh sách cổ đơng có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông tối thiểu 20 ngày trước ngày đăng ký cuối cùng (khoản 1 Điều 8 Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017)… Tuy nhiên có nhiều quy định đã được sửa đổi trong luật doanh nghiệp 2020 Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì trừ trường hợp điều lệ có quy định khác, HĐQT sẽ quyết định việc gia hạn thời gian họp đại hội cổ đơng thường niên thay vì Cơ quan đăng ký kinh doanh quyết định như trước đây.
Khoản 1 điều 141 Luật doanh nghiệp 2020 quy định danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn. (thay vì 5 ngày như trong Luật doanh nghiệp 2014)
Khoản 1 điều 143 Luật doanh nghiệp 2020 quy định thông báo mời họp cổ đông phải được gửi chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc thay vì 10 ngày như trước đây
Với những thay đổi trong luật doanh nghiệp 2020 thì trong trường hợp này cơng ty Dun Hải sẽ gặp ít khó khăn hơn trong việc tổ chức họp đại hội đồng cổ đông.
3.11. Những điểm mới về thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 140 LDN 2014 - Điều 144 LDN 2020)
Tại khoản 1 Điều 140 LDN 2014 có quy định: “...Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành. Người được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đơng phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp…” Tại khoản 1 Điều 144 LDN 2020 có quy định: “...Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền…”
Luật doanh nghiệp 2020 bỏ quy định việc ủy quyền phải lập theo mẫu do Cơng ty phát hành, thay vào đó chỉ cần đáp ứng các quy định của Bộ luật dân sự là được. Do vậy, khi gửi thông báo mời họp Công ty cũng không phải gửi kèm theo Mẫu giấy ủy quyền.
“ Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
…
đ) Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.”
Cổ đông cũng được coi là tham dự và biểu quyết khi gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.