Điểm mới trong LDN2020 tính từ điều 152 đến 162 LDN

Một phần của tài liệu NHỮNG điểm mới của LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 đối với một số QUY ĐỊNH về CÔNG TY cổ PHẦN, DOANH NGHIỆP tư NHÂN và NHÓM CÔNG TY (Trang 61 - 71)

5.1. Chủ tịch Hội đồng quản trị (Điều 152 Luật DN 2014 - Điều 156 Luật DN 2020)

- Tại khoản 4 điều 156, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm “ Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành

vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định…”

Có thể thấy theo Điểm e, Khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp này khơng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, vì vậy khơng thể uỷ quyền cho thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Do đó, Hội đồng quản trị phải bầu một người khác theo nguyên tắc đa số. Ở đây, Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ ràng hơn Luật Doanh nghiệp 2014, điều này có tác dụng hướng dẫn chi tiết để Doanh nghiệp dễ dàng thực hiện.

- Tại Khoản 5, Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “ … Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm thư ký công ty…”. Theo Khoản 5 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014, “...Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty…”

Như vậy, việc tuyển dụng/ bổ nhiệm thư ký công ty đã được chuyển từ Chủ tịch Hội đồng quản trị sang Hội đồng quản trị. Đây là một sửa đổi phù hợp và chính xác vì nếu theo Luật Doanh nghiệp 2014, địa vị pháp lý của thư ký cơng ty đã bị thiết kế sai vì có thể gây hiểu nhầm rằng thư ký công ty là thư ký riêng của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, đây không phải là thư ký hành chính mà là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý có chức năng, địa vị pháp lý riêng.

- So với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã được sửa đổi “Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm…” để thống nhất về quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hội đồng quản trị.

5.2. Cuộc họp Hội đồng quản trị ( Điều 153 Luật DN 2014 - Điều 157 Luật DN 2020)

- Khoản 2 và 3, Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “ Hội đồng quản trị họp tại trụ sở chính của cơng ty hoặc ở nơi khác.”, “Cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập khi xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.” Luật Doanh nghiệp 2020 đã lược bỏ hai quy định này vì khơng cần thiết. Tuy vậy, vẫn có thể hiểu theo như luật Doanh nghiệp năm 2014.

- Khoản 9, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung “Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ cơng ty.”

- Ngồi ra, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm về phương tiện gửi thông báo mời họp để điều luật được rõ ràng hơn: “Thơng báo mời họp Hội đồng quản trị có thể gửi bằng (…) hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định”

5.3. Biên bản họp Hội đồng quản trị (Điều 154 Luật DN 2014 - Điều 158 Luật DN 2020)

- Điểm h, Khoản 1, Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung “ …tỷ lệ biểu quyết thông qua tương ứng”

- Luật Doanh nghiệp 2020 đã được bổ sung thêm về Hiệu lực của biên bản tại khoản 2 “ Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này thì biên bản này có hiệu lực”

Luật sửa đổi đã bổ sung thêm một trường hợp khơng có trong Luật Doanh nghiệp 2014. Thực tế, nhiều trường hợp, chủ tọa và thư ký cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không hợp tác, không ký biên bản. Điều này làm cho công ty

khơng thể thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết để triển khai Nghị quyết đã được ĐHĐCĐ thông qua, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Như vậy, việc bổ sung quy định này giúp giải quyết được bất cập nêu trên. Ở đây, luật tôn trọng nguyên tắc đa số, khi tất cả các thành viên Hội đồng quản trị tham dự họp đều tán thành với quyết định và sẵn sàng chịu trách nhiệm về biên bản được lập ra thì khơng cần đến chữ ký của chủ toạ và người ghi biên bản nữa.

5.4. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị (Điều 156 Luật DN 2014 - Điều 160 Luật DN 2020)

- Điểm b, Khoản 1, Điều 160 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Đại hội cổ đông miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị nếu người đó “ Có đơn từ chức và được chấp thuận”. So với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật mới đã bổ sung cụm từ “ Được chấp thuận”. Tuy nhiên, Luật khơng nói rõ ai có thẩm quyền chấp thuận đơn từ chức đó. Quan trọng hơn, nếu như đơn từ chức không được chấp thuận chẳng lẽ người đó sẽ vẫn phải tiếp tục làm việc cho cơng ty và chính Đại hội đồng cổ đơng cũng khơng miễn nhiệm được người đó.

- Khác với Luật cũ, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể trường hợp Đại hội đồng cổ đơng có quyền bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị nếu “Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng”

- Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp cịn bổ sung “ Khi xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

5.5. Uỷ ban Kiểm toán ( Điều 161 Luật DN 2020)

- Luật doanh nghiệp 2020 đã thay thế cụm từ “Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị” trong Luật doanh nghiệp 2014 thành “Ủy ban kiểm toán” và bổ sung thêm một điều luật để quy định rõ ràng hơn, có tác dụng hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp về bộ phận này.

1. Ủy ban kiểm tốn là cơ quan chun mơn thuộc Hội đồng quản trị. Ủy ban kiểm tốn có từ 02 thành viên trở lên. Chủ tịch Ủy ban kiểm toán phải là thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Các thành viên khác của Ủy ban kiểm toán phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.

2. Ủy ban kiểm tốn thơng qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động Ủy ban kiểm toán quy định. Mỗi thành viên Ủy ban kiểm tốn có một phiếu biểu quyết. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động Ủy ban kiểm tốn có quy định tỷ lệ khác cao hơn, quyết định của Ủy ban kiểm tốn được thơng qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban kiểm tốn.

3. Ủy ban kiểm tốn có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Giám sát tính trung thực của báo cáo tài chính của cơng ty và cơng bố chính thức liên quan đến kết quả tài chính của cơng ty;

b) Rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro;

c) Rà sốt giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về những giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông; d) Giám sát bộ phận kiểm tốn nội bộ của cơng ty;

đ) Kiến nghị cơng ty kiểm tốn độc lập, mức thù lao và điều khoản liên quan trong hợp đồng với cơng ty kiểm tốn để Hội đồng quản trị thông qua trước khi trình lên Đại hội đồng cổ đơng thường niên phê duyệt;

e) Theo dõi và đánh giá sự độc lập, khách quan của cơng ty kiểm tốn và hiệu quả của q trình kiểm tốn, đặc biệt trong trường hợp cơng ty có sử dụng các dịch vụ phi kiểm tốn của bên kiểm tốn;

g) Giám sát nhằm bảo đảm cơng ty tuân thủ quy định của pháp luật, yêu cầu của cơ quan quản lý và quy định nội bộ khác của cơng ty.

Như vậy, Ủy ban kiểm tốn là một cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị. Cơ quan này phải có ít nhất hai thành viên trở lên. Người đứng đầu Ủy ban kiểm toán là Chủ tịch Ủy ban kiểm toán. Chủ tịch Ủy ban phải là thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Các thành viên còn lại của Ủy ban phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành. Thành viên của Ủy ban kiểm tốn khơng thể là Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế tốn trưởng và những người điều hành khác theo quy định của Điều lệ cơng ty. Ủy ban kiểm tốn là một ủy ban chuyên trách của Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm định hướng và giám sát một số lĩnh vực quản trị cụ thể bao gồm việc thiết lập, triển khai và đảm bảo tính hiệu quả của kiểm tốn nội bộ.

5.6. Giám đốc, Tổng Giám đốc (Điều 157 Luật DN 2014 - Điều 162 Luật DN 2020)

- Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Điều 88 của Luật này:

b) Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm sốt viên của cơng ty và cơng ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và cơng ty mẹ;

c) Có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.

Việc sửa đổi này nhằm hạn chế việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành cơng vụ. Ngồi ra, việc phân chia vai trò rõ ràng trong bộ máy lãnh đạo cơng ty là một tiêu chí quan trọng để quản trị cơng ty hiệu quả, do đó cần có sự tách bạch giữa các chức danh này. Bên cạnh đó, việc quy định Giám đốc, Tổng Giám đốc phải có trình độ chun mơn và kinh nghiệm cũng giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

5.7. Trách nhiệm của người quản lý công ty (Điều 160 Luật DN 2014 - Điều 165 Luật DN 2020)

- Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung điều khoản “Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba.”

Với thay đổi trên, Luật Doanh nghiệp 2020 phần nào đã tăng thêm vai trị và trách nhiệm của người quản lý cơng ty trong việc điều hành hoạt động của công ty. Nếu điều lệ công ty không quy định chi tiết trách nhiệm của từng người quản lý mà chỉ quy định chung, trong trường hợp một thành viên Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty, khả năng cao các thành viên còn lại cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

5.8. Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc (Điều 161 Luật DN 2014 - Điều 166 Luật DN 2020)

Nhìn chung, việc quy định cổ đơng có tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông thấp hơn được thực hiện các quyền quy định tại Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020 là nhằm bảo vệ quyền của cổ đơng thiểu số và nhóm cổ đơng trong doanh nghiệp. Việc quy định theo hướng trên cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư vào doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp đã loại bỏ điều kiện sở hữu cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng, chỉ giữ lại điều kiện “sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thơng” để có quyền khởi kiện.

Có ý kiến đề nghị khơng nên bỏ quy định về điều kiện thời gian cổ đơng, nhóm cổ đơng sở hữu tỷ lệ cổ phần phổ thơng trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng như quy định của Luật hiện hành để đảm bảo việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp các nhà đầu tư đã sở hữu đủ số cổ phần theo điều kiện nhưng chưa đáp ứng được quy định về thời gian sở hữu ít nhất 06 tháng liên tục, do đó đã khơng thực hiện được quyền và lợi ích chính đáng của mình.

- Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung quyền cho cổ đơng khởi kiện “ Cổ đơng, nhóm cổ đơng theo quy định tại Điều này có quyền xem xét, tra cứu, trích lục thơng tin cần thiết theo quyết định của Tịa án, Trọng tài trước hoặc trong quá trình khởi kiện”. Việc bổ sung điều khoản này đã giúp tăng cường quyền lợi cho cổ đông khởi kiện.

- Theo Khoản 1 Điều 166, cổ đông được quy định tại Điều này có thể “ khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội

đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hồn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho cơng ty hoặc người khác”

Cụm từ “người khác” ở đây được cho là khơng hợp lý. Luật khơng nói rõ “người khác” ở đây là ai và quyền khởi kiện của cổ đơng, nhóm cổ đơng này khác gì với quyền khởi kiện (chẳng hạn như kiện để đòi bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng) của chính những “người khác” đó. Nếu như “người khác” đó bị thiệt hại, tại sao những đối tượng này khơng tự mình, trực tiếp khởi kiện mà lại phải nhờ tới cổ đơng, nhóm cổ đơng đó, lại có thể nhân danh cơng ty để kiện? Thêm nữa, tại sao cổ đơng, nhóm cổ đơng đó khởi kiện vì quyền lợi cho “người khác” chứ không phải của cơng ty mà chi phí khởi kiện lại được tính vào chi phí của cơng ty, hay nói cách khác là sẽ được cơng ty hồn lại (nếu nhân danh cơng ty)? Bên cạnh đó, sẽ có nhiều trường hợp việc khởi kiện sẽ xảy ra xuất phát từ việc thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đang thực hiện vai trị của mình trong cơng ty. Khi đó, hành động hay quyết định của họ sẽ có giá trị ràng buộc cơng ty, nhân danh cơng ty và vì lợi ích của cơng ty. Nếu hành động hay quyết định đó gây thiệt hại cho “người khác”, theo tư duy thơng thường, “người khác” đó phải kiện cơng ty. Nếu cơng ty phải bồi thường thiệt hại cho “người khác”, tới lượt mình, cơng ty có thể kiện Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc để yêu cầu bù đắp cho công ty khoản tiền mà công ty đã phải bồi thường cho “người khác” đó và những thiệt hại khác phát sinh từ vụ kiện của “người khác” đó.

5.9. Hợp đồng giao dịch phải được Đại Hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận (Điều 162 Luật DN 2014 - Điều 167 Luật DN 2020)

Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm về hợp đồng được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận “ Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính

gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đơng đó”

Như vậy, nhằm nâng cao tính minh bạch, cơng bằng trong biểu quyết, các cổ đông nắm giữ từ 51% tổng số cổ phần khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn

Một phần của tài liệu NHỮNG điểm mới của LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 đối với một số QUY ĐỊNH về CÔNG TY cổ PHẦN, DOANH NGHIỆP tư NHÂN và NHÓM CÔNG TY (Trang 61 - 71)