Điểm mới từ điều 141 đến 150 LDN

Một phần của tài liệu NHỮNG điểm mới của LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 đối với một số QUY ĐỊNH về CÔNG TY cổ PHẦN, DOANH NGHIỆP tư NHÂN và NHÓM CÔNG TY (Trang 53 - 61)

4.1. Những điểm mới trong thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (142-146)

Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định trường hợp chưa có chủ tọa cuộc họp thì Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định cụ thể là trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 146 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đơng điều hành để bầu chủ tọa, cịn trong Luật doanh nghiệp năm 2014 thì chỉ quy định là trường hợp khác thì người ký tên triệu tập họp đại hội đồng cổ đông điều khiển để đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp. Như vậy, luật doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rõ trường hợp cụ thể mà người triệu tập đại hội đồng cổ đông điều hành bầu chủ tọa cuộc họp.

Quyền của cá nhân, tổ chức trong cuộc họp thì Luật doanh nghiệp năm 2020 đã quy định quyền của người triệu tập họp hoặc chủ tọa cuộc họp thì có các quyền được quy định tại Khoản 7 Điều 146 Luật doanh nghiệp năm 2020 còn Luật doanh nghiệp năm 2014 thì chỉ quy định người triệu tập họp đại hội đồng cổ đơng mới có các quyền như quy định tại Khoản 7 Điều 146 Luật

doanh nghiệp năm 2020. Như vậy Luật doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung quyền của chủ tọa cuộc họp so với quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014.

4.2. Thay điểm mới ngưỡng biểu quyết và bổ sung một số quy định mới (144- 148)

So sánh Điều 138 LDN 2014 và Điều 142 LDN 2020

Theo khoản 1 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020, cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đơng dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định. Như vậy thay vì con số ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tại Luật Doanh nghiệp 2014, nay cổ đông hoặc nhóm cổ đơng chỉ cần sở hữu tổng số phiếu biểu quyết là trên 50% thì sẽ có quyền triệu tập cuộc họp và thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ (trừ một số trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020).

Luật doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm quy định “Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đơng ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thơng qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản“.

4.3. Những điểm mới về Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (145-149)

Điều 145. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đơng

1. Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của cơng ty;

c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đơng là tổ chức hoặc họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần của từng loại và số phiếu biểu quyết của cổ đông; …

3. Phiếu lấy ý kiến phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

g) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty;

5. Hội đồng quản trị tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến của Ban kiểm sốt hoặc của cổ đơng khơng nắm giữ chức vụ quản lý công ty.

đ) Các vấn đề đã được thông qua;

Điều 149. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đơng

1. Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến cổ đơng bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của cơng ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;

c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đơng là tổ chức hoặc họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với đại diện của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần của từng loại và số phiếu biểu quyết của cổ đông; 3. Phiếu lấy ý kiến phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

g) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị; …

5. Hội đồng quản trị tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến, giám sát của Ban kiểm sốt hoặc của cổ đơng khơng nắm giữ chức vụ quản lý công ty. Biên bản kiểm phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

đ) Vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ biểu quyết thông qua tương ứng;

Luật doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm quy định Nghị quyết cuộc họp ĐHCĐ (cùng với biên bản kiểm phiếu) trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản phải được gửi đến cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu.

4.4. Những điểm mới về biên bản họp Đại hội đồng cổ đông (146-150)

Luật doanh nghiệp 2020 bổ sung quy định “Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp”.

Trước đây, điểm i khoản 1 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu biên bản họp ĐHĐCĐ phải có chữ ký của chủ toạ và thư ký.Tuy nhiên, ngoại lệ có

trường hợp chủ tọa và thư ký từ chối nhưng biên bản họp ĐHĐCĐ vẫn có hiệu lực, nội dung này được quy định rõ tại điểm i khoản 1 Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngồi và có các nội dung chủ yếu sau đây:

...

i) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.

Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bàn họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp”.

Ví dụ: Bản án 05/2018/kdtm-pt ngày 12/03/2018 về tranh chấp giữa thành

viên cơng ty với cơng ty của Tịa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng 1.Nguyên đơn: Công ty cổ phần đầu tư V.

2 Bị đơn: Công ty cổ phần O. NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện, bản tự khai, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn bà Đỗ Thị Hằng Nga trình bày:

Ngày 22/3/2017 Cơng ty cổ phần O (viết tắt là CTCP O) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (viết tắt là ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017. Công ty cổ phần đầu tư V (viết tắt là Công ty V) là cổ đông sở hữu 144.890 cổ phần (tương đương 30,45% vốn Điều lệ) của Công ty cổ phần O, nhận thấy việc tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ có một số sai phạm

Mặc dù được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Cơng ty V vắng mặt tại phiên tịa, đại diện Viện Kiểm sát cấp cao tại Đà Nẵng và đại diện bị đơn Công ty cổ phần O đề nghị xét xử vắng mặt nguyên đơn, căn cứ khoản 3 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vụ án theo quy định của pháp luật.

Xét kháng cáo của Công ty cổ phần O đề nghị xem xét sửa bản án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, với lý do Cơng ty đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông đúng quy định, nên tồn bộ

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đơng thường niên năm 2017 ngày 22-03-2017 của Công ty cổ phần O là hợp pháp cần công nhận, Hội đồng xét xử thấy rằng:

[1] Tại Khoản 1 và khoản 3 Điều 139 Luật doanh nghiệp quy định: “Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đơng trong Danh sách cổ đơng có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.” và “Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây: a) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp; b) Phiếu biểu quyết; c) Mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp.”.

[2] Tại Khoản 1 Điều 24 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần O nhiệm kỳ V (Năm 2016-2020) bổ sung, sửa đổi ngày 02-02-2016 quy định thể thức triệu tập và tiến hành các Đại hội cổ đông như sau: “Thông báo triệu tập đại hội cổ đông phải được gửi bằng thư cho các cổ đơng có cổ phiếu ghi danh trước 10 ngày và thơng báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo triệu tập Đại hội cổ đơng phải kèm theo dự thảo chương trình nghị sự ...”…

[3] Cơng ty cổ phần Đầu tư V là cổ đông sở hữu 144.890 cổ phần (tương đương 30,45% vốn Điều lệ) của Công ty cổ phần O. Khi tiến hành Đại hội đồng cổ đông vào ngày 22-3-2017, Công ty cổ phần O lại gửi thư mời vào ngày 13-3- 2017 và không gửi kèm các tài liệu liên quan đến chương trình Đại hội cổ đơng cho Cơng ty cổ phần Đầu tư V là thực hiện không đúng quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty cổ phần O. Tại Khoản 1 Điều 147 Luật doanh nghiệp quy định cổ đơng có quyền yêu cầu hủy Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đơng khi: “Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định pháp luật của luật này và Điều lệ cơng ty…”, do đó Cơng ty cổ phần Đầu tư V yêu cầu hủy toàn bộ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 ngày 22-03-20017 của Cơng ty cổ phần O là có căn cứ.

Với phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy kháng cáo của Cơng ty cổ phần O là khơng có căn cứ chấp nhận. Công ty cổ phần O phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.

4.5. Những điểm mới về hội đồng quản trị trong Công ty Cổ phần(149-153)

Về yêu cầu đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ Nghị quyết, Quyết định của Hội động Quản trị.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014, trong trường hợp Nghị quyết do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc điều lệ công ty gây thiệt hại cho cơng ty thì cổ đơng sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm có quyền u cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện Nghị quyết nói trên. Theo quy định này thì chỉ có cổ đơng sở hữu cổ phần của cơng ty liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm mới có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện Nghị quyết. Đây là một quy định được đánh giá là chưa phù hợp, hạn chế quyền của cổ

đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ lẻ trong việc kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng như của cơng ty.

Như vậy, khác với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã cho phép bất cứ cổ đơng nào cũng có quyền khởi kiện u cầu tịa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ Nghị quyết, Quyết định của Hội động quản trị nếu Nghị quyết, Quyết định đó trái với quy định pháp luật, trái với Nghị quyết đại hội đồng cổ đông, điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty. Đây là một quy định phù hợp, cần thiết và tiến bộ, bởi điều này giúp bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các cổ đơng, đặc biệt là các cổ đông nhỏ lẻ trước các nguy cơ rủi ro phát sinh từ quyết định của Hội đồng quản trị tại các Công ty Cổ phần.

4.6. Những điểm mới về nhiệm kỳ thành viên độc lập hội đồng quản trị (150- 154)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2014, nhiệm kỳ của thành viên độc lập Hội đồng quản trị khơng q 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Với việc quy định không hạn chế nhiệm kỳ theo như Luật Doanh nghiệp 2014 đã vơ tình làm cho vị thế của thành viên độc lập Hội đồng quản trị khơng cịn bảo đảm tính độc lập, bởi việc kéo dài nhiệm kỳ liên tiếp sẽ dẫn đến tình trạng cùng với thời gian làm việc trong công ty, mối quan hệ giữa thành viên độc lập Hội đồng quản trị và các thành viên quản lý, điều hành khác ngày càng sâu sắc, bản thân các thành viên độc lập Hội đồng quản trị cũng tham gia ngày càng sâu hơn vào các hoạt động của cơng ty.

Do đó, Luật doanh nghiệp 2020 quy định thành viên độc lập Hội đồng quản trị không được tham gia HĐQT q 02 nhiệm kỳ liên tục thay vì khơng hạn chế như trước đây. Đồng thời, Luật doanh nghiệp 2020 bỏ quy định các giấy tờ, giao dịch của công ty phải ghi rõ “thành viên độc lập” trước họ, tên

của thành viên Hội đồng quản trị tương ứng như khoản 4 điều 150 Luật doanh nghiệp 2014.

4.7. Những điểm mới về Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên độc lập HĐQT (151-155)

Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định thành viên Hội đồng quản trị độc lập phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 151. Tuy nhiên, trong Luật Doanh nghiệp 2020 đã có quy định bổ sung thêm về điều kiện đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Theo đó, ngồi những điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2014 thì thành viên độc lập Hội đồng quản trị không được là người đang làm việc cho công ty mẹ hoặc đã làm việc cho công ty mẹ trong ba năm gần nhất. Quy định này là cần thiết bởi nếu để thành viên độc lập Hội đồng quản trị vừa là người đang làm việc cho công ty mẹ hoặc đã làm việc cho cơng ty mẹ trong vịng 03 năm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi sẽ không bảo đảm được sự độc lập trong q trình thực hiện cơng việc do phải chịu sự chi phối hoặc tác động từ công ty mẹ hoặc các mối quan hệ quen biết trước đó, từ đó dẫn đến vai trị và hiệu quả cơng việc của thành viên độc lập Hội đồng quản trị không đạt được yêu cầu như mục tiêu đặt ra.

Một phần của tài liệu NHỮNG điểm mới của LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 đối với một số QUY ĐỊNH về CÔNG TY cổ PHẦN, DOANH NGHIỆP tư NHÂN và NHÓM CÔNG TY (Trang 53 - 61)