Phương pháp nghiên cứu tạo sản phẩm thức ăn cho cá hồi chứa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tối ưu quy trình tạo chế phẩm giàu canthaxanthin từ vi khuẩn ưa mặn paracoccus carotinifaciens VTP20181 và bước đầu ứng dụng trong chăn nuôi cá hồi vân (Trang 53 - 54)

canthaxanthin

2.4.1. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp bổ sung chế phẩm canthaxanthin

Chế phẩm giàu canthaxanthin được tiến hành bổ sung vào thức ăn cho cá hồi bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp phối trộn vào nguyên liệu trước khi ép đùn: Cân một lượng chính xác chế phẩm chứa canthaxanthin được làm giàu từ đề tài bổ sung vào hỗn hợp nguyên liệu trong qúa trình phối trộn các nguyên liệu của nhà máy. Hỗn hợp nguyên liệu chứa chế phẩm canthaxanthin này sẽ trải qua các bước sản suất của nhà máy: Trộn, nghiền, cấp hơi nấu chín, ép đùn, sấy khơ và áo dầu. Nhiệt độ trong buồng trộn: 80950C và trong thời gian 3 phút, tiếp sau đó hỗn hợp nguyên liệu sẽ được di chuyển sang vị trí đầu ép viên với nhiệt độ lên tới 120÷1350C, 2040 bar và trong thời gian 30 giây.

- Phương pháp trộn chế phẩm canthaxanthin vào viên thức ăn (phủ ngoài viên thức ăn): Cân một lượng chính xác chế phẩm canthaxanthin được làm giàu, hòa tan trong dầu ở nhiệt độ 65÷700C. Sử dụng hỗn hợp chất lỏng này phun lên thức ăn (áo dầu thức ăn). Thức ăn sau khi được áo dầu sẽ được làm khơ và đóng bao.

- Phương pháp trộn liposome có chứa canthaxanthin vào thức ăn: trộn thức ăn không chứa cantaxanthin và liposome có chứa các hàm lượng canthaxanthin khác nhau.

Thức ăn thành phẩm của các phương pháp bổ sung sẽ được thu mẫu và phân tích tại phịng thí nghiệm dinh dưỡng thủy sản thuộc trung tâm Công nghệ Sinh học nhằm xác định hàm lượng canthaxanthin chứa trong thức ăn sau q trình gia cơng.

2.4.2. Phương pháp xác định liều lượng bổ sung canthaxanthin vào thức ăn cá hồi

Tiến hành bổ sung chế phẩm canthaxanthin vào thức ăn cho cá Hồi vân với các liều lượng khác nhau và trộn thức ăn với liposome có chứa canthaxanthin với tỷ lệ khác nhau và tiến hành cho cá ăn với cách bố trí thí nghiệm như sau:

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên với 3 công thức

và mỗi công thức được lặp lại 3 lần. 270 con cá hồi có khối lượng trung bình 150g/con được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên vào 9 bể ximăng 4m3 với hệ thống nước chảy tràn liên tục.

hàng ngày vào lúc 6h và 14h. NO2, NH3, H2S và NO2 được test vào lúc 6h hàng ngày. Định kỳ 1 tháng cân mẫu 1 lần để kiểm tra tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống.

Các chỉ tiêu đánh giá: Tỷ lệ sống, khối lượng cá tăng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân ngày, hệ số chuyển đổi thức ăn, màu sắc, hàm lượng canthaxanthin và hàm lượng chất dinh dưỡng trong cơ thịt cá.

Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trưởng của cá nuôi:

Tỷ lệ tăng trưởng tuyệt đối (SGR) (% khối lượng thân/ngày)=[(ln Wf (g) - ln Wi (g))/thời gian ni (ngày)]×100

Hệ số thức ăn (FCR): Tổng lượng thức ăn (kg)/Tổng khối lượng cá tăng thêm (kg)

Tỷ lệ sống (S) (%)=(Tổng số cá thu/Tổng số cá)×100

Phương pháp đánh giá màu sắc cơ thịt và hàm lượng canthaxanthin trong cơ thịt cá:

- Số lượng mẫu thu: 10 mẫu /1 lơ thí nghiệm. Vị trí lấy mẫu so màu: cơ thịt cá vị trí giữa thân. Thời gian thu mẫu định kỳ: 30 ngày/lần.

- Phương pháp so màu: sử dụng thước đo màu SalmoFan Lineal để cho điểm theo thang điểm từ 20 đến 34 và điểm trung bình của 3 người quan sát khác nhau sẽ là điểm sử dụng để đánh giá [103].

Xác định nồng độ canthaxanthin trong cơ thịt: mẫu cơ thịt cá được thu tại cùng

một vị trí trên cơ lưng, 10 mẫu/lơ thí nghiệm sẽ được tách chiết bằng dung môi hữu cơ, làm sạch và phân tích bằng máy sắc khí lỏng cao áp HPLC.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tối ưu quy trình tạo chế phẩm giàu canthaxanthin từ vi khuẩn ưa mặn paracoccus carotinifaciens VTP20181 và bước đầu ứng dụng trong chăn nuôi cá hồi vân (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)