và quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng
Nhiều tác giả trong nước và trên thế giới cũng đã nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước đối với quá trình cung ứng dịch vụ cơng và xã hợi hóa dịch vụ cơng. Cũng có một vài tác giả trong nước nghiên cứu chuyên sâu về vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động công chứng trên nhiều phạm vi khác nhau. Trong phạm vi tổng quan nghiên cứu này, tác giả xin đề cập đến mợt số cơng trình nghiên cứu sau:
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
* Các nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước
Sách Public Administration: An Introduction (tạm dịch: Giới thiệu về
hành chính cơng) của tác giả Marc Holzer và Richard Schwester (Nhà xuất bản Routledge, 2011). Cuốn sách đã có những cách tiếp cận mới mẻ về hành chính cơng và đã phản ánh những thay đổi trong thực tiễn hành chính cơng trên thế giới. Theo đó, cuốn sách đã đề cập đến các nội dung: đổi mới trong chính phủ điện tử; tầm quan trọng của cơng nghệ mới trong hoạt đợng hành chính cơng; những thay đổi trong quan hệ liên chính phủ, đặc biệt là sự nhấn mạnh vào các nguồn lực khu vực công tại địa phương. Cuốn sách đã cho thấy những thay đổi mới trong nền hành chính cơng trên thế giới, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại. Trong bối cảnh dịch vụ công chứng đang được xã hội hóa như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng cũng như trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này cũng là một giải pháp cần ưu tiên thực hiện [83].
Sách Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính cơng trong một thế giới
cạnh tranh tác giả S. Chiavo-Campo và P.S.A Sundaram (Nhà xuất bản Chính
trên thế giới hiện nay. Đồng thời cuốn sách cũng phác họa bức tranh tồn cảnh về nền hành chính cơng trong thế kỷ XXI, gồm: Bợ máy chính quyền các cấp, quản lý nguồn nhân lực của chính quyền, mối quan hệ giữa người dân với chính quyền, tính liêm chính, tinh thần trách nhiệm và chất lượng dịch vụ hành chính ... [84]
* Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với xã hội hóa dịch vụ công và XHHDVCC
Sách Managing Core Public Services (tạm dịch: Quản lý dịch vụ công) của tác giả McKevitt David (Nhà xuất bản Blackwell, 1998). Cuốn sách trình bày các vấn đề cơ bản về quản lý dịch vụ công và thực tiễn thực hiện tại một số nước như: Đức, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Trên cơ sở so sánh thực tiễn giữa các nước, cuốn sách đã nêu bật các vấn đề phổ biến và các yếu tố phổ biến trong quản lý dịch vụ công tại các quốc gia. Từ đó, tác giả đưa ra các quan niệm về dịch vụ cơng; vị thế, vai trị và sự khác biệt giữa nhà cung cấp và khách hàng trong cung cấp dịch vụ; các yêu cầu trong cung cấp dịch vụ công. Đây là cuốn sách được viết dựa trên các cơ sở lý luận và các báo cáo trực tiếp, các kinh nghiệm thực tiễn của các nhà quản lý trên thế giới. Vì vậy, cuốn sách đem đến những đặc điểm cụ thể của thực tiễn quản lý dịch vụ công cộng tại một số nước trên thế giới [82].
Bài viết “Managing markets for public service” (tạm dịch Quản lý thị trường cho dịch vụ công cộng) của tác giả Mildred E. Warner và Amir Hefetz1 trong Tạp chí hành chính cơng của Hiệp hợi hành chính cơng Hoa Kỳ năm 2005. Theo tài liệu, kinh nghiệm xã hội hóa của các đô thị Hoa Kỳ cho thấy cần gia tăng mạnh mẽ hình thức giao hàng công cộng/tư nhân (hợp đồng chung) của các dịch vụ thành phố. Các nhà quản lý thành phố đã nhận ra sự cần thiết phải vượt ra khỏi sự phân đôi đơn giản giữa phân phối thị trường và kế hoạch công cộng để tiếp cận cân bằng mối quan tâm với hiệu quả, quản lý thị trường và sự hài lịng của người dân. Quản lý cơng cợng mới nhấn mạnh tầm quan trọng của cạnh tranh và hiệu quả, kinh tế chi phí giao dịch nhấn mạnh những thách thức của quản lý hợp đồng và dịch vụ công cộng mới
mang lại mối quan tâm hàng đầu cho sự tham gia của công dân; nhưng các nhà quản lý thành phố thấy cần phải cân bằng cả ba. Theo đó, chính quyền địa phương cần phải cấu trúc thị trường cung cấp dịch vụ, đặc biệt là tại các địa phương thiếu nguồn cung cạnh tranh. Chính phủ đang thay thế giao hàng cơng cợng/tư nhân cho các hình thức quản lý thị trường khác, chẳng hạn như đấu thầu cạnh tranh. Sự chú ý ngày càng tăng đối với công dân nhận ra rằng việc giao hàng trên thị trường mợt mình khơng thể đảm bảo sự hài lịng của khách hàng lớn hơn. Những kết quả này cho thấy các nhà quản lý thành phố đã vượt ra khỏi sự phân đôi giữa giao hàng công cộng và tư nhân và thay vào đó thực hành mợt vị trí trung gian tích hợp thị trường và kế hoạch để đảm bảo hiệu quả, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người dân [73].
1.3.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
* Các nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước
Sách Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà nước do tác giả
Nguyễn Hữu Hải chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2015). Cuốn sách tập trung cung cấp những kiến thức cơ bản của khoa học hành chính nói chung và hành chính nhà nước nói riêng, như: các khái niệm cơ bản, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt đợng của hành chính nhà nước; các lý thuyết và mơ hình hành chính nhà nước; các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước; quyết định hành chính; chức năng, hình thức và phương pháp hành chính nhà nước; kiểm sốt bên ngồi và kiểm sốt nợi bợ đối với hành chính nhà nước; giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước [27].
Sách Hành chính nhà nước và cải cách hành chính nhà nước do tác giả Ngô Thành Can chủ biên (Nhà xuất bản Tư pháp năm 2016). Với cách trình bày ngắn gọn, khoa học, cuốn sách chuyên khảo đã đề cập đến những vấn đề chung về hành chính nhà nước; các vấn đề cơ bản về công vụ, công chức; yêu cầu cấp thiết cần cải cách hành chính nhà nước; các giải pháp cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam; một số kinh nghiệm quốc tế về cải cách hành chính nhà nước (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp). Đặc biệt một trong các giải pháp cải cách hành chính nhà nước được cuốn sách đề cập đến
là đẩy mạnh xã hợi hóa dịch vụ cơng. Đây là cơ sở lý luận để lý giải mối liên hệ giữa chủ trương xã hợi hóa dịch vụ cơng với chương trình cải cách hành chính nhà nước đang được thực hiện trên thực tiễn hiện nay [9].
* Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với xã hội hóa dịch vụ cơng và XHHDVCC
Sách “Dịch vụ công – Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện
nay” của tác giả Chu Văn Thành, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2007. Đề
tài đưa ra các nhận thức lý luận về dịch vụ cơng và xã hợi hóa dịch vụ cơng; chỉ ra vai trò của Nhà nước trong quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công qua một số thời kỳ. Đề tài cũng đã đánh giá thực trạng cải cách các loại hình dịch vụ cơng: dịch vụ hành chính cơng, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ cơng ích. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề tài cũng đã đề ra phương hướng, giải pháp để đổi mới quản lý và đẩy mạnh xã hợi hóa dịch vụ cơng. Đề tài đã làm rõ bản chất dịch vụ cơng và xã hợi hóa dịch vụ công, đặc biệt là nhận diện được vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công nhất là tại bối cảnh cải cách hành chính như hiện nay. Với góc độ nghiên cứu về dịch vụ công nói chung, đề tài không đi sâu vào nghiên cứu dịch vụ công chứng hay XHHDVCC [58].
Sách “Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công” của tác giả
Đỗ Thị Hải Hà (Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2007). Tài liệu cung cấp các vấn đề lý luận cơ bản nhất về quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công. Tài liệu làm rõ dịch vụ, dịch vụ cơng là gì, dịch vụ cơng gồm những loại hình gì. Tài liệu tập trung giải quyết các vấn đề về quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công, gồm: khái niệm, nợi dung, mục đích, vai trị, ngun tắc, các cơng cụ và các mơ hình tổ chức quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công. Tài liệu cũng đưa ra kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với cung ứng các dịch vụ công của một số nước trên thế giới (các nước thuộc Khối Liên hiệp Anh, một số nước nam sa mặc Sahara Châu Phi, Mỹ, Canada, Trung Quốc) và rút ra những bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng vào Việt Nam. Tài liệu cũng đã đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước
đối với cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2007. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tài liệu đã chỉ ra những thách thức của Nhà nước Việt Nam trong việc cung ứng dịch vụ công giai đoạn 2007 – 2020 và đề xuất mợt số giải pháp để hồn thiện quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công trong giai đoạn tới. Tài liệu đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ cơng, từ việc phân tích các nợi dung quản lý đến mơ hình thực hiện và các cơng cụ quản lý Nhà nước có thể sử dụng [24].
Đề tài khoa học cấp trường Đại học Luật Hà Nợi “Hồn thiện khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam” do tác giả
Nguyễn Văn Quang làm chủ nhiệm năm 2010. Đề tài đã xác định những nợi dung cơ bản của xã hợi hóa dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay, trong đó nhấn mạnh vai trò chủ đạo của Nhà nước trong việc phát huy các khả năng đầu tư, thu hút nhiều nguồn kinh phí, hồn thiện khung pháp lý để đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô cùng với tăng cường hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm. Theo đó, để phát huy vai trị quản lý của mình, Nhà nước cần hồn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với XHHDVCC. Hệ thống pháp luật này phải bao quát các nội dung cơ bản: xác lập quy định về tổ chức bộ máy quản lý; xác lập các quy định về xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển dịch vụ công; xác lập các quy định về ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về dịch vụ công; xác lập các quy định về quản lý việc thành lập và hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vục công; xác lập các quy định về tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng các cá nhân cung ứng dịch vụ công; xác lập các quy định về công tác thống kê, báo cáo, ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công; xác lập các quy định về hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm trong cung ứng dịch vụ công. Đây là sẽ là cơ sở lý luận quan trọng để xác định những nội dung cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đối với hệ thống pháp luật quy định về một dịch vụ công cụ thể - dịch vụ công chứng [47].
Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ cơng trong
lĩnh vực hành chính” của tác giả Nguyễn Ngọc Bích - Đại học Luật Hà Nợi
năm 2012. Luận án đã tiếp cận dịch vụ cơng trong lĩnh vực hành chính với ý nghĩa là mợt bộ phận trong dịch vụ cơng trên cơ sở phân biệt tính chất và tác dụng của dịch vụ cơng. Theo đó, dịch vụ cơng trong lĩnh vực hành chính gồm bốn nhóm cơ bản là dịch vụ cấp giấy phép; dịch vụ đăng ký và cấp giấy chứng nhận; dịch vụ công chứng, chứng thực và dịch vụ tư vấn, hỗ trợ. Luận án cũng đưa ra khái niệm, đặc điểm, vai trò và đặc biệt là các tiêu chí đánh giá mức đợ hồn thiện của pháp luật về dịch vụ cơng trong lĩnh vực hành chính. Đó là các tiêu chí: tính tồn diện và đồng bợ; tính phù hợp; tính thống nhất; tính cơng khai, minh bạch; tính khả thi và kỹ thuật xây dựng pháp luật. Dựa trên hệ thống tiêu chí này, Luận án đã đánh giá, chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế, bất cập của hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và việc thực hiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Từ đó, Luận án đã đề xuất những kiến nghị, giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Luận án đã luận giải những vấn đề lý luận cơ bản dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, trong đó có dịch vụ cơng chứng. Đồng thời, Luận án cũng đã cung cấp cơ sở lý luận cũng như những đánh giá xác thực cùng những giải pháp phù hợp để hoàn thiện khung pháp lý về dịch vụ cơng trong lĩnh vực hành chính [5].
Luận án Tiến sỹ Quản lý hành chính cơng “Quản lý nhà nước về công
chứng, chứng thực ở Việt Nam” của tác giả Phan Hải Hồ, năm 2013. Đề tài đã
làm rõ cơ sở lý luận về công chứng, chứng thực nhằm so sánh giữa hai hoạt động công chứng và chứng thực, đồng thời làm rõ bản chất hai hoạt động này để làm cơ sở đề xuất các giải pháp hồn thiện luật cơng chứng, xây dựng luật chứng thực và thực hiện XHHDVCC, xã hợi hóa hoạt đợng chứng thực. Đề tài cũng đã nghiên cứu các nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực; đưa ra kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà nước đối với công chứng, chứng thực (như: Pháp, Trung Quốc, Ba Lan, Thái Lan, Australia). Trên cơ sở lý luận, đề tài đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nước
về công chứng, chứng thực và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. Từ kết quả đánh giá thực trạng, đề tài đã đưa ra một số quan điểm định hướng và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực (như: thay đổi nhận thức, tư duy về cơng chứng, chứng thực; hồn thiện hệ thống thể chế; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại; xây dựng bợ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động công chứng, chứng thực; tiến hành “xã hội hóa” hoạt đợng chứng thực; hồn thiện chế đợ tài chính; cung cấp các điều kiện về cơ sở vật chất). Đề tài đã giúp tác giả tiếp cận được các quan niệm về công chứng, chứng thực, đặc biệt là so sánh được hai hoạt động công chứng và chứng thực; tiếp cận được các nội dung quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực [31].
Kỷ yếu Hợi thảo cấp Bợ “Xã hội hóa hoạt động cơng chứng sau gần 5 năm triển khai Luật công chứng” ngày 13 tháng 5 năm 2013. Kỷ yếu bao
gồm các bài viết đánh giá hệ thống pháp luật về xã hợi hóa hoạt đợng công chứng cùng với thực tiễn triển khai các quy định này tại một số địa phương. Theo đó, thực hiện chủ trương xã hợi hóa hoạt đợng cơng chứng, số lượng TCHNCC và các CCV đã có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Hoạt động công chứng từ chỗ là mợt thủ tục hành chính đơn thuần nay được coi là một ngành nghề chuyên sâu, từ chỗ là một nhiệm vụ, quyền hạn “độc tôn” của cơ quan hành chính nhà nước đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu của các TCHNCC, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các yêu cầu công chứng. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng chỉ ra những điểm bất